Chân dung 2 gương mặt họ Đỗ được bầu vào HĐQT của Ngân hàng SHB

Thứ hai, 25/04/2022-11:04
Mới đây, tại đại hội cổ đông Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) được diễn ra vào ngày 20/4, đại hội đã bầu Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới năm 2022 - 2027.

Ông Đỗ Văn Sinh và Đỗ Quang Vinh được bầu vào Hội đồng quản trị của SHB

Theo Infonet, danh sách nhân sự bầu vào Hội đồng quản trị bao gồm 6 người, cụ thể: ông Đỗ Quang Hiển, ông Võ Đức Tiến, ông Nguyễn Văn Lê, ông Thái Quốc Minh, ông Đỗ Quang Vinh, ông Đỗ Văn Sinh. 

Có thể thấy, nếu so với nhiệm kỳ cũ thì nhiệm kỳ mới có thêm 2 thành viên mới đó là ông Đỗ Quang Vinh và ông Đỗ Văn Sinh. Trong khi đó thì các thành viên nhiệm kỳ trước bao gồm ông Phạm Công Đoàn, ông Trịnh Thanh Hải và bà Nguyễn Thị Hoạt không được đề cử. Hai gương mặt họ Đỗ, ông Đỗ Quang Vinh sinh năm 1989 - là con trai của ông Đỗ Quang Hiển. Hiện, thành viên trẻ tuổi nhất trong Hội đồng quản trị của Ngân hàng SHB đang giữ các chức vụ quản lý cấp cao như Phó tổng giám đốc SHB, Giám đốc Khối ngân hàng số kiêm Phó Giám đốc của Khối ngân hàng bán lẻ SHB, Phó Chủ tịch thường trực HĐTV Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Và việc con trai của Chủ tịch Đỗ Quang Hiển được bầu vào HĐQT SHB có thể được coi là một bước đi quan trọng trong tiến trình tăng dần đến việc chuyển giao quyền lực từ bầu Hiển sang tay cậu cả của gia đình họ Đỗ. Thời điểm trước đó, trong năm 2021 ông Hiển cũng đã thể hiện sự tin tưởng vào người kế vị của mình khi trao quyền Phó Tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực ngân hàng số cho ông Đỗ Quang Vinh. 


Ông Đỗ Quang Vinh - con trai của Chủ tịch Đỗ Quang Hiển 
Ông Đỗ Quang Vinh - con trai của Chủ tịch Đỗ Quang Hiển 

Điều bất ngờ chính là ông Đỗ Văn Sinh được bầu vào hội đồng quản trị của SHB. Ông Sinh vốn là một chính trị gia khi là gương mặt quen thuộc trên diễn đàn Quốc hội. Ông Đỗ Văn Sinh sinh năm 1961 tại xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ông Sinh được biết đến với vai trò là Đại biểu Quốc hội khóa XIV thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị. Không những thế ông còn là Đại biểu Quốc hội chuyên trách, ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XIV. 

Được biết, ông Sinh là Tiến sĩ kinh tế và từng tốt nghiệp chuyên ngành kế toán ngân hàng của Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông từng đảm nhiệm các chức vụ như Trưởng ban Kế hoạch tài chính Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Phó Tổng giám đốc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 


Ông Đỗ Văn Sinh sinh năm 1961 tại xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội và được biết đến với vai trò là Đại biểu Quốc hội khóa XIV thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị
Ông Đỗ Văn Sinh sinh năm 1961 tại xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội và được biết đến với vai trò là Đại biểu Quốc hội khóa XIV thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị

Quý 1/2022, SHB đạt lợi nhuận 3.226 tỷ đồng, hoàn thành khoảng 30% kế hoạch năm

Cũng tại Đại hội cổ đông, Chủ tịch HĐQT SHB ông Hiển cho biết: "Lợi nhuận quý 1/2022 của SHB là 3.226 tỷ đồng, hoàn thành khoảng 30% kế hoạch năm. Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận cả năm 11.686 tỷ đồng, tăng mạnh 87% so với năm 2021. Đồng thời, chất lượng tài sản được kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống dưới 1,3%". Ngân hàng SHB cũng có kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ trong năm nay lên 36.007 tỷ đồng. Nếu như thành công thì vốn điều lệ của SHB cũng sẽ vượt qua nhiều ngân hàng lớn như Techcombank, Agribank và ACB. Cụ thể, trong năm 2022, SHB sẽ tiến hành tăng vốn theo 2 cấu phần. 

Đợt 1 ngân hàng sẽ phát hành hơn 400 triệu cổ phiếu để tiến hành trả cổ tức cho cổ đông tương đương với tỷ lệ 15%, nguồn vốn sẽ từ lợi nhuận năm 2021 và thời gian dự kiến phát hành sẽ trong quý 3/2022. 

Còn đợt 2 thì Ngân hàng SHB sẽ tiến hành chào bán 533,3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền tỷ lệ 20%, giá chào bán chỉ ở mức 12.500 đồng/cổ phiếu và được đánh giá là rẻ hơn rất nhiều so với thị giá hiện nay. Thời gian hoàn thành là quý 3/2022 hoặc cho đến khi ngân hàng hoàn thành được các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật. 


Quý 1/2022, SHB đạt lợi nhuận 3.226 tỷ đồng, hoàn thành khoảng 30% kế hoạch năm
Quý 1/2022, SHB đạt lợi nhuận 3.226 tỷ đồng, hoàn thành khoảng 30% kế hoạch năm

Chủ tịch Đỗ Quang Hiển khẳng định: "SHB đặt mục tiêu TOP 3 về lợi nhuận và hiệu quả chứ không chạy theo quy mô. Trong chiến lược của SHB thì năm 2025 là số 1 về hiệu quả, các chỉ số chính phải đạt được hiệu quả cao. Trong năm 2025, SHB cũng sẽ là ngân hàng số hiện đại được nhiều người yêu thích nhất. Và mục tiêu này cũng thể hiện được sự tham vọng của SHB nâng lên một tầm cao mới. Khi ngân hàng có lợi nhuận thù lợi ích của cổ đông cũng sẽ được gia tăng". 

Cũng trong ngày 20/4, giá cổ phiếu của SHB giảm sàn còn 16.900 đồng/cổ phiếu sau phiên giảm giá liên tiếp. Khi nói về giá cổ phiếu đi xuống, ông Đỗ Quang Hiển cho biết: "Đúng là giá cổ phiếu có xuống thời gian gần đây. Giá trên thị trường sẽ có lên có xuống. Tuy nhiên, cổ đông có thể phân tích sẽ thấy giá trị cao hơn thị giá thời điểm hiện tại. Chúng ta nên có niềm tin và sự phân tích để đầu tư cổ phiếu có giá trị, bền vững”. 

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (viết tắt là SHB) được thành lập theo quyết định số 214/QÐ-NH5 ngày 13/11/1993, Quyết định số 93/QĐ-NHNN ngày 20/1/2006 và Quyết định số 1764/QĐ-NHNN ngày 11/9/2006. Được biết, ngân hàng SHB là một trong những ngân hàng nổi tiếng hiện nay với những dịch vụ được lòng khách hàng. SHB có trụ sở chính đặt tại quận Hoàn Kiếm - Hà Nội cùng với đó là hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng lớn. Không những thế, SHB còn là ngân hàng Thương mại cổ phần có chỗ đứng trên thế giới và minh chứng rõ nét chính là có mặt và vận hành hoạt động tại Lào và Campuchia. 

Sau gần 30 năm hình thành và phát triển, ngân hàng SHB hiện đã có tổng 530 chi nhánh và phòng giao dịch trong cũng như ngoài nước phục vụ 5 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, kết nối 400 ngân hàng đại lý trên cả thế giới. 

Theo: Infonet
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

2 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

3 giờ trước

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

4 giờ trước

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp công nghệ cao 353 ha

4 giờ trước

Hà Nội: Đất đấu giá ven đô “nóng” trở lại, có lô giá khởi điểm 75 triệu đồng/m2

4 giờ trước