Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Minh bạch: 90% nấm ở chợ đầu mối nhập từ Trung Quốc nhưng không để nhãn mác

Thứ bảy, 15/10/2022-17:10
Ở góc độ hiệp hội, bà Nguyễn Thị Hồng Minh cho rằng, lỗ hổng lớn nhất thời điểm hiện tại chính là luật pháp chưa bắt buộc những sản phẩm rau củ quả tươi phải có nhãn mác và phải truy xuất nguồn gốc hay sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, thực phẩm hữu cơ và thực phẩm minh bạch, đạt chuẩn an toàn rất ít so với tổng lượng rau củ quả khổng lồ. 

Vấn đề này đã được bà Nguyễn Thị Hồng Minh - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch - AFT, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản - đặt ra tại tọa đàm kiểm soát đầu vào của những đơn vị phân phối thương mại thực phẩm đã diễn ra vào ngày 13/10 vừa qua. 

90% nấm là nhập khẩu từ Trung Quốc, kể cả cải thảo, tỏi

Được biết, tọa đàm này do Hiệp hội Thực phẩm minh bạch - AFT cùng với Câu lạc bộ Phóng viên kinh tế nông nghiệp tại TP.HCM đồng tổ chức. Mục đích của buổi tọa đàm này là để nêu ra vấn đề và kiểm soát nguồn gốc an toàn đối với những thực phẩm đang lưu thông trên thị trường thời điểm hiện tại, đặc biệt là rau quả, thực phẩm trong các siêu thị mà thời gian qua người tiêu dùng luôn cảm thấy tin tưởng hơn so với hàng bán ở chợ. 


Vấn đề này đã được bà Nguyễn Thị Hồng Minh - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch - AFT, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản - đặt ra tại tọa đàm kiểm soát đầu vào của những đơn vị phân phối thương mại thực phẩm đã diễn ra vào ngày 13/10 vừa qua. Ảnh: Tuổi trẻ
Vấn đề này đã được bà Nguyễn Thị Hồng Minh - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch - AFT, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản - đặt ra tại tọa đàm kiểm soát đầu vào của những đơn vị phân phối thương mại thực phẩm đã diễn ra vào ngày 13/10 vừa qua. Ảnh: Tuổi trẻ

Trong tọa đàm, bà Nguyễn Thị Hồng Minh chia sẻ, trong một lần đi khảo sát ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, các thương nhân tại đây đã cho bà biết rằng, có đến 90% nấm ở đây là được nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có cả cải thảo và tỏi. Bà Minh nhận định: “Tôi không nói rau quả của Trung Quốc là xấu, bởi họ cũng kiểm soát rất tốt thế nhưng tại sao những mặt hàng này khi nhập vào đều có bao bì, tem và nhãn mác đầy đủ mà đến khi ra chợ Việt Nam lại không thấy xuất hiện bao bì Trung Quốc, dù là trong siêu thị. Đây là một vấn đề chưa rõ ràng và thiếu minh bạch”. 

Lý giải về vấn đề này, ông Phan Anh Tuấn - Trưởng phòng quản lý an toàn thực phẩm tại chợ Hóc Môn - cho biết, nguồn hàng thực phẩm về chợ vô cùng đa dạng, không chỉ của Việt Nam mà còn từ Mỹ, Canada, Trung Quốc, Thái Lan. Khi vào chợ, các thương nhân đều phải ghi rõ ràng xuất xứ hàng hóa. Đại diện chợ Hóc Môn cũng dẫn chứng, cà rốt vốn có nhiều loại, chẳng hạn như cà rốt Đà Lạt dù rất thơm thế nhưng mỗi ngày chỉ về chợ có vài trăm kg, thế nên chợ sẽ nhập thêm cà rốt của Hải Dương và Trung Quốc. Bên cạnh đó, nấm cũng có nhiều loại, nấm kim châm, nấm đùi gà bên Việt Nam không sản xuất được nên sẽ phải nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc và được ghi rõ ràng là “made in Trung Quốc, Hàn Quốc”. 

Tuy nhiên, những sản phẩm rau củ quả này đến khi về chợ lẻ thì không thể nào biết được bởi chúng chỉ có thể kiểm soát được ở chợ đầu mối. Chính vì thế mới có chuyện nho Mỹ nhưng nguồn gốc thực sự lại là ở Trung Quốc; trong khi nho có mác mẫu đơn Hàn Quốc nhưng xe lôi lại bán đầy rẫy ở ngoài đường, còn nếu là nho thật phải có giá lên đến hàng triệu đồng/kg.  


Trong tọa đàm, bà Nguyễn Thị Hồng Minh chia sẻ, trong một lần đi khảo sát ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, các thương nhân tại đây đã cho bà biết rằng, có đến 90% nấm ở đây là được nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có cả cải thảo và tỏi
Trong tọa đàm, bà Nguyễn Thị Hồng Minh chia sẻ, trong một lần đi khảo sát ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, các thương nhân tại đây đã cho bà biết rằng, có đến 90% nấm ở đây là được nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có cả cải thảo và tỏi

Sản phẩm rau củ quả không để nhãn mác, cả khi vào siêu thị

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Bình Phương - Phó giám đốc bộ phận Kinh doanh tiếp thị thuộc Công ty Cổ phần Quản lý và Kinh doanh Chợ nông sản Thủ Đức, cho biết mỗi ngày bình quân chợ này cung cấp khoảng 2.300 tấn rau củ quả trái cây ra thị trường, trong đó có khoảng 1.300 tấn rau củ tươi. 

Tại Chợ nông sản Thủ Đức cũng có quy trình vô cùng rõ ràng đối với việc đăng ký tên hàng, mã hàng, nơi sản xuất cũng như ô vựa vào, ngoài ra còn phải đăng ký cả số lượng và số điện thoại người cung cấp để có thể truy xuất nguồn gốc một cách dễ dàng nhất. Tuy nhiên, do đặc thù của chợ đầu mối là thời gian luân chuyển hàng hóa vô cùng ngắn ngủi, chủ yếu tập trung vào đêm khuya và sáng sớm nên việc kiểm soát xuất xứ đối với tất cả hàng hóa vào khu vực này không hề đơn giản một chút nào.

Cụ thể, ông Nguyễn Bình Phương cho biết: “Có đến 99% chợ đầu mối Thủ Đức là thương nhân tự mua bán và cũng tự trao đổi, thực tế chợ chỉ là nơi để trung chuyển hàng hóa. Đáng chú ý, rau Lâm Đồng chiếm đến 50% lượng rau nhập ở chợ, cứ khoảng 10 đến 11h đêm sẽ đi ra các vùng tiêu thụ khác. Rau củ ở đây 99% là nông dân tự sản xuất và cũng tự cung cấp cho các thương nhân ở chợ. Chính vì thế, việc kiểm soát theo tôi nghĩ trước hết nằm ở vùng trồng”.

Ông Nguyễn Bình Phương cũng bổ sung, việc quản lý an toàn thực phẩm ở chợ vẫn luôn được Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Ban quản lý chợ lấy mẫu một cách ngẫu nhiên. Thế nhưng, đối với những sản phẩm có nghi ngờ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, có sử dụng hóa chất để ngâm tẩm sẽ được lấy mẫu nhiều hơn.  


Lý giải về vấn đề này, ông Phan Anh Tuấn - Trưởng phòng quản lý an toàn thực phẩm tại chợ Hóc Môn - cho biết, nguồn hàng thực phẩm về chợ vô cùng đa dạng, không chỉ của Việt Nam mà còn từ Mỹ, Canada, Trung Quốc, Thái Lan
Lý giải về vấn đề này, ông Phan Anh Tuấn - Trưởng phòng quản lý an toàn thực phẩm tại chợ Hóc Môn - cho biết, nguồn hàng thực phẩm về chợ vô cùng đa dạng, không chỉ của Việt Nam mà còn từ Mỹ, Canada, Trung Quốc, Thái Lan

“Hiện tại, Ban quản lý an toàn thực phẩm chủ yếu đang dùng test sâu, từ 3 đến 5 ngày mới có kết quả, đến lúc đó thì rau đã đến tay người tiêu dùng mới quay ngược lại để truy vùng nguyên liệu. Do đó, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm ngay tại vùng trồng là quan trọng”, ông Phương nói thêm.

Đồng quan điểm, ông Lý Hoàng Hải - Giám đốc Công ty Eurofins Sắc Ký Hải Đăng, nhận định việc test trong phòng thí nghiệm rất tốn kém thời gian, phải mất từ 3 cho đến 5 ngày. Trong khi đó, test nhanh chỉ có thể phát hiện ra dư lượng với hàm lượng cao, trong khi đó dư lượng thấp thì test nhanh sẽ không thể nào phát hiện ra được. Ông Hải cho rằng, sản phẩm cuối cùng là điều mà chúng ta không thể nào kiểm soát được. Thay vào đó, chúng ta cần phải bắt buộc kiểm soát bằng quá trình sản xuất, tiêu chuẩn cùng với vùng nguyên liệu.  

Ở góc độ hiệp hội, bà Nguyễn Thị Hồng Minh cho rằng, lỗ hổng lớn nhất ở thời điểm hiện tại chính là luật pháp vẫn chưa bắt buộc những sản phẩm rau củ quả tươi phải có nhãn mác và phải truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Hoặc những sản phẩm này phải được yêu cầu sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP mới có thể đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra, thực phẩm hữu cơ cùng với thực phẩm minh bạch, phải đạt chuẩn an toàn lại đang chiếm số lượng rất ít so với tổng lượng rau củ quả khổng lồ được tiêu thụ mỗi ngày. 

Chính vì thế, bà Nguyễn Thị Hồng Minh chia sẻ: “Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ cho những doanh nghiệp thực phẩm minh bạch, an toàn và hữu cơ, để họ có thể liên kết với nhau và có thể tiếp cận được với thị trường. Chỉ khi đó, người tiêu dùng mới có thể mua được thực phẩm sạch và an toàn với giá thành phải chăng”. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

8 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

9 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

10 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

12 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

14 giờ trước