Áp lực chi phí ngày càng bào mòn lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp ngành xi măng

Thứ bảy, 14/08/2022-23:08
Dù doanh thu ghi nhận tăng nhưng gánh nặng chi phí nguyên liệu đầu vào đã khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng bị giảm lãi. Đặc biệt, giá thành sản xuất tăng mạnh trong khi giá xuất khẩu xi măng vẫn đi ngang càng khiến các doanh nghiệp càng này gặp khó khăn.

Nền kinh tế đang ngày càng phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch cộng thêm lợi thế từ việc Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành địa phương đẩy mạnh việc giải ngân vốn đầu tư công giúp ngành sản xuất xi măng trong nước ngày càng sôi động. Tuy nhiên, chi phí đầu vào tăng mạnh, chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu ngành sản xuất xi măng trong khi giá thành sản phẩm vẫn gần như giữ nguyên khiến lợi nhuận của những doanh nghiệp ngành này sụt giảm đáng kể.

TỔNG HỢP NHÓM XI MĂNG

Áp lực nặng gánh từ chi phí đầu vào

Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco) cho biết, thị trường hàng hóa thế giới kể từ năm 2020 đã hình thành xu hướng tăng mạnh mẽ ngay sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Đây chính là yếu tố tác động lớn nhất đến các ngành kinh doanh, ảnh hưởng đáng kể tới cấu trúc chi phí nguyên liệu đầu vào. Trong nhiều năm gần đây, một số hàng hóa cơ bản như khí đốt, dầu mỏ, than đã đã ghi nhận mức giá tăng liên tiếp và lập đỉnh. Đáng chú ý, than chiếm đến hơn 30% chi phí nguyên vật liệu và hơn 18% chi phí sản xuất xi măng. 


Chi phí đầu vào tăng mạnh, chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu ngành sản xuất xi măng trong khi giá thành sản phẩm vẫn gần như giữ nguyên khiến lợi nhuận của những doanh nghiệp ngành này sụt giảm đáng kể. Ảnh minh họa
Chi phí đầu vào tăng mạnh, chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu ngành sản xuất xi măng trong khi giá thành sản phẩm vẫn gần như giữ nguyên khiến lợi nhuận của những doanh nghiệp ngành này sụt giảm đáng kể. Ảnh minh họa

Việc tăng giá của các nguyên liệu này được cho là đến từ hai yếu tố. Thứ nhất, nhu cầu phục hồi mạnh mẽ sau khi các nền kinh tế đang dần bình thường hóa sau đại dịch. Thứ hai, nguồn cung hàng hóa trên toàn cầu đang bị ảnh hưởng từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch bệnh cùng với căng thẳng địa chính trị toàn cầu. Nguồn than sụt từ các mỏ sụt giảm khiến các nước đều thi nhau để có được nguồn nhập khẩu than tốt nhất đã đẩy giá than lên mức kỷ lục. Tháng 6 năm nay, giá than giao ngay tại cảng Newcastle của Australia lần đầu tiên ghi nhận mức giá 400 USD/tấn. 

Trong 2 năm qua, chỉ số Refinitiv CoreCommodity CRB Index (tổng hợp giá cả của 22 loại hàng hóa chính) đã tăng mạnh. Có thời điểm, chỉ số này đã tăng mạnh nhất lên đến hơn 40% trong năm nay. Số liệu từ Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho thấy, thị trường trong nước ghi nhận mức tiêu thụ xi măng, đặc biệt là xuất khẩu đã giảm mạnh do áp lực cạnh tranh lớn về giá cộng thêm giá nhiên liệu than ngày càng cao.

Ước tính trong tháng 7 năm nay, sản lượng xi măng tiêu thụ chỉ đạt khoảng 5,95 triệu tấn, so với cùng kỳ năm trước đã giảm khoảng 27%. Trong khi đó, tiêu thụ trong nước đạt khoảng 4,85 triệu tấn còn sản lượng xuất khẩu ước đạt 1,1 triệu tấn. Tính chung trong 7 tháng đầu năm nay, sản phẩm xi măng tiêu thụ ước tính đã giảm khoảng 17% so với cùng kỳ năm trước và chỉ đạt khoảng 54,99 triệu tấn. Trong đó, tiêu thụ trong nước 7 tháng đầu năm là khoảng 36,84 triệu tấn, so với cùng kỳ năm 2021 đã giảm khoảng 3%. Xuất khẩu xi măng chỉ ước đạt 18,15 triệu tấn, so với cùng kỳ đã giảm 30%. Theo thông tin từ Vụ Vật liệu Xây dựng, cả nước trong 7 tháng đầu năm đang tồn kho khoảng 5,9 triệu tấn, chủ yếu là clinker, con số này tương đương với 25 đến 30 ngày sản xuất. 


Tính đến cuối tháng 6, giá than tăng cao đã khiến giá bán xi măng trong nước tăng mạnh từ 60.000-80.000 đồng/tấn tùy chủng loại và thương hiệu. Ảnh minh họa
Tính đến cuối tháng 6, giá than tăng cao đã khiến giá bán xi măng trong nước tăng mạnh từ 60.000-80.000 đồng/tấn tùy chủng loại và thương hiệu. Ảnh minh họa

Hai thị trường xuất khẩu xi măng và clinker chính của Việt Nam là Trung Quốc và Philippines. Trong nửa đầu năm nay, cả 2 thị trường này đều đã giảm lượng nhập khẩu sản phẩm từ các nhà cung cấp Việt Nam. Nguyên nhân bởi, Trung Quốc vẫn duy trì chính sách “Zero-COVID,” trong khi thị trường bất động sản đang trong trạng thái suy giảm, khiên sản lượng tiêu thụ xi măng trong thời gian qua suy giảm rõ rệt. Thị trường Philippines thì khác, giá cước cao cùng với vận tải biển khó khăn đã khiến nước này giảm đáng kể lượng tiêu thụ xi măng.

Tính đến cuối tháng 6, giá than tăng cao đã khiến giá bán xi măng trong nước tăng mạnh từ 60.000-80.000 đồng/tấn tùy chủng loại và thương hiệu. Tuy nhiên, Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, dù giá thành sản phẩm tăng mạnh nhưng giá xuất khẩu sản phẩm xi măng lại giữ nguyên, điều này khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả. 

Hàng loạt chi phí bào mòn lợi nhuận

Mới đây, Công ty cổ phần xi măng VICEM Hà Tiên (mã chứng khoán: HT1) đã công bố kết quả kinh doanh của quý 2 năm nay. Theo như báo cáo này, tổng doanh thu của VICEM Hà Tiên là 2.525 tỷ đồng, so với quý đầu năm đã tăng 10%. Trong khi đó, lãi sau thuế là 126 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã giảm 43%. Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của VICEM Hà Tiên là 4.597 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 160,7 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã giảm mạnh 52%. 

Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn (mã chứng khoán: BCC) cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Quý 2 năm nay, lợi nhuận trước thuế của Xi măng Bỉm Sơn đã giảm 38,88% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng gần 48 tỷ đồng. Trước đó, tài liệu Đại hội đồng cổ đông năm 2022 của công ty cũng khẳng định, năm 2022 sẽ tiếp tục là một năm cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp xi măng bởi thị trường đang dư nguồn cung lớn hơn so với cầu. Cụ thể, nguồn cung xi măng đang được duy trì ở mức cao khoảng 107 triệu tấn còn nhu cầu xi măng trong nước chỉ ở mức 64 -65 triệu tấn. 


Hiệp hội xi măng Việt Nam cho biết, áp lực chi phí đầu vào ngày càng tăng cao, ngành xi măng đã phải 3 lần điều chỉnh tăng giá bán kể từ tháng 3 cho đến hết tháng 7 năm nay. Ảnh minh họa
Hiệp hội xi măng Việt Nam cho biết, áp lực chi phí đầu vào ngày càng tăng cao, ngành xi măng đã phải 3 lần điều chỉnh tăng giá bán kể từ tháng 3 cho đến hết tháng 7 năm nay. Ảnh minh họa

Thị trường xuất khẩu dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều nước nhập khẩu xi măng và clinker tiếp tục áp dụng các chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, xây dựng hàng rào kỹ thuật thương mại, đẩy giá cước vận tải tăng cao… Chưa kể, nhu cầu sử dụng xi măng bao đang thấp hơn xi măng rời khiến cho nhiều doanh nghiệp (như VICEM Bỉm Sơn) bị mất đi lợi thế, ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh. 

Hiệp hội xi măng Việt Nam cho biết, áp lực chi phí đầu vào ngày càng tăng cao, ngành xi măng đã phải 3 lần điều chỉnh tăng giá bán kể từ tháng 3 cho đến hết tháng 7 năm nay, biên độ tăng cả 3 lần từ 220.000-270.000 đồng/tấn tùy theo thương hiệu. Thế nhưng, mức tăng này vẫn chưa thể cứu các doanh nghiệp sản xuất xi măng khỏi gánh nặng chí đầu vào. Thậm chí, một vài nhà máy đã phải dừng lò nghiền clinker vì càng sản xuất càng lỗ.

Trên thị trường chứng khoán, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất xi măng không mấy tích cực kèm theo diễn biến đi xuống của thị trường chung đã khiến cho nhiều cổ phiếu của ngành xi măng giảm mạnh. Chốt phiên giao dịch ngày 12/8, cổ phiếu HT1 có giá 16.650 đồng/cp, so với chốt phiên giao dịch ngày đầu năm 4/1 đã giảm gần 30,3%. Ngoài ra, các mã khác như BCC cũng giảm hơn 34,6%, BTS giảm 27,5%% trong khi HOM giảm 20,2%.

Tuy nhiên, ngành sản xuất xi măng trong thời gian tới vẫn được hưởng một vài yếu tố tích cực. Theo nhận định của Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco), việc đẩy mạnh đầu tư công cũng là một trong những động lực giúp những doanh nghiệp xi măng cải thiện kết quả kinh doanh cùng với mức nền thấp trong năm qua.  Tổng cục thống kê ước tính rằng, nếu như đầu tư công tăng thêm 1%, GDP sẽ tăng thêm 0,058%. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

10 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

10 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

10 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

11 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

11 giờ trước