Crypto là gì? Tìm hiểu kiến thức về thị trường Crypto

Thứ tư, 12/05/2022-10:05
Crypto hay còn gọi là tiền điện tử, tiền ảo đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Có kiến thức về Crypto giúp bạn lựa chọn được crypto coin phù hợp với khả năng kinh tế và không bị hoang mang trước các biến động của thị trường. Tham khảo bài viết sau của chúng tôi để biết Crypto là gì.

1. Crypto Là Gì?


Tìm hiểu về thị trường Crypto
Tìm hiểu về thị trường Crypto

Crypto (Crypto Currency) là Tiền Kỹ thuật số, Tiền mã hóa,… là một chuỗi các thuật toán được bảo mật bằng mật mã ngẫu nhiên (Cryptography), khiến cho việc làm giả không thể xảy ra. Cụm từ “crypto” có nguồn gốc từ những kỹ thuật mã hóa được sử dụng để bảo mật an ninh mạng.

Nhiều loại Crypto hiện nay đang sử dụng các mạng phi tập trung dựa trên công nghệ blockchain – được xem như một sổ cái phân tán trên một mạng lưới với nhiều máy tính khác nhau. Đặc điểm nổi bật của tiền kỹ thuật số đó là chúng thường không được cấp bởi bất kỳ cơ quan nhà nước nào, vậy nên về mặt lý thuyết Crypto miễn nhiễm với sự can thiệp hoặc thao túng của chính phủ. Tuy nhiên, nó hoàn toàn có thể bị thao túng bởi các hành vi đầu cơ.

Crypto luôn đối mặt với những lời chỉ trích vì một số lý do như: Việc sử dụng crypto cho các hoạt động bất hợp pháp, biến động tỷ giá hối đoái hay các lỗ hổng của cơ sở hạ tầng bên dưới chúng. Tuy nhiên, tiền kỹ thuật số cũng được ca ngợi vì tính tiện dụng, khả năng phân chia, khả năng chống lạm phát và tính minh bạch.

2. Kiến thức cần biết của thị trường Crypto

2.1. Cơ chế hoạt động của Crypto

Crypto được thiết kế như là một phương tiện trao đổi kỹ thuật số. Cơ chế hoạt động của crypto currency rất khác so với các loại tiền pháp định truyền thống.

a. Xây dựng trên nền tảng cốt lõi của Blockchain

Blockchain hoạt động như một cuốn sổ cái kỹ thuật số phân tán có nhiệm vụ ghi lại toàn bộ các giao dịch. Dữ liệu sẽ lưu lại theo từng khối và cứ khối sau sẽ lại liên kết với khối trước. Từ đó hình thành chuỗi liên kết với dữ liệu khổng lồ. Khi muốn thực hiện thay đổi bất kỳ thông tin nào trên chuỗi khối đòi hỏi cần phải có sự đồng thuận của toàn bộ thành viên trong hệ thống.

Với công nghệ Blockchain, mọi người dùng tiền điện tử đều có bản sao của cuốn sổ cái này để tạo ra bản sao dữ liệu mang tính thống nhất. Phần này sẽ thực hiện chức năng ghi lại các giao dịch mới và tất cả bản sao của chuỗi khối đều được cập nhật đồng thời.

b. Xác thực thông qua cơ chế Proof of Work hoặc Proof of Stake

Proof of Work và Proof of Stake là 2 cơ chế xác thực được ứng dụng nhiều nhất trong các dự án tiền điện tử ngày nay.

  • Proof of Work: Là cơ chế để xác minh giao dịch trên Blockchain. Thuật toán này đưa ra những bài toán để đội ngũ thợ đào cùng cạnh tranh nhau để giải quyết. Hệ thống máy tính nào giải được sớm hơn sẽ nhận thưởng bằng chính loại tiền mã hóa của hệ thống mà họ đã tham gia. Tuy nhiên, chính quá trình cạnh tranh này lại vô tình làm tiêu tốn một lượng lớn năng lượng và tài nguyên máy tính.
  • Proof of Stake: So với Proof of Work, thuật toán Proof of Stake đã khắc phục nhược điểm tiêu tốn năng lượng. Thông qua cơ chế đặt cược, số lượng giao dịch của mỗi bên tham gia xác minh đã bị giới hạn. Cách thức hoạt động của nó gần giống như việc bạn vay thế chấp tại ngân hàng. Mỗi bên có thể tham gia đặt cược tiền điện tử để xác minh giao dịch. Khi đã thu thập đầy đủ cổ phần, nhóm xác thực sẽ được xếp vào nhóm giao dịch mới.

Các dự án tiền điện tử ra đời sau Bitcoin có xu hướng ứng dụng Proof of Work thay vì sử dụng Proof of Stake. Chẳng hạn như Ethereum, ban đầu họ cũng sử dụng cơ chế xác minh PoW nhưng sau đó chuyển sang PoS.

c. Yếu tố đồng thuận trong thế giới tiền điện tử

Cả Proof of Work và Proof of Stake đều được tiến hành xác minh thông qua cơ chế đồng thuận. Có nghĩa mỗi khi có một cá nhân tham gia xác minh giao dịch thì giao dịch đó cần trải qua kiểm tra, xác minh của đa số thành viên cùng tham gia vào mạng lưới.

Ví dụ như: Một hacker không thể tự thay đổi sổ cái Blockchain nếu như không tập hợp ít nhất 51% các thành viên khác trong hệ thống cùng đồng thuận gian lận. Tuy nhiên trong thực tế để có 51% đồng thuận gian lận là gần như không thể.

d. Tính chất đặc trưng của Crypto

Nếu so sánh với tiền pháp định, tiền điện tử sẽ sở hữu các tính chất đặc trưng cơ bản:

  • Tính chất số hóa: Các loại Crypto sẽ chỉ có thể lưu trữ trên thiết bị điện tử và giao dịch trên môi trường internet. Vì thế, người dùng không thể cầm nắm tiền điện tử theo dạng vật lý.
  • Tính phi tập trung: Tiền điện tử không bị quản lý bởi bất kỳ cơ quan hay hệ thống máy tính tập trung nào. Thay vào đó chúng phân bổ trên mạng lưới nhất định đó là hệ thống máy tính ngang hàng. Mạng máy tính này không có máy chủ để điều phối.
  • Tính chất ngang hàng: Giao dịch tiền điện tử không cần thông qua bên trung gian, người mua và người bán tự kết nối trực tiếp với nhau. Nhờ đó tốc độ xử lý giao dịch sẽ nhanh hơn, đồng thời không phát sinh thêm phí.
  • Tính chất ẩn danh: Chủ sở hữu tiền điện tử không phải cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào. Giao dịch Crypto không bị quản lý bởi bên thứ 3 nên khó để xác định danh tính của người mua và người bán.
  • Không cần dựa trên sự tin cậy: Giao dịch tiền điện tử chuyển giao tự động, không cần thông qua bên trung gian. Kể cả người mua và người bán cũng không cần thiết phải tin tưởng nhau.
  • Tính bảo mật cao: Mỗi loại Cryptocurrency khi đã được phân phối đến người dùng đều đã được mã hóa. Nhằm ngăn chặn việc người lạ có thể truy cập.
  • Giao dịch xuyên biên giới: Cho dù đang ở bất kỳ nơi đâu, người dùng đều có thể thực hiện giao dịch với tiền mã hóa. Quá trình này không bị kiểm soát bởi cơ quan ở bất kỳ quốc gia nào.

2.2. Làm thế nào để có thể sở hữu tiền điện tử?


Làm thế nào để có thể sở hữu tiền điện tử?
Làm thế nào để có thể sở hữu tiền điện tử?

Cryptocurrency không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan nào, vậy thì làm thế nào để có thể sở hữu chúng? Sẽ có 2 cách để mọi người sở hữu tiền điện tử, đó là tham gia đào và mua bán trên thị trường tiền điện tử.

a. Tham gia đào coin

Đây là cách cơ bản nhất để bạn sở hữu một loại tiền điện tử nào đó. Tuy nhiên, không phải tất cả các dự án tiền điện tử đều có thể đào như Bitcoin hay Ethereum. Một số dự án sẽ khai thác toàn bộ coin trước, sau đó mới phát hành theo từng giai đoạn cụ thể, số dự án này không nhiều lắm.

Thì tham gia đào coin, bạn cần đầu tư cho dàn máy tính có cấu hình mạnh, hệ thống mạng Internet tốc độ cao và điểm bố trí những thiết bị này. Nói chung, việc đào coin đòi hỏi bạn thực sự am hiểu về kỹ thuật máy tính và mạng lưới tiền điện tử tham gia. Còn nếu như không đủ tiềm lực để theo đuổi hình thức này, bạn chỉ nên mua bán coin trên thị trưởng tiền điện tử mà thôi.

b. Mua bán trên thị trường tiền điện tử

Việc sở hữu tiền mã hóa thông qua mua bán trên thị trường Crypto đơn giản hơn rất nhiều so với việc đào coin. Với một số tiền pháp định vừa đủ, bạn có thể dễ dàng mua bán loại coin cần sử dụng hoặc đầu tư.

c. Mua bán coin trên một số sàn giao dịch

Đầu tiên bạn cần phải sàng lọc và lựa chọn một vài sàn giao dịch uy tín. Đó đều là những sàn sở hữu khối lượng mua bán lớn, với tính thanh khoản cao, cung cấp các loại tiền điện tử đa dạng và hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán.

Khi đã chọn được một sàn giao dịch phù hợp, bạn cần lập tài khoản trên chính sàn đó. Sau đó, chuyển tiền vào ví sàn, số tiền này sẽ được để mua một số loại coin chủ chốt trên thị trường. Ví dụ như đồng Bitcoin, đồng Ethereum... Đồng tiền này sau đó sẽ tiếp tục được sử dụng để giao dịch với những loại tiền điện tử khác, ít phổ thông hơn.

Khi đã mua được loại Cryptocurrency mình cần, bạn nên chuyển chúng một ứng dụng độc lập, lưu giữ vào ví cứng hoặc để ngay trên ví sàn nếu phải sử dụng thường xuyên.

Lời kết

Nhờ vào những tính chất nổi bật mà crypto đang ngày càng thu hút người dùng và người tham gia đầu tư. Tuy nhiên cũng chính bởi sự khó kiểm soát nên chúng vẫn chưa được hợp pháp hóa tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Việc mất 10 tiếng để làm được AI hoàn thành trong 10 giây: Các sinh viên tài chính ngân hàng chuẩn bị mất việc?

Thách thức và xu hướng của ngành Fintech tại Đông Nam Á trong năm 2024

Đẩy mạnh vốn FDI vào lĩnh vực Fintech, công nghệ cao

AI có thể là một mối nguy đối với nhân loại?

Bitcoin trở thành tài sản có giá trị lớn thứ 8 toàn cầu

Mặt trái của AI: Tiêu thụ điện năng ở mức khổng lồ

Kỷ nguyên công nghệ gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bất động sản

Hé lộ 3 kênh podcast ‘giải ngố đầu tư’ dành cho người mới bắt đầu

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

7 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

7 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

7 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

8 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

8 giờ trước