BIDV chuẩn bị rao bán khoản nợ 120 tỷ đồng của GAC Việt Nam

Thứ ba, 17/05/2022-22:05
Trước đó, BIDV cũng đã tiến hành rao bán khoản nợ của 2 doanh nghiệp khác lên tới gần 253 tỷ đồng bao gồm Công ty TNHH Xây dựng và kinh doanh nhà Bách Giang và Công ty TNHH Xây dựng thương mại Cao Nguyên.

Theo Người Đồng Hành, mới đây BIDV (HoSE: BID) đã thông báo tìm doanh nghiệp để tiến hành đấu giá khoản nợ của công ty TNHH GAC Việt Nam. Toàn bộ dư nợ gốc, lãi và phí tạm tính đến ngày 11/1 lên tới 123 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc là 104 tỷ đồng còn dư nợ lãi là 18,4 tỷ đồng. 

Khoản nợ này có tài sản đảm bảo bao gồm 2 cấu phần, gồm quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu nhà có địa chỉ tại số nhà 8A1, đường 379, khu phố 1, phường Tăng Nhơn Phú, quận 9, TP HCM và số 38, đường Dương Đức Hiền, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP HCM.

Trước đó, vào tháng 6/2020 BIDV cũng từng rao bán khoản nợ này với giá khởi điểm là 112,2 tỷ đồng. Ngân hàng này cũng từng rao bán khoản nợ của 2 doanh nghiệp khác là 253 tỷ đồng, gồm Công ty TNHH Xây dựng và kinh doanh nhà Bách Giang và Công ty TNHH Xây dựng thương mại Cao Nguyên.

BIDV chuẩn bị rao bán khoản nợ 120 tỷ đồng của GAC Việt Nam - ảnh 1

Theo như hai hợp đồng tín dụng trung hạn vào năm 2007 và 2012, dư nợ của công ty Bách Giang có giá trị tạm tính đến ngày 11/3 là 253,2 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc là 97,3 tỷ đồng còn nợ lãi là 155,6 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/9/2021 giá trị dư nợ tạm tính của công ty Cao Nguyên hơn 262 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc là 100,6 tỷ đồng, nợ lãi 161,3 tỷ đồng.

Trước đây, BIDV từng rao bán khoản nợ trên với giá khởi điểm là 252,8 tỷ đồng. Mức giá này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Theo đó, bước giá đấu giá là 100 triệu đồng, tiền đặt trước là 10% giá khởi điểm. Đây là lần thứ 8 khoản nợ này được rao bán. Trong đó, lần gần nhất là vào tháng 11/2021 với giá khởi điểm không đổi.

Báo cáo tài chính cho thấy, trong quý I/2022, cho vay khách hàng của BIDV đạt hơn 1,42 triệu tỷ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, dự phòng rủi ro ở mức 25.051 tỷ đồng, tăng hơn 22%. Đặc biệt, số dư nợ xấu ngân hàng tăng 1,4% với 13.730 tỷ đồng, đồng thời tỷ lệ nợ xấu nhích lên 0,97%. Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm tỷ trọng hơn 63% với hơn 8.683 tỷ đồng.

Cách đây không lâu, Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách Global 2000 năm 2022. Đây là bảng xếp hạng 2.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới theo 4 tiêu chí là doanh thu, lợi nhuận thuần, tổng tài sản và giá trị thị trường. Đáng chú ý, BIDV là 1 trong 5 đại diện của Việt Nam lọt vào danh sách này với xếp hạng 1605. 

GAC Việt Nam được thành lập vào tháng 11/2012 và là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Công ty này có ngành nghề chính là bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) cùng với động vật sống. Công ty có trụ sở đặt tại phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM. Người đại diện theo pháp luật của công ty là bà Trần Thị Ngọc Bích.

Theo: ndh.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật