“Chẳng ngại” chiết khấu cao, liệu Nga có chuyển hướng dầu thô từ EU sang Trung Quốc

Thứ sáu, 21/05/2022-08:05
Trong bối cảnh phương Tây quay lưng với dầu thô của Nga và áp đặt các lệnh trừng phạt sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra, các nhà máy lọc dầu tư nhân của Trung Quốc đã mua dầu Nga với mức chiết khấu cao một cách kín đáo. Thế nhưng, liệu những giao dịch đó có dễ dàng?

Theo Nhịp sống kinh tế, một quan chức tại nhà máy lọc dầu tư nhân có trụ sở tại Sơn Đông cho biết họ đã không thông báo công khai những giao dịch này với nhà cung cấp dầu từ Nga nhằm né giám sát hoặc ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt. 

Quan chức này cũng cho biết thêm rằng nhà máy lọc dầu cũng đã tiếp nhận một số hạn ngạch mua dầu thô Nga từ các doanh nghiệp hàng hóa quốc doanh, là đại diện cho Bắc Kinh và đa số đã không chấp thuận việc ký hợp đồng cung cấp mới.


 
 

Nhiều doanh nghiệp phương Tây đang đứng lên đấu tranh nhằm đảm bảo về điều khoản như vận chuyển, bảo hiểm, hoặc tài chính cần thiết nhằm mua hàng hóa xuất khẩu của Nga. Điều này làm tăng lên sự kỳ vọng của Trung Quốc rằng nguồn cung thiếu và sẽ tham gia đấu giá mua dầu chưa được bán từ Nga.

Cách mà một số nhà nhập khẩu đang bỏ qua các con đường truyền thống và tiếp cận dầu giá rẻ của Nga cũng được tiết lộ từ các giao dịch mua của nhà máy tư nhân ở Trung. Điều này giúp Bắc Kinh duy trì vị thế thấp khi phương Tây trừng phạt Moscow.

Mỹ và Anh đã cấm vận dầu của Nga, trong khi EU đang thảo luận về lệnh này và đưa ra các biện pháp hạn chế. Từ ngày 15/5, các giao dịch hàng hóa với các công ty có trụ sở tại EU và Thụy Sĩ sẽ không thể bán dầu Nga cho dù ở nơi nào trên thế giới.

Trở ngại khiến các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc không mua được dầu Nga là thách thức về hậu cần, tài chính do các lệnh trừng phạt đối với Nga và những lệnh phong tỏa tại Trung Quốc do Covid-19. Từ hoạt động vận chuyển, có thể thấy lượng mua của Trung khá khiêm tốn. So với dầu thô Brent, việc chiết khấu 35 USD mỗi thùng đang tạo động lực cho các nhà máy lọc dầu Trung Quốc để mua.


Trung Quốc nằm trong top 3 thị trường nhập khẩu năng lượng của Nga, nhất là dầu thô
Trung Quốc nằm trong top 3 thị trường nhập khẩu năng lượng của Nga, nhất là dầu thô

Theo các nhà môi giới và điều hành tàu, ít nhất có 6 tàu siêu nổi (mỗi tàu chở được 2 triệu thùng dầu) đã đạt thỏa thuận gom hàng dầu thô Urals của Nga ở Châu Âu để mang tới châu Á, chủ yếu dừng lại ở Ấn Độ và Trung Quốc.
 
Loại dầu thô ESPO của Nga được sản xuất ở phía đông Siberia đều được các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc ưa chuộng. Họ nhập qua đường ống và các tàu chở hàng tại Kozmino gần Vladivostok. Nhà môi giới tàu Gibsons cho biết số lượng tàu cỡ trung Aframax dự kiến ​​sẽ tải dầu từ Kozmino đã tăng từ mức trung bình 6 chiếc mỗi tuần vào năm ngoái lên 7 chiếc kể từ khi căng thẳng dâng cao.

Công ty phân tích dữ liệu hàng hóa Kpler cho biết vào tháng này, lượng mua dầu thô và sản phẩm dầu mỏ của Trung Quốc cao hơn khoảng 86.000 thùng/ngày so với mức trung bình năm ngoái.

Theo các nhà phân tích, dựa theo mức mua vào chỉ tăng nhẹ của Trung Quốc, việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ thay thế các sản phẩm dầu mỏ và dầu thô của Nga có thể gặp nhiều khó khăn hơn Moscow dự đoán.

Nhà phân tích dầu cao cấp của Kpler là Jane Xie cho biết: “Việc Trung Quốc sẽ mua nhiều dầu thô của Nga hơn là một giả định tự nhiên. Tuy nhiên, so với Ấn Độ, Trung Quốc đang bị giám sát chặt chẽ hơn nhiều”.

Theo quan chức tại nhà máy lọc dầu Sơn Đông, họ đang cân nhắc cẩn thận khi mua nguồn cung dầu của Nga vì việc đóng cửa chi nhánh thương mại Singapore có thể xảy ra do Mỹ áp dụng các lệnh trừng phạt đối với các bên thứ 3 trao đổi với Nga.

Theo: Nhịp sống kinh tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Quý I/2024, lãi trước thuế và lãi sau thuế của PGBank đồng loạt giảm 24%

1 giờ trước

Thị trường đất nền từng bước "rã băng"

2 giờ trước

Phân khúc nhà ở xã hội "đuối sức" trong quý I/2024

3 giờ trước

TS. Cấn Văn Lực: Thị trường Fintech cần được thay đổi về cách tiếp cận

3 giờ trước

Nỗ lực đẩy nhanh nâng hạng thị trường chứng khoán

4 giờ trước