Bất chấp suy thoái kinh tế và đại dịch ngành dịch vụ ăn uống vẫn bứt tốc mạnh mẽ

Chủ nhật, 29/01/2023-17:01
Trong năm qua suy thoái kinh tế đã diễn ra trên toàn cầu và trở thành một trở ngại lớn với mọi quốc gia. Tuy nhiên, trong khi các ngành đều bị ảnh hưởng thì riêng ngành dịch vụ ăn uống lại có những thành tựu nổi trội.

Tại Việt Nam, các ngành kinh doanh đã chứng kiến một năm gặp nhiều khó khăn, song, ngành dịch vụ ăn uống dường như nằm ngoài vòng quay đó. Nhiều chuyên gia đã đưa ra dự đoán trong năm 2023 doanh thu ngành này tại Việt Nam sẽ đạt hơn 720.000 tỷ đồng bất chấp những dư âm của đại dịch vẫn còn sót lại.

Ông Đỗ Duy Thanh – Giám đốc F&B Director - Horeca Business School đưa ra nhận xét trong Báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2022 của iPOS “Khi kinh tế bất ổn, các nhà đầu tư có xu hướng quay lại những ngành có nhu cầu cao. F&B (kinh doanh ẩm thực) là một trong những ví dụ tiêu biểu, do dịch vụ ẩm thực cơ bản vẫn là ngành có dòng tiền tốt.


Nhiều chuyên gia đã đưa ra dự đoán trong năm 2023 doanh thu ngành F&B tại Việt Nam sẽ đạt hơn 720.000 tỷ đồng
Nhiều chuyên gia đã đưa ra dự đoán trong năm 2023 doanh thu ngành F&B tại Việt Nam sẽ đạt hơn 720.000 tỷ đồng

Trong năm 2021 và 2022 ngành F&B cũng phải hứng chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng vẫn có tốc độ tăng trưởng đều đặn. Theo báo cáo của Euromonitor, trong năm 2006 Việt Nam có 294.204 nhà hàng dịch vụ bán đồ ăn, thức uống và đến năm 2022 con số này đã tăng lên 338.604 nhà hàng. Trong năm 2022, doanh thu của ngành F&B đạt gần 610.000 tỷ (tăng 39% so với năm 2021). Trong năm 2022 ngành này đã lấy lại vị thế và thậm chí còn vượt bậc so với giai đoạn trước khi xảy ra đại dịch do cảnh báo tránh đến nơi đông người. 

Bên cạnh đó, những chính sách mới được Chính phủ đề ra để thích ứng an toàn với tình hình kinh tế xã hội như nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, cho phép mở cửa trở lại hoạt động kinh doanh dịch vụ nhà hàng, ăn uống, du lịch, đã kích thích nhu cầu mua sắm, chi tiêu của người tiêu dùng. Nhờ vậy, doanh số bán hàng của toàn ngành dịch vụ F&B Việt Nam đã được cải thiện và đi theo hướng tăng mạnh. 

Trong quý IV/2022 tỷ lệ tăng trưởng nhà hàng, café mở mới có phần chững lại do tình trạng lạm phát, lãi suất ngân hàng tăng, cắt giảm tín dụng đã khiến cho nhiều nhà đầu tư cần phải suy tính kĩ lưỡng tạm dừng các kế hoạch để chờ thời cơ thích hợp mới bước ra thị trường. Trong giai đoạn bình thường mới đa số doanh nghiệp F&B Việt Nam không gặp vấn đề về vốn kinh doanh.

Sau một cuộc khảo sát với 2.835 đơn vị F&B trên phạm vi cả nước thì 2.456 đơn vị, cơ sở chia sẻ họ không gặp trở ngại gì lớn về vốn, chiếm khoảng 86,6% tổng số lượng đơn vị tham gia cuộc khảo sát. Bên cạnh đó, 489 đơn vị cho biết khó khăn của họ là nằm ở vấn đề vốn khi họ cần phải tìm các để xoay vòng cẩn thận. Chỉ 4,3% các đơn vị chia sẻ họ thiếu vốn sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Thậm chí, 35,8% doanh nghiệp F&B cho biết họ hoàn toàn có thể phát triển và mở rộng kinh doanh với số vốn lớn. 

Có một thực tế là quy mô cửa hàng càng lớn thì chủ doanh nghiệp càng lạc quan về tình hình tài chính khi họ tin rằng số lượng sản phẩm và dịch vụ bán ra càng nhiều. Thậm chí, với các doanh nghiệp lớn thì vốn góp càng cao có nhiều cổ đông cùng tham gia nên rủi ro cũng sẽ giảm đi khá nhiều.

Theo số liệu từ Công ty Cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC) và Euromonitor đã đưa ra dự đoán trong năm 2023 doanh thu ngành F&B tại Việt Nam sẽ đạt 720.300 tỷ đồng giá trị thị trường dự báo đạt gần 1 triệu tỷ đồng vào năm 2026.


Trong quý IV/2022 tỷ lệ tăng trưởng nhà hàng, café mở mới có phần chững lại do tình trạng lạm phát, lãi suất ngân hàng tăng...
Trong quý IV/2022 tỷ lệ tăng trưởng nhà hàng, café mở mới có phần chững lại do tình trạng lạm phát, lãi suất ngân hàng tăng...

Báo cáo của iPOS nhận định: “Mặc dù kinh tế năm 2023 được dự báo có nhiều khó khăn, theo Euromonitor, giá trị thị trường năm 2023 dự kiến tăng 18% so với 2022. Sau khi hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ, ngành F&B sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ ổn định và dự kiến sẽ đạt giá trị 938.305 tỷ đồng vào năm 2026”.

Cũng theo đó ông Đỗ Duy Thanh chia sẻ: “Bên cạnh đó, khi thị trường bất động sản ảm đạm, những nhà đầu tư sở hữu mặt bằng đẹp sẽ phát triển dịch vụ ẩm thực. Họ có niềm tin rằng ngành F&B sẽ thu hút nhiều người đến, từ đó giúp gia tăng giá trị bất động sản của họ”.

Tuy nhiên, ngành F&B vẫn có những trở ngại nhất định trong giai đoạn bình thường mới. Đây là nỗi lo khá phổ biến đối với các doanh nghiệp khi họ sẽ phải tìm được nguồn nhân lực mới, chuyên nghiệp, quen với công việc cũng như phải tính toán chi phí sao cho hợp lý, từ chi phí thuê nhà đến chi phí trả cho nhân viên. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phải tính toán về các khoản chi phí bảo hiểm xã hội, triển khai chính sách đãi ngộ hợp lý, phúc lợi phù hợp. Đây là những điều mà doanh nghiệp ngành F&B chưa có chế độ thật sự tốt nên sức hấp dẫn cũng đã giảm bớt đi trong vài năm trở lại đây. 

Bên cạnh đó một số doanh nghiệp cũng lo lắng khách hàng sẽ thắt chặt chi tiêu hơn trong giai đoạn mới do những dư âm của dịch bệnh còn lại. Đồng thời, các vấn đề như thói quen tiêu dùng, yêu cầu đối với sản phẩm và nhà hàng chất lượng cũng được đặt ra trở thành bài toán khó với các doanh nghiệp. Trong thời kì mới họ sẽ phải làm cách nào để thích nghi được với tình hình nhưng vẫn phải đặt yếu tố khách hàng lên hàng đầu thì mới có thể đảm bảo được các chi phí cũng như giữ chân được khách quen. 

Ông Đỗ Duy Thanh cũng đưa ra nhận xét:Từ năm sau trở đi, xu hướng phát triển quán sẽ được định hình theo những nét cá tính riêng. Khách hàng cũng sẽ kén chọn hơn về lựa chọn hàng quán, để phù hợp với gu”.


Tại Việt Nam ngành F&B vẫn còn rất nhiều không gian để phát triển
Tại Việt Nam ngành F&B vẫn còn rất nhiều không gian để phát triển

Tại Việt Nam ngành F&B vẫn còn rất nhiều không gian để phát triển khi nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng. Tuy nhiên, để tồn tại được trong một thị trường có tính cạnh tranh cao như vậy thì doanh nghiệp cần phải đưa ra các chính sách kinh doanh thật tốt và chú trọng vào khách hàng.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

5 giờ trước

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

5 giờ trước

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

5 giờ trước

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

12 giờ trước

Tuổi Sửu hợp hướng nào? Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

14 giờ trước