Cận Tết Nguyên đán, sốt đất “hạ nhiệt” nhà đầu tư vội vàng thoát hàng

Chủ nhật, 16/01/2022-23:01
Năm 2021, xuất hiện tình trạng sốt đất ở nhiều tỉnh, thành phố, nhiều người “găm đất” chờ bán lại kiếm lời. Tuy nhiên, khi chính quyền các địa phương thực hiện các hành động chấn chỉnh, giá đất bắt đầu giảm. Những người trước khi chuyên gom đất nay lại “mất ăn mất ngủ” tìm cách bán đi nhằm thoát hàng trước Tết Nguyên đán. 

Sốt đất ảo hạ nhiệt mạnh 

Trong cả năm 2021, thị trường bất động sản ghi nhận nhiều đợt “sốt đất”. Đặc biệt theo các chuyên gia bất động sản, sốt đất thường xuất hiện sau các lần bùng phát dịch Covid-19. Vì vậy, sau thời gian giãn cách xã hội do lần bùng phát dịch lần thứ 4, đều thấy sự tăng giá “phi mã” của phân khúc đất nền, nhà liền kề, biệt thự, chung cư,..

Anh Công dự tính sau đợt giãn cách do bùng phát dịch vào đầu năm giá bất động sản sẽ giảm. Khi đó anh dự định sẽ mua đất tại Hà Nội, tuy nhiên điều anh không ngờ nhất là giá lại tăng chóng mặt. Thậm chí nếu không xuống tiền nhanh thì sẽ mất cơ hội mua. 

“Trước giãn cách tôi có tìm hiểu tại một dự án được giới thiệu gần 100 triệu đồng/m2 đến tháng 11 vừa qua hỏi lại thì được báo giá đã tăng lên 140 triệu đồng/m2. Môi giới còn quả quyết rằng nếu tôi không chốt nhanh thì chỉ 1-2 tháng sau sẽ không mua được giá 140 triệu đồng/m2 nữa”, anh Công nói.


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

 Không chỉ anh Công, mà nhiều người dân cũng thấy “choáng váng” với sức tăng giá bất động sản trong năm 2021. Ở các huyện ngoại thành Hà Nội, đặc biệt là các huyện có thông tin sẽ được lên quận, thành phố như Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Ba Vì, Quốc Oai. Thì giá nhà liền kề, biệt thự ở những các dự án đô thị cũng có mức giá chào bán rất cao, thậm chí là ngang với giá bán trong khu vực nội thành. 
 
Trái ngược với những người muốn mua nhưng không thể vì giá quá cao. Thì những người có sẵn trong tay các bất động sản muốn tận dụng “sốt đất” để bán lại kiếm lời, nhưng không tìm thấy người mua. 

Vài năm trước chị Thủy (Hà Nội) có mua một mảnh đất tại Bát Tràng, nằm ngay sát khu đô thị Ecopark. Tuy nhiên chị đã rao bán từ đầu năm mà vẫn không có người hỏi mua dù mảnh đất này được giới môi giới cho biết nằm trong khu vực “sốt đất”. “Ai ai cũng nói đất sốt lắm sốt vừa nhưng tôi rao bán mảnh đất cả năm nay mà ì ạch có ai mua đâu. Giá tôi rao bán còn thấp hơn so với thị trường nhưng không bán được”, chị Thủy nói. 

Giám đốc một công ty bất động sản cho biết, những cơn sốt đất trong năm 2021 qua đều diễn biến trong thời gian từ 2-3 tuần, dài nhất là một tháng. Và nguyên nhân khiến giá đất tăng là do các thông tin dự án quy hoạch, cùng với đó là kế hoạch cầu mua hàng, làm giá chênh của những nhóm cá mập.

Nhà đầu tư thoát hàng trước Tết Nguyên đán

Tại Bắc Giang, nơi “sốt đất” khiến nhiều phiên đấu giá đất diễn ra nhộn nhịp, người từ nhiều địa phương khác đến đây gom đất vào đầu năm 2021. Đến những ngày đầu năm 2022, trước Tết Nguyên đán nhiều nhà đầu tư bắt đầu thoát hàng. Những lô đất đã được gom trước đó nay bán với giá giảm 3 - 4 triệu đồng/m2. Mặc dù giá bán đã giảm, tuy nhiên chỉ có một số giao dịch được diễn ra. 

Tương tự, tại TP. Đông Hà (Quảng Trị) cũng không còn cảnh các nhóm môi giới  tấp nập túm năm tụm bảy cầm bản đồ chỉ trỏ về phía lô đất. Các văn phòng giao dịch bất động sản quanh khu vực này cũng đìu hiu, thưa vắng người hơn so với vài tuần trước.

Một môi giới chia sẻ: “Đất Quảng Trị, nhất là khu có dự án lớn ở TP Đông Hà giờ “lặng” rồi. Thời điểm đất mới “sốt”, nhiều nhà đầu tư từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc vào đây xem đất nhiều lắm, nhưng mà giá cao quá trong khi hạ tầng xung quanh chưa được đầu tư tương xứng, chưa có thông tin về thời gian khởi công dự án nên họ rời đi. Vì thế mà không ít người lỡ “ôm” nhiều “hàng” đang bắt đầu thanh khoản bớt để “cứu cọc”, thu hồi vốn”.


Nhiều nhà đầu tư thoát hàng mong thu lại vốn trước Tết. 
Nhiều nhà đầu tư thoát hàng mong thu lại vốn trước Tết. 

Còn tại Thanh Hóa, có những mảnh đất được bán cắt lỗ lên tới 200 - 300 triệu cũng không có người mua. Theo anh Minh, một nhà đầu tư cho biết, tháng 3/2021, anh xuống tiền mua lại một số nền đất, mỗi nền có giá từ 1 -1,3 tỷ với dự định “lướt sóng”. Bởi đó là thời điểm giá đất tại Thanh Hóa tăng theo từng ngày, thậm chí là từng giờ. Chính người bán cho anh Minh trước đó cũng mua những nền này chỉ khoảng 700 - 900 triệu/nền và sau 1 tháng thì sang tay cho anh với giá lên tới tỷ đồng. 

Tuy nhiên đến tháng 4 khi đất Thanh Hóa hạ nhiệt, lúc này anh Minh rao bán mỗi nền đất chỉ chênh 100 triệu nhưng không ai hỏi mua. “Cứ nghe giá đất tăng, thiên hạ nháo nhác đi mua đất nhưng tôi thấy toàn là thổi giá ảo, đăng bán giá gốc gần năm nay thậm chí cắt lỗ còn chẳng thấy có người mua. Toàn là tin do môi giới với báo cáo đưa ra chứ thực tế nhiều người đang ôm cả đống đất chết dí”, anh Minh cho hay.

Tại Hà Nội, một số nhà đầu tư khu vực Hoài Đức, Đông Anh cũng đang rầm rộ rao bán tháo hàng thay vì tập trung mua gom như trước đây. Nguyên nhân của việc này, nhiều môi giới cho biết theo quy luật của thị trường và bài học từ các đợt “sốt đất” trước. Khi giá đất được đẩy lên quá cao so với giá trị thực tế thì chính quyền sẽ vào cuộc để kiểm soát và giá đất lại “hạ nhiệt”. Do đó, tranh thủ lúc thị trường bất động sản còn “ấm” họ phải thanh khoản bớt để đảm bảo tài sản. Chuẩn bị sẵn một nguồn tiền để ra Tết có vốn đầu tư vào những phân khúc khác.

Có thể thấy tình trạng “sốt đất” trong suốt cả năm 2021 đã có dấu hiệu giảm. Bởi những hành động của Chính phủ và chính quyền các địa phương. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương về kiểm soát nguy cơ xảy ra “bong bóng” bất động sản, đồng thời tăng cường công tác quản lý tình hình thị trường bất động sản. Thứ trưởng đề nghị các địa phương tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra và thanh tra. Có giải pháp nhằm ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu tư bất động sản theo tâm lý đám đông,…gây bất ổn cho thị trường, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội địa phương và đời sống của người dân.

Đối với những nhà đầu tư tìm mua bất động sản TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng trong thời điểm này cần nghiên cứu kỹ thị trường, quy hoạch khu vực định xuống tiền, tránh đổ xô vào những khu vực đã và đang tăng “nóng”. "Vì những nơi ấy giá đất đang ở “đỉnh sóng”, nếu không tìm hiểu kỹ, nhà đầu tư sẽ dễ sập bẫy và mắc cạn. Sóng giá nhà đất như hòn lửa truyền từ tay nhà đầu tư này sang nhà đầu tư khác", ông Đính phân tích.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

6 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

7 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

8 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

10 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

12 giờ trước