Bất chấp mối đe dọa từ Washington, Huawei bất ngờ giành nhiều lợi thế tại Nga

Thứ bảy, 03/04/2022-15:04
Bị phương Tây “xa lánh”, Washington “để mắt”, Tập đoàn công nghệ Trung Quốc vẫn giành được những lợi thế và cơ hội ngàn năm có một tại Nga.

Thời cơ ngàn năm có một

Sau khi Nga bị áp đặt các biện pháp trừng phạt bởi phương Tây do họ sáp nhập Crimea, Tổng thống Putin đã cho xây dựng lại và nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc quốc gia với sự giúp đỡ tư Tập đoàn công nghệ Huawei. Hiện tại, Huawei sẽ hợp tác với Nga trên quy mô lớn hơn, cho dù Washington vẫn liên tiếp đe dọa bằng những lệnh trừng phạt.

Chuyên gia viễn thông Hosuk Lee-Makiyama tại Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế Châu Âu cho hay: “Nga đã dùng Huawei cùng ZTE thay thế cho các thiết bị viễn thông của phương Tây trong lãnh thổ quân sự. Nếu Ericsson và Nokia hoàn toàn quay lưng với Nga, Moscow sẽ cần đến các công ty Trung Quốc, nhất là Huawei”.


 
 

Từ khi căng thẳng Ukraine diễn ra, Huawei đã giành được nhiều lợi thế mặc dù lúc đầu doanh số có vẻ sụt giảm. Các nhà phân tích tại MTS - nhà mạng lớn nhất của Nga cho biết doanh số bán điện thoại của hãng tại Nga đã tăng 300% trong hai tuần đầu tháng 3. Đáng chú ý, doanh số của các thương hiệu khác như Oppo và Vivo của Trung Quốc cũng tăng ba con số.
 
Hiện 4 trung tâm nghiên cứu của Nga đang tuyển dụng các vị trí là kỹ sư bao gồm các nhà nghiên cứu nhận dạng giọng nói từ St Petersburg, các nhà khoa học máy tính từ Novosibirsk và các nhà phân tích dữ liệu lớn ở Nizhny Novgorod. Tại Moscow, Huawei đã mở rộng thêm các cơ sở và phát triển kinh doanh mới kể từ khi xung đột Nga và Ukraine nổ ra.

Mặt khác, các chuyên ra cho rằng Huawei hay đối thủ Xiaomi đều có thể dính vào vi phạm lệnh trừng phạt nếu các thương hiệu này tiếp tục vận chuyển thiết bị viễn thông và điện thoại đến Nga. Các thiết bị điện tử thường chứa chất bán dẫn cao cấp có dùng công nghệ của Mỹ, bởi vậy chúng sẽ cần được chấp thuận từ Washington.

Huawei có thể chịu tác động lớn bởi Washington gia tăng các lệnh trừng phạt. Một trong những ví dụ đáng chú ý nhất là lệnh cấm ZTE tiếp cận bất kỳ công nghệ nào kết nối với Mỹ của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Động thái này giáng thêm một đòn lớn vào hoạt động kinh doanh của công ty Trung Quốc.

Kevin Wolf, cựu quan chức bộ thương mại và chuyên gia về các lệnh trừng phạt cho biết: “Tôi tin rằng Huawei cũng như các thương hiệu sản xuất điện thoại của Trung Quốc khác không thể vận chuyển các sản phẩm sang Nga một cách hợp pháp”. Xét mặt lý thuyết, Huawei có thể không cần công cụ và phần mềm của Mỹ khi tìm ra cách sản xuất điện thoại hoặc trạm viễn thông. Tuy nhiên, việc tìm thấy toàn bộ chất bán dẫn không có liên quan đến công cụ của Mỹ dường như là điều hết sức khó khăn”.


 
 

Kể từ khi Chính quyền Trump áp dụng các lệnh trừng phạt nhằm cắt giảm quyền truy cập vào chip của họ, Huawei đã và đang nỗ lực để thoát khỏi chuỗi cung ứng chất bán dẫn của Mỹ. Lãnh đạo cấp cao của công ty Guo Ping chia sẻ khi trả lời phỏng vấn rằng công ty đang sản xuất dựa trên kho dự trữ chip. “Huawei đang cố gắng tái thiết kế để chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn cung của Mỹ. Công ty thực hiện bằng cách khai thác hiệu suất tương đương từ các chip có phần kém tiến bộ hơn”.

Các lệnh trừng phạt áp dụng với Nga đã gây nên những thiệt hại nặng nề đối với hoạt động kinh doanh smartphone có dùng chip của Huawei. Theo đó, doanh thu tiêu dùng của thương hiệu đã giảm tới 50% vào năm ngoái. Theo thông tin từ công ty, trong năm 2021, tổng doanh thu của họ giảm 29% so với cùng kỳ năm trước, còn 366,8 tỷ Nhân dân tệ (100 tỷ USD).

Gần đây, công chúa Huawei Meng Wanzhou đã trở về quê hương sau gần 3 năm bị giam tại Canada do cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt chống Iran. Theo bà, các công ty của Huawei đã phải đối mặt với những sức ép rất lớn trong những năm qua. Bởi vậy, tinh thần đoàn kết và chiến lược của chúng tôi càng trở nên rõ ràng hơn.

Nga cần đến Huawei

Huawei đứng trước cơ hội lớn để chiếm lấy nửa thị trường smartphone tại Nga sau khi Apple và SamSung lần lướt rút khỏi Nga. Không những thế, một lỗ hổng trong cung cấp thiết bị viễn thông cho cơ sở hạ tầng mạng di động và băng thông rộng cũng xuất hiện khi Nokia và Ericsson ngừng hoạt động tại Nga. Rõ ràng, chúng còn cần được bảo trì và nâng cấp.

Nga là bước đi đột phá đầu tiên của Tập đoàn công nghệ Huawei vào thị trường quốc tế 20 năm qua. Mối quan hệ này càng trở nên sâu sắc hơn khi có các lệnh trừng phạt. Bị phương Tây “xa lánh”, Huawei cần tìm kiếm đội ngũ kỹ sư tài năng và khách hàng tiềm năng. Trong khi đó, Nga lại cần một công ty uy tín để cung cấp phần cứng cho hệ thống thanh toán quốc gia trong bối cảnh các lệnh trừng phạt mới được đưa ra. Và họ chọn Huawei.

Theo các chuyên gia phân tích, Huawei đã giành lợi thế lớn trong các hợp đồng triển khai mạng 4G và 5G ở Nga. Công ty nghiên cứu thị trường Dell’Oro đưa ra thông tin rằng Huawei và ZTE của Trung Quốc điều hành 40-60% thị trường thiết bị mạng không dây tại Nga, và Nokia cùng Ericsson  chiếm thị phần lớn trong số phần trăm còn lại.

Với hệ điều hành Harmony, Huawei đã thể hiện phần nào năng lực của họ trong việc thực hiện dự án chống trừng phạt với Nga sau khi họ không thể truy cập dịch vụ di động của Google. Giám đốc điều hành của công ty sản xuất điện thoại BQ thuộc Nga - Vladimir Puzanov, cho biết công ty đang cân nhắc cài đặt HarmonyOS trên các thiết bị mới. Về phía Huawei, họ hiện vẫn chưa có kế hoạch giới thiệu HarmonyOS bên ngoài thị trường Trung Quốc.


 
 

Hiện Washington đang theo dõi từng nhất của nhất động của Huawei. Một quan chức trong lĩnh vực xuất khẩu tại Bộ Thương mại Mỹ là Matthew Borman đã đe dọa các tập đoàn Trung Quốc khi đang tìm biện pháp để chống lại các lệnh trừng phạt với Nga. Theo ông, Mỹ sẽ cấm hoàn toàn cả thương mại và bất kỳ giao dịch nào. Thậm chí, có thể đưa ra lệnh cấm bán như cái cách mà họ đã làm với ZTE.

Theo ông Borman, Washington đã cung cấp một lượng giấy phép xuất khẩu cho các nhà bán nước ngoài để tiếp tục bán cho Huawei song vẫn có thể thu hồi những giấy phép này. Ông Guo của Huawei cho biết đối với các lệnh trừng phạt mới, công ty đang dành thời gian “đánh giá một cách thận trọng”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Bí quyết kê giường ngủ đúng hướng tài lộc, tốt cho sức khỏe

1 giờ trước

Cách các ngân hàng số thu hút khách hàng mà không cần mở chi nhánh

1 giờ trước

Nâng hạng thị trường chứng khoán, hàng chục tỷ USD sẽ chảy vào Việt Nam

1 giờ trước

70% nhà đầu tư sẵn sàng xuống tiền mua bất động sản trong năm 2024

1 giờ trước

“Mở kho” đấu thầu vàng để giữ vững kho ngoại tệ

15 giờ trước