Choáng trước lượng kho báu được chôn dưới Tử Cấm Thành: Mất 180 năm mới xem hết, có thể mua được cả châu Âu

Thứ năm, 14/04/2022-09:04
Hầu hết các hiện vật tại Tử Cấm Thành không được trưng bày công khai mà được lưu giữ trong kho văn vật dưới lòng đất. Các chuyên gia nhận định, nếu tất cả những cổ vật này được công khai, ước tính giá trị của khối kho báu ấy có thể mua được toàn bộ cả châu Âu. 

Nhắc đến Tử Cấm Thành nổi tiếng xứ Trung Hoa chắc chắn không ai không biết. .Tòa cung điện này không chỉ sở hữu lối kiến trúc đỉnh cao mà còn khiến người đời ngỡ ngàng bởi những câu chuyện bí ẩn. Qua hàng trăm năm tồn tại, Tử Cấm Thành vẫn sừng sững, hiên ngang, còn nguyên vẹn y như những ngày đầu. 

Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung được xây dựng năm 1406 với diện tích khủng lên tới gần 789.000m2 với hàng nghìn gian phòng. Tử Cấm Thành tọa lạc tại vị trí đắc địa bậc nhất ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây là cung điện của triều nhà Minh và nhà Thanh của Trung Quốc. Đây là nơi thiết triều của Hoàng đế và bá quan văn võ, đồng thời là nơi ở của Hoàng đế cùng dàn hậu cung, thái giám và cung nữ. 

Nơi đây từng trải qua 24 đời Hoàng đế, đến hiện tại đã đi qua gần 600 năm lịch sử. Với biết bao chuyển biến của thời đại, chiến tranh cũng như thiên tai, Tử Cấm Thành hiện tại vẫn là một trong những công trình kiến trúc bằng gỗ lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là công trình kiến trúc bằng gỗ được bảo tồn tốt nhất.

Cung điện toát lên mùi lộng lẫy, xa hoa khiến Tử Cấm Thành trở thành biểu tượng đỉnh cao trong kiến trúc thế giới nói chung. Đồng thời, đây cũng là công trình tiêu biểu cho nền kiến trúc truyền thống của Trung Quốc nói riêng. Trải qua bao thăng trầm của đất nước, Tử Cấm Thành trở thành kho báu lịch sử và văn hóa Trung Quốc. Bên cạnh đó, Cố Cung cũng được công nhận là một trong 5 cung điện quan trọng nhất trên thế giới. 


Cung điện toát lên mùi lộng lẫy, xa hoa khiến Tử Cấm Thành trở thành biểu tượng đỉnh cao trong kiến trúc thế giới nói chung
Cung điện toát lên mùi lộng lẫy, xa hoa khiến Tử Cấm Thành trở thành biểu tượng đỉnh cao trong kiến trúc thế giới nói chung

Điều đáng nói, Tử Cấm Thành đang lưu giữ hơn 1.680.000 vật báu. Không quá lời khi khẳng định, nhiều người ví von quần thể kiến trúc này là nơi cất giấu lượng kho báu lớn nhất trong lịch sử. Những ai từng ghé thăm Cố Cung đều biết rằng, mấy nghìn văn vật vẫn đang được trưng bày công khai tại Tử Cấm Thành. Tuy nhiên, thực tế số văn vật này chỉ bằng 1% trên tổng số các bảo vật đang được lưu giữ. Vậy gần 99% còn lại của kho báu siêu khủng này đang ở nơi đâu?

Đáp án sẽ khiến nhiều người sững sờ. Đó chính là bên dưới những viên gạch lát của Tử Cấm Thành. Hầu hết những căn hiện vật ở Cố Cung không được trưng bày công khai đều được lưu giữ trong kho văn vật dưới lòng đất. Giới chuyên gia nhận định, nếu công khai tất cả những cổ vật này, ước tính giá trị kho báu của Tử Cấm Thành có thể mua được toàn bộ châu Âu. Vậy kho báu tại đây có những gì mà giá trị lại khủng đến vậy? 

Cốc Vĩnh Cố

Cốc Vĩnh Cố chính là một chiếc cốc rượu bằng vàng được vua Càn Long yêu cầu chế tác vào năm 1793 - phục vụ cho sinh nhật của mình. Chiếc cốc cao 12,5cm, bán kính 8cm và được chạm trổ tinh xảo, gắn thêm ngọc trai và kim cương đắt tiền. 


Cốc Vĩnh Cố được xem như báu vật trấn quốc của triều đại nhà Thanh
Cốc Vĩnh Cố được xem như báu vật trấn quốc của triều đại nhà Thanh

Trên cốc có khắc dòng chữ: “Kim ân vĩnh cố”, đây giống như một lời chúc triều đại nhà Thanh mãi mãi vững mạnh, trường tồn. Chiếc cốc sau này được các Hoàng đế nhà Thanh ngự dùng trong các buổi tổ chức lễ khai bút đầu năm. Đồng thời, cốc Vĩnh Cố được xem như báu vật trấn quốc của triều đại nhà Thanh. 

Dưa hấu phỉ thúy

Dưa hấu phỉ thúy được sinh ra tự nhiên từ núi Côn Luân. Loại “dưa” này ấn tượng ở chỗ, vỏ ngoài có màu xanh ngọc lấp lánh cùng các đường màu xanh đậm nổi bật, có thể nhìn thấy được hạt dưa đen cùng phần ruột đỏ bên trong.  


Loại “dưa” này ấn tượng ở chỗ, vỏ ngoài có màu xanh ngọc lấp lánh cùng các đường màu xanh đậm nổi bật, có thể nhìn thấy được hạt dưa đen cùng phần ruột đỏ bên trong
Loại “dưa” này ấn tượng ở chỗ, vỏ ngoài có màu xanh ngọc lấp lánh cùng các đường màu xanh đậm nổi bật, có thể nhìn thấy được hạt dưa đen cùng phần ruột đỏ bên trong

Dưa hấu phỉ thúy được đặt trong một chiếc giá vững chắc nhất, khóa lại cẩn thận. Nếu muốn mở chiếc khóa này cần phải cắm chìa khóa vào chính giữa, sau đó xoay trái 5 lần. Từ Hi Thái Hậu khi muốn ngắm nhìn bảo vật này sẽ ra lệnh cho thái giám mang tới khoe cho mọi người cùng thưởng thức. Khi Từ Hi Thái Hậu qua đời, dưa hấu phỉ thúy được thái giám Lý Liên Anh sắp xếp an táng trong lăng mộ Lão Phật gia.

Bắp cải phỉ thúy


Thời đó, bắp cải phỉ thúy là báu vật vô giá
Thời đó, bắp cải phỉ thúy là báu vật vô giá

Bên cạnh phỉ thúy dưa hấu, bên trong lăng mộ của Từ Hi Thái Hậu còn có thêm 2 cây bắp cải bằng phỉ thúy vô cùng tinh xảo. Thời đó, bắp cải phỉ thúy là báu vật vô giá. Cuống cải trắng nón, bao quanh là lá cải, phía trên còn có con châu chấu, bên cạnh lá màu xanh còn có 2 con ong vàng, nhìn sống động y như thật.  

Mũ phượng của Thái hậu

Rất nhiều bảo vật quý giá nhất trong kho báu dưới lòng đất của Cố Cung đều từng thuộc quyền sở hữu của Từ Hi Thái Hậu. Điều này khá dễ hiểu bởi lúc sinh thời, Từ Hi Thái Hậu có niềm đam mê đặc biệt với các loại ngọc ngà, châu báu.  

Trong số những bảo vật đó, quý giá bậc nhất chính là mũ phượng của Thái hậu. Chiếc mũ này từng được Từ Hi Thái Hậu sử dụng, được trang trí 9 con phượng hoàng. Trong miệng mỗi con đều ngậm một viên Dạ Minh Châu. Mỗi viên Dạ Minh Châu có kích cỡ to nhỏ khác nhau. Những viên Dạ Minh Châu này có thể phát ra ánh sáng trắng trong bóng tối. Nhưng khi đặt ra ngoài nơi có ánh sáng, Dạ Minh Châu lại khôi phục nguyên dạng. 


Chiếc mũ này từng được Từ Hi Thái Hậu sử dụng, được trang trí 9 con phượng hoàng
Chiếc mũ này từng được Từ Hi Thái Hậu sử dụng, được trang trí 9 con phượng hoàng

Chiếc mũ này là trân bảo độc nhất vô nhị trên thế giới. Chỉ một viên trân châu to ngang ngửa quả trứng gà trên chiếc mũ cũng có giá trị lên tới cả 10 triệu lượng bạc. Trước khi Từ Hi Thái Hậu nhập quan, trong quan tài của bà phải trải sẵn ba lớp gấm quý đan tơ vàng được đính một lớp trân châu dày cả thước. Trong đó, tính sơ sơ cũng phải đến 85 viên đá quý, 203 miếng bạch ngọc, cùng hàng ngàn viên trân châu được đính trên y phục hay chăn nệm.

Người xưa còn truyền nhau rằng, khi bỏ đồ bồi táng cho Thái hậu xong, các quan phụng táng phát hiện quan tài vẫn còn chỗ hở nên đã đổ thêm vào 2.200 miếng hồng thạch, lam thạch, lục thạch cùng 4 hộp trân châu. Ước tính, số châu báu này trị giá khoảng 130.000 lượng bạc trắng.

Nhiều văn vật mang tính lịch sử và thời đại

Bên cạnh những cổ vật được tạo tác từ những nguyên liệu quý, Cố Cung vẫn còn lưu giữ hơn 156.000 văn vật giấy. Trong đó, có tới 53.000 tác phẩm hội họa, 75.000 bức thư pháp cùng với 28.000 mẫu chữ khắc.

Bên cạnh đó, không ít các bức bích họa cùng thư pháp vô cùng nổi tiếng. Điển hình như bức họa Thanh minh thượng hà đồ, Thiên lý giang sơn đồ và Bộ Liên đồ. Bức họa Thanh minh thượng hà đồ là bức họa kinh điển của Trung Hoa. Được biết, đây là tác phẩm của Trương Trạch Đoan - họa sĩ nổi tiếng bậc nhất thời nhà Tống. Kiệt tác này dài hơn 5m, bên trong mô tả cuộc sống người dân bên dòng Biện Hà ở lễ tảo mộ. Chỉ một bức tranh nhưng có đến 500 nhân vật với các kiểu trang phục và hoạt động khác nhau.  


Bên cạnh những cổ vật được tạo tác từ những nguyên liệu quý, Cố Cung vẫn còn lưu giữ hơn 156.000 văn vật giấy
Bên cạnh những cổ vật được tạo tác từ những nguyên liệu quý, Cố Cung vẫn còn lưu giữ hơn 156.000 văn vật giấy

Trong ngành lụa, tranh lụa dệt được coi là hình thức hoàn mỹ nhất. Những lợi lụa nhuộm màu đan vào nhau, tạo thành hình như ý. Vì thế, bức tranh Chim ác và hoa mận có chiều dài 104cm và chiều rộng 36cm, được coi là điển hình của tranh lụa dệt thời Nam Tống.

Bên cạnh những bức họa, thư pháp giá trị, bảo tàng dưới lòng đất ở Tử Cấm Thành vẫn còn rất nhiều văn vật quý giá khác. Nhiều nhất chính là đồ gốm sứ với hơn 367.000 cổ vật, đa số đều là gốm Cảnh Đức. Đồng thời, Tử Cấm Thành cũng là viện bảo tàng lưu giữ nhiều cổ vật đồ đồng nhất trên thế giới với 16.000 chiếc. Cố Cung còn bảo quản hơn 19.000 cổ vật sơn mài, 11.000 đồ vàng bạc, 11.000 đồ mỹ nghệ, hơn 6.600 đồ tráng men, 6.200 cổ vật cung đình thời Minh – Thanh…

Nhiều bảo vật khác chưa được công bố


Mỗi năm, trong Tử Cấm Thành chỉ trưng bày hơn 10.000 loại
Mỗi năm, trong Tử Cấm Thành chỉ trưng bày hơn 10.000 loại

Theo số liệu thống kê được công khai, số cổ vật được trưng bày trong Cố Cung và cất giữ dưới lòng đất có tới hơn 1.800.000 văn vật. Mỗi năm, trong Tử Cấm Thành chỉ trưng bày hơn 10.000 loại. Vì thế, hậu thế phải mất tới 180 năm mới có thể xem hết toàn bộ kho báu của Tử Cấm Thành.  

Theo: thethaovanhoa.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Giới trẻ cần làm gì trước nỗi lo mất việc khi xu hướng công nghệ lên ngôi?

11 phút trước

Nhà máy điện hạt nhân là gì? Ưu, nhược điểm và xu hướng phát triển trong tương lai

23 phút trước

Sự bùng nổ của Fintech và bài toán pháp lý, bảo mật dữ liệu

23 phút trước

Môi giới cần “nâng cấp” mình trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản

2 giờ trước

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

2 giờ trước