Apple tăng cường tiếp xúc với Việt Nam nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng

Thứ sáu, 02/12/2022-09:12
Theo như dữ liệu được tổng hợp bởi Reuters cho thấy, mức độ tiếp xúc của Apple với Trung Quốc đang giảm dần nhưng với Việt Nam lại ngày càng tăng lên trong những năm gần đây.

Cụ thể, theo như dữ liệu mới nhất được tổng hợp bởi Reuters, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và hoành hành tại Trung Quốc, gã khổng lồ công nghệ Mỹ - Apple đã dần giảm bớt sự phụ thuộc vào quốc gia này. Do ảnh hưởng mà đại dịch Covid-19 gây ra, nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới tại miền trung Trung Quốc do Foxconn vận hành đang phải đối mặt với tình trạng vô cùng bất ổn. Theo các nhà phân tích, những rủi ro liên quan đến việc Táo Khuyết cố gắng rút lui khỏi Trung Quốc sẽ ngày càng tăng lên.

Bên cạnh đó, một phân tích của Reuters về dữ liệu chuỗi cung ứng của Apple cũng cho thấy, sự nổi bật của thị trường Trung Quốc đối với hoạt động sản xuất của công ty này đang ngày càng giảm. Trong khoảng thời gian 5 năm tính từ năm 2019 đổ lại, Trung Quốc là địa điểm “nòng cốt” chiếm 44% cho đến 47% tổng số nhà máy của Apple trên toàn thế giới. Đến năm 2020, con số này đã giảm xuống chỉ còn 41% và năm 2021 là 36%.


Một phân tích của Reuters về dữ liệu chuỗi cung ứng của Apple cũng cho thấy, sự nổi bật của thị trường Trung Quốc đối với hoạt động sản xuất của công ty này đang ngày càng giảm
Một phân tích của Reuters về dữ liệu chuỗi cung ứng của Apple cũng cho thấy, sự nổi bật của thị trường Trung Quốc đối với hoạt động sản xuất của công ty này đang ngày càng giảm

Đồng thời, dữ liệu còn cho thấy những nỗ lực đa dạng hóa của Apple cùng với các nhà cung cấp trong các khoản đầu tư vào Ấn Độ và Việt Nam cũng như tăng cường mua sắm tài Đài Loan, Mỹ và nhiều nơi khác. Nhờ đó, cấu trúc nguồn cung toàn cầu cũng đang dần được định hình trở lại bất chấp nhiều nhà phân tích nhấn mạnh, Apple vẫn sẽ tiếp xúc nhiều với Trung Quốc trong những năm sắp tới.

Liên quan đến vấn đề này, Eli Friedman - phó giáo sư tại Đại học Cornell, người đang tiến hành nghiên cứu về lao động ở Trung Quốc, cho biết: “Chuỗi cung ứng của Apple tại Trung Quốc sẽ không thể biến mất chỉ sau một đêm. Vào thời điểm hiện tại, việc tách rời đối với những công ty như Apple là không thực tế một chút nào, dù quá trình đa dạng hóa sẽ được tăng tốc”. 

Tờ Reuters cũng cho hay, từ trước đến nay, Táo Khuyết đều có sự phụ thuộc đáng kể vào Trung Quốc khi đến 70% lượng iPhone của công ty đều được sản xuất tại đây. Theo thời gian, chiến lược của Apple đã dần thay đổi do chịu áp lực từ các lệnh phong tỏa, chống dịch Covid-19 cùng với tình hình mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng. 

Thời gian gần đây, Foxconn đang đẩy mạnh việc mở rộng phạm vi hoạt động tại Ấn Độ, kế hoạch sẽ tăng lực lượng lao động tại nhà máy lên gấp 4 lần chỉ trong vòng 2 năm, các nguồn tin thân cận với Foxconn cho biết. Theo như dự kiến, ngân hàng đầu tư J.P.Morgan sẽ chuyển khoảng 5% sản lượng sản xuất iPhone 14 sang Ấn Độ kể từ cuối năm nay; đến năm 2025 sẽ sản xuất ¼ số lượng iPhone tại quốc gia này cùng với khoảng 25% tổng sản phẩm của Apple (gồm có Mac PC, iPad, Apple Watch và AirPods) sẽ được sản xuất bên ngoài Trung Quốc vào năm 2025 (hiện tại là 5%).

Tuy nhiên, theo dữ liệu từ nhà cung cấp của Apple đến năm 2021 cho thấy, không có địa điểm nào thực sự nổi bật để Apple có thể tách mình khỏi Trung Quốc. Năm 2021, Mỹ đã tăng mạnh nhất lên 10,7% từ mức 7,2% vào năm 2019, tiếp theo là Đài Loan với mức tăng từ 6,7% lên con số 9,5%. Ấn Độ cũng tăng lên 1,5% từ mức  dưới 1%, trong khi Việt Nam mở rộng lên 3,7% từ mức 2,2%. Liên quan đến vấn đề này, giáo sư Friedman khẳng định: “Việt Nam cũng như Ấn Độ không phải là Trung Quốc. Họ không thể nào sản xuất ở quy mô tương tự như Trung Quốc với cùng một chất lượng, thời gian và độ tin cậy của cơ sở hạ tầng giống nhau”.


Theo nhận định của ngân hàng đầu tư nổi tiếng thế giới JP Morgan, Apple dự kiến đến năm 2025 sẽ sản xuất khoảng 65% AirPods, 20% iPad và Apple Watch cùng với 5% MacBook tại Việt Nam
Theo nhận định của ngân hàng đầu tư nổi tiếng thế giới JP Morgan, Apple dự kiến đến năm 2025 sẽ sản xuất khoảng 65% AirPods, 20% iPad và Apple Watch cùng với 5% MacBook tại Việt Nam

Trước đó, chuyên gia Jeff Fieldhack thuộc đơn vị theo dõi thị trường Counterpoint Research cũng tin tưởng rằng, Apple sẽ phải mất nhiều năm để có thể đa dạng hóa khỏi các nhà máy tại Trung Quốc. Vị chuyên gia này cũng giải thích, những chiếc iPhone mới nhất của Apple trong vài năm tới có thể sẽ vẫn được sản xuất tại Trung Quốc.

Apple đang tăng cường tiếp xúc với Việt Nam

Theo như dữ liệu được tổng hợp bởi Reuters cho thấy, mức độ tiếp xúc của Apple với Trung Quốc đang giảm dần nhưng với Việt Nam lại ngày càng tăng lên trong những năm gần đây.

Theo nhận định của ngân hàng đầu tư nổi tiếng thế giới JP Morgan, Apple dự kiến đến năm 2025 sẽ sản xuất khoảng 65% AirPods, 20% iPad và Apple Watch cùng với 5% MacBook tại Việt Nam. Trước đó, thông tin từ tờ New York Times cũng nhận định, Việt Nam chính là một trong những thị trường được hưởng lợi nhiều nhất trong bối cảnh Apple đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Mới đây, Foxconn đã tiến hành ký kết một thỏa thuận trị giá 300 triệu USD về việc  mở rộng quy mô tại Việt Nam thông qua việc xây dựng một nhà máy mới, dự kiến sẽ tạo ra 30.000 việc làm cho người lao động. Vào tháng 8 vừa qua, Tim Cook - CEO Apple cũng nhắc đến Việt Nam như một trong số 4 thị trường ghi nhận doanh thu ở mức hơn 2 con số và đóng góp nhiều vào khoản doanh thu kỷ lục 83 tỷ USD của hãng trong quý 2 năm nay bất chấp thị trường luôn biến động khó khăn.


Tháng 8 vừa qua, Tim Cook - CEO Apple cũng nhắc đến Việt Nam như một trong số 4 thị trường ghi nhận doanh thu ở mức hơn 2 con số và đóng góp nhiều vào khoản doanh thu kỷ lục 83 tỷ USD của hãng trong quý 2/2022
Tháng 8 vừa qua, Tim Cook - CEO Apple cũng nhắc đến Việt Nam như một trong số 4 thị trường ghi nhận doanh thu ở mức hơn 2 con số và đóng góp nhiều vào khoản doanh thu kỷ lục 83 tỷ USD của hãng trong quý 2/2022

Cụ thể, CEO Tim Cook nhấn mạnh: “Chúng tôi đã lập nên một kỷ lục mới trong quý 2 năm nay tại châu Mỹ, châu Âu cùng với phần còn lại của khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đồng thời, Apple còn chứng kiến kỷ lục doanh thu tại những thị trường phát triển và mới nổi ở mức tăng trưởng 2 con con số như  Brazil, Indonesia, Việt Nam và doanh thu tăng gần gấp đôi ở Ấn Độ”. Những thông tin tích cực này phần nào cho thấy, Việt Nam ngày càng có thêm cơ hội “nâng hạng” trong hệ sinh thái của Apple dù trước đó từng bị xếp vào thị trường hạng ba của gã khổng lồ này năm 2019. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

3 giờ trước

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

3 giờ trước

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

3 giờ trước

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

11 giờ trước

Tuổi Sửu hợp hướng nào? Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

13 giờ trước