Các thái giám thời xưa đa phần "mù chữ", tại sao vẫn cầm đọc thánh chỉ vanh vách như thật?

Thứ ba, 03/05/2022-14:05
Dù được coi là một chức quan trong cung nhưng nếu xét về bản chất, các thái giám thời xưa đa số đều là những người có xuất thân thấp hèn. Vì không có khả năng được học hành đầy đủ nên hầu như họ đều không biết chữ.

Vào thời Trung Hoa cổ đại, có một nghề vô cùng đặc biệt từng tồn tại, đó chính là nghề làm thái giám. Những người đàn ông bước chân vào con đường này sẽ phải trải qua quá trình tịnh thân (thiến) đầy đau đớn và nguy hiểm.

Do đó, con đường của các hoạn quan, thái giám tại Trung Hoa xưa không phải là lối đi được nhiều người lựa chọn, trừ khi họ bị đẩy vào tình cảnh khốn cùng, không còn đường nào để đi. Nhiều người cho rằng, đây là một nghề nghiệp thấp kém thế nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Các thái giám thời xưa sở hữu tiền đồ vô cùng rộng mở, mức lương thưởng “trong mơ” khiến nhiều người phải tròn mắt.

Từ thời nhà Tần cho đến thời nhà Thanh, thái giám trở thành một tầng lớp không thể thiếu trong hoàng cung nói riêng và các vương triều phong kiến Trung Hoa nói chung. Thời điểm đó, các thái giám chính là lực lượng “giúp việc” thân cận nhất của hoàng đế và dàn hậu cung sống ở trong cung. Các thái giám sẽ có trách nhiệm chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cũng như mọi sinh hoạt của những người trong cung.


Từ thời nhà Tần cho đến thời nhà Thanh, thái giám trở thành một tầng lớp không thể thiếu trong hoàng cung nói riêng và các vương triều phong kiến Trung Hoa nói chung. Ảnh: minh họa
Từ thời nhà Tần cho đến thời nhà Thanh, thái giám trở thành một tầng lớp không thể thiếu trong hoàng cung nói riêng và các vương triều phong kiến Trung Hoa nói chung. Ảnh: minh họa

Không những thế, các thái giám còn đảm nhiệm thêm một việc vô cùng đặc biệt đó là giúp hoàng đế “truyền thánh chỉ”. Tuy nhiên, hầu hết các thái giám thời xưa đều không biết chữ, vậy họ đọc thánh chỉ của hoàng đế kiểu gì? 

Hầu hết các thái giám đều không biết chữ

Thời xưa, không phải tất cả những người đàn ông ở trong cung đều được gọi là thái giám. Từ thời nhà Minh mới xuất hiện chức vụ này. Tuy thời đó, chức vụ của thái giám không nhiều nhưng có rất nhiều người thuộc tầng lớp này có quyền lực và ảnh hưởng nhất định đến triều đình. Đáng chú ý, vị trí lớn nhất của thái giám là Chánh Tứ Phẩm. Thái giám cũng không phải là chức quan mà những hoạn quan bình thường có thể làm được. 

Dù được coi là một chức quan trong cung, tuy nhiên xét về bản chất thì các thái giám thời xưa đa phần đều có xuất thân thấp hèn. Do cuộc sống cơ cực, muốn được ăn no mặc ấm hoặc rơi vào bước đường cùng, họ chấp nhận vào cung, bỏ đi một phần cơ thể, tịnh thân làm thái giám.

Đặc biệt ở thời nhà Minh, Chu Nguyên Chương vì lo lắng thái giám sẽ làm lũng loạn triều chính nên đã ra nhiều quy định nghiêm ngặt với các thái giám trong cung. Thái giám không được phép học hành hoặc tham gia vào bất kỳ hoạt động nào khác liên quan đến chính trị. Đây cũng là một trong các lý do chính khiến cho các thái giám thời xưa hầu như không biết chữ. 

Tại sao các thái giám vẫn đọc được thánh chỉ?

Các vị thái giám thân cận phục vụ cho vị hoàng đế đứng đầu một nước, nhận luôn việc giải quyết những công việc quan trọng khi cần thiết. Vì thế, nếu họ không biết chữ thì điều này sẽ vô cùng bất tiện. Trên thực tế, việc đọc thánh chỉ như chúng ta vẫn thường thấy trên các bộ phim cổ trang Trung Quốc chính là các thái giám. Thực chất, các thái giám không biết chữ nhưng vẫn đọc thánh chỉ vanh vách là bởi vì những lý do sau.


Các vị thái giám thân cận phục vụ cho vị hoàng đế đứng đầu một nước, nhận luôn việc giải quyết những công việc quan trọng khi cần thiết. Ảnh: minh họa
Các vị thái giám thân cận phục vụ cho vị hoàng đế đứng đầu một nước, nhận luôn việc giải quyết những công việc quan trọng khi cần thiết. Ảnh: minh họa

Thứ nhất, những thái giám được giao đọc thánh chỉ ít nhiều cũng phải cần biết chữ, nhận biết được các chữ cơ bản. Thời xưa, việc thái giám biết chữ không nhiều. Tuy nhiên, đối với những thánh chỉ quan trọng thì việc phân công đọc thánh chỉ sẽ được giao cho các thái giám “chữ nghĩa trôi chảy”.  

Thứ hai, nếu như là mệnh lệnh hay ý chỉ của hoàng đế để giải quyết những việc cá nhân, hoàng đế sẽ hạ lệnh trực tiếp để những thái giám có thể bảo đảm được thông tin tốt và tránh bị rò rỉ. Những vị thái giám này đều đã hầu hạ hoàng đế một thời gian dài nên thừa hiểu được ý định của hoàng đế. Nhiều khi, những ý chỉ của hoàng đế không cần viết quá nhiều nhưng các thái giám không biết chữ vẫn có thể truyền đạt tốt.

Nguyên nhân thứ ba đó là, với những chiếu chỉ để giải quyết những sự kiện quan trọng của quốc gia sẽ có các quan đại thần trong triều đảm nhận xử lý và truyền đạt. Vì thế, các thái giám sẽ không phải đảm nhận việc đọc những thánh chỉ quá khó hoặc vượt quá khả năng đọc của họ.

Có thể khẳng định rằng, việc đọc thánh chỉ là một trong những việc khó đối với những thái giám thời xưa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, những thái giám chỉ được giao những thánh chỉ đơn giản. Điển hình như việc giải quyết những vấn đề nhỏ trong hoàng tộc và những việc trong hậu cung. 

Một lần đọc thánh chỉ bằng cả năm thu nhập

Thực tế, Đại Thanh trước khi nhập quan vốn không có thái giám. Sau này, nhờ kế thừa kinh nghiệm cai trị của người Hán, triều đại nhà Thanh cũng bắt đầu chiêu mộ tầng lớp này để làm việc trong hoàng cung. 

Tuy nhiên, vết xe đổ của thái giám Ngụy Trung Hiền khuynh đảo nhà Minh vẫn còn đó. Vì thế, hoàng tộc Mãn Thanh luôn ra sức đề phòng tình trạng hoạn quan chuyên quyền, thậm chí hoàng tộc còn tiến hành áp chế nghiêm khắc đối với tầng lớp này. Thời điểm đó, các thái giám trong hoàng cung triều Thanh được chia làm 20 cấp bậc. Dẫu có lên được phẩm cấp cao nhất, quyền lợi của những thái giám này cũng chỉ tương đương với chức quan tứ phẩm thời ấy.

Vì thế, trong suốt chiều dài của lịch sử nhà Thanh, ngoại trừ trường hợp thái giám Lý Viên Anh dưới thời Từ Hi Thái hậu thì không tồn tại một hoạn quan nào có khả năng khuynh đảo triều chính như những vương triều trước đó. Mặc dù có tới 20 cấp bậc khác nhau, tuy nhiên nếu phân chia một cách tổng quát, tầng lớp thái giám Thanh triều chủ yếu gồm 3 loại là thái giám bình thường, thái giám thủ lĩnh và thái giám tổng quản.


Mỗi lần đi truyền thánh chỉ, thái giám tự nhiên sẽ có thêm một nguồn thu nhập vô cùng hậu hĩnh nhưng không hề công khai. Ảnh: minh họa
Mỗi lần đi truyền thánh chỉ, thái giám tự nhiên sẽ có thêm một nguồn thu nhập vô cùng hậu hĩnh nhưng không hề công khai. Ảnh: minh họa

Thông thường, lương thái giám tổng quản hàng tháng là 8 lượng bạc và 8 đấu gạo. Với thái giám thông thường, mức lương bổng hàng tháng sẽ là 2 lượng bạc và 2 đấu gạo. Dưới thời nhà Thanh, một lượng bạc tương đương khoảng 500 nhân dân tệ ngày nay còn mỗi đấu gạo xấp xỉ 15 tệ. 

Nếu quy đổi dựa trên con số này, thu nhập của thái giám tổng quản triều nhà Thanh sẽ tương đương với 4000 NDT (xấp xỉ khoảng 13 triệu 600 ngàn tiền Việt) cho mỗi tháng. Tính tương tự, một thái giám bình thường sẽ có thu nhập khoảng hơn 1000 NDT, tức là xấp xỉ khoảng hơn 3,4 triệu đồng/tháng.

Điều đáng nói, nguồn thu của các thái giám thời xưa không chỉ dừng lại ở mức lương bổng công khai. Họ còn có nhiều cơ hội để có thêm các khoản thu ngoài luồng bởi thái giám là cầu nối giữa các nhân vật trong bộ máy thống trị, có trách nhiệm như một “người đưa tin” từ trong cung ra ngoài.  

Nếu có thể hoàn thành nhiệm vụ và chủ tử giao cho, những thái giám này còn có cơ hội được thưởng thêm tiền bạc hoặc tài vật. Chưa kể, thái giám còn là người truyền tin của hoàng thượng đến với các đại thần. Mỗi lần đi truyền thánh chỉ, thái giám tự nhiên sẽ có thêm một nguồn thu nhập vô cùng hậu hĩnh nhưng không hề được công khai. 

Điển hình như thời nhà Thanh, khi các quan đại thần chẳng may phạm sai lầm, nhà vua sẽ phái thái giám đến thẳng phủ đệ của họ để tuyên đọc thánh chỉ trách phạt. Mỗi lần như thế, các quan viên sẽ không tiếc tiền mà biếu thái giám ít “phí” trà nước để duy trì mối quan hệ, đồng thời dò hỏi thông tin từ bề trên hoặc nhờ họ nói đỡ vài câu trước mặt nhà vua. Nhiều khi, tiền trà nước mà các thái giám nhận được lên tới 400, 500 lượng bạc, hoặc ít thì cũng sương sương khoảng 40, 50 lượng.

Có thể nhận ra rằng, các hoạn quan thời xưa chỉ dựa vào việc đọc thánh chỉ cũng có thể thu về túi của mình 20 vạn nhân dân tệ. Số tiền này vô cùng lớn, nó tương đương với mức thu nhập cả năm của một trí thức bình thường tại Trung Quốc ngày nay.

Theo: suckhoedoisong.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

4 giờ trước

Tuổi Sửu hợp hướng nào? Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

6 giờ trước

Giới trẻ cần làm gì trước nỗi lo mất việc khi xu hướng công nghệ lên ngôi?

6 giờ trước

Nhà máy điện hạt nhân là gì? Ưu, nhược điểm và xu hướng phát triển trong tương lai

6 giờ trước

Sự bùng nổ của Fintech và bài toán pháp lý, bảo mật dữ liệu

6 giờ trước