Low Code là gì? Bạn có thể xây dựng gì với Low Code?

Thứ tư, 02/02/2023-11:02
Sự bùng nổ của các công cụ Low Code thời gian qua trong ngành phát triển phần mềm xuất phát từ lý do vô cùng chính đáng. Còn gì tốt hơn khi những người kinh doanh và những startup có thể xây dựng ứng dụng nhanh chóng mà không phải thuê lập trình viên chuyên nghiệp đắt đỏ? Cùng tìm hiểu về Low Code là gì và những lợi ích tuyệt vời nó mang lại.

Low Code là gì?

Low code là một phương pháp phát triển phần mềm yêu cầu ít hoặc không yêu cầu viết code. Thay vì viết hàng nghìn dòng code và cú pháp phức tạp, các lập trình viên low code kéo và thả các mô hình trực quan để tạo các ứng dụng hoàn chỉnh với giao diện người dùng, tích hợp, dữ liệu và logic hiện đại. Kết quả là các tổ chức có thể đưa phát triển ứng dụng nhanh hơn.

Nền tảng Low Code là gì?

Nền tảng low code loại bỏ các nhiệm vụ lặp đi lặp lại như quản lý phụ thuộc (dependency management), xác thực code và các bản dựng phức tạp bằng cách tự động hóa chúng và các khía cạnh phát triển thông thường khác.

Hiện nay, có rất nhiều nền tảng low code dễ sử dụng đã xuất hiện trên thị trường, hỗ trợ thuận lợi cho quá trình phát triển phần mềm như webflow.com, airtable.com, zapier.com, bubble.io, airdev.co… Excel và PowerPoint cũng là hai nền tảng low-code thân thuộc, tuy nhiên chúng giới hạn người dùng trong công cụ và không thể giúp họ phát triển bên ngoài nền tảng.

Một nền tảng low code điển hình bao gồm:

  • Một IDE trực quan: Kéo và thả giao diện người dùng, quy trình công việc và mô hình dữ liệu cho một ứng dụng vào canvas đồ họa và thêm code viết tay nếu cần.
  • Trình kết nối với các back-end hoặc dịch vụ khác nhau: Dễ dàng thêm kết nối vào cấu trúc dữ liệu, lưu trữ và truy xuất.
  • Trình quản lý vòng đời ứng dụng: Việc xây dựng, gỡ lỗi, triển khai và bảo trì ứng dụng trong quá trình thử nghiệm, dàn dựng và sản xuất đều được tự động hóa.

Tại sao Low Code lại quan trọng?

Bất kỳ công ty nào cũng muốn trở nên đáng tin cậy và để có thể đạt được điều đó, họ cần có ứng dụng hoặc website chuyên nghiệp hoặc cả hai.

Vì ngày càng nhiều thương hiệu hiện diện cùng với nhu cầu kỹ thuật số tăng cao, nên trọng trách xây dựng ứng dụng và website của bộ phận CNTT càng trở nên nặng nề. Trong bối cảnh này, việc hoàn toàn dựa vào các tệp lệnh tùy chỉnh có thể gây khó khăn và tốn nhiều thời gian của cả nhân viên IT lẫn các công ty, khiến tiến độ dự án kéo dài. Đó là lý do nhiều công ty và cá nhân đã sử dụng các nền tảng low code.

Nền tảng low code cung cấp trình chỉnh sửa trực quan và trong đó, người dùng có thể kéo và thả các thành phần tái sử dụng vào để phát triển phần mềm một các nhanh chóng.

Phát triển low code cho phép bộ phận CNTT nhanh chóng xây dựng ứng dụng mà không tốn quá nhiều thời gian cho giai đoạn viết và thử nghiệm các tập lệnh mới. Đồng thời giúp những người không chuyên về code hay công cụ, công nghệ liên quan vẫn có thể phát triển sản phẩm.

Nếu là một startup đang tìm cách phát triển phần mềm doanh nghiệp thì low code sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

Lập trình viên Low Code là ai?

Không phải tất cả các nền tảng low code đều như nhau. Sự khác biệt quan trọng giữa các nhà cung cấp low code là khách hàng mục tiêu của chúng.

Low code dành cho lập trình viên doanh nghiệp (hoặc lập trình viên không chuyên)

  • Giải quyết các nhu cầu cấp bộ phận.
  • Người dùng không cần có nền tảng phát triển hoặc kiến ​​thức lập trình.
  • Khả năng tích hợp hạn chế vì chủ yếu tích hợp với các ứng dụng doanh nghiệp được người dùng doanh nghiệp sử dụng.
  • Có thể bao gồm tính năng quản trị dành cho CNTT.
  • Được liên kết với các nền tảng no code.
  • Ví dụ: Betty Blocks, AppSheet, Quickbase…

Low code dành cho lập trình viên chuyên nghiệp

  • Có phạm vi sử dụng rộng hơn nhiều.
  • Cung cấp khả năng nâng cao, như tự động hóa AI và thử nghiệm tự động, giúp quá trình phát triển hiệu quả hơn.
  • Tích hợp với các ngăn xếp công nghệ hiện có.
  • Thúc đẩy sự kết hợp giữa doanh nghiệp và CNTT.
  • Thúc đẩy các phương pháp phát triển hiện đại, như DevOps và phát triển ứng dụng đám mây .
  • Ví dụ: OutSystems, Mendix, Appian…

Lợi ích Low Code mang lại

Dưới đây là những lợi ích mà phát triển low code mang lại cho một tổ chức:

Tăng tốc độ phát triển: Bên cạnh xây dựng dự án thật nhanh, hầu hết các nền tảng low code đều cho phép doanh nghiệp tạo các dự án có khả năng mở rộng và tích hợp với những nhà cung cấp quan trọng. Hơn nữa, low code giúp bạn sử dụng giao diện lập trình ứng dụng (API) và biến các dòng code thành các khối có thể tái sử dụng. Tất cả những điều này giúp tăng năng suất và đẩy nhanh quá trình phát triển để các doanh nghiệp có thể theo kịp nhu cầu của thị trường và khách hàng.

Chi phí thấp hơn: Áp dụng phát triển phần mềm low code sẽ giúp doanh nghiệp, nhất là startup, tiết kiệm được rất nhiều tiền. Bộ phận CNTT có thể sử dụng nền tảng low code thay vì phải tiêu tốn nhiều giờ cho nghiên cứu, mã hóa thủ công và thử nghiệm tệp lệnh mới.

Không yêu cầu kỹ thuật lập trình cao: Lợi ích lớn nhất của low code là nó không yêu cầu kỹ thuật lập trình cao. Các lập trình viên không cần phải viết code. Bất kỳ ai có kỹ năng cơ bản về thiết kế giao diện người dùng đều có thể tạo phần mềm trên nền tảng low code. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể xây dựng một ứng dụng mà không cần thuê nhân viên lập trình toàn thời gian. 

Quy trình tự động hóa: Vì các nền tảng low code hoạt động dựa trên các quy trình tự động với các công cụ và tính năng thiết yếu như trình chỉnh sửa, mẫu, bố cục và các yếu tố khác đã được nền tảng cung cấp, nên website hoặc ứng dụng có thể sẵn sàng ngay lập tức.

Bảo trì ít hơn: Giải pháp low code giúp loại bỏ tác vụ bảo trì tốn thời gian ra khỏi quá trình phát triển hàng ngày. Ngoài ra, vì các khối, bố cục và thành phần đã được tạo sẵn, nên các lỗi cần phải xử lý cũng ít hơn đáng kể.

Khi nào bạn nên sử dụng nền tảng Low Code?

Các nền tảng low code khác nhau có các trường hợp sử dụng khác nhau. Chúng có thể hữu ích cho các dự án nhỏ, cho tự động hóa quy trình kinh doanh và có thể giải quyết một loạt nhu cầu và yêu cầu mạnh mẽ.

  • Low Code cơ bản: Tạo các ứng dụng phòng ban đơn giản
  • Low Code cấp doanh nghiệp: Giải quyết các quy trình kinh doanh và quản lý phức tạp
  • Low Code hiệu suất cao: Cho phép tạo hầu hết mọi thứ mà doanh nghiệp cần.

5 nền tảng Low Code tốt nhất

Mỗi nền tảng mã thấp có một cách tiếp cận riêng biệt. Điều này đặt ra câu hỏi, bạn có phải chọn một hay có nhiều nền tảng mà bạn có thể chọn? Dưới đây là 5 nền tảng mã thấp hàng đầu mà bạn có thể chọn. 

RAD Studio

RAD Studio là một bộ phát triển phần mềm. Nó cho phép các lập trình viên tạo phần mềm cho Windows, macOS, iOS, Android và Linux.

RAD Studio rất dễ sử dụng. Nó cung cấp tất cả các công cụ cần thiết để phát triển các ứng dụng đa nền tảng, gồm trình chỉnh sửa code, IDE (môi trường phát triển tích hợp để viết code), công cụ cơ sở dữ liệu, máy chủ web, kết nối cơ sở dữ liệu, công cụ báo cáo, v.v.

Đặc điểm chính:

  • Môi trường phát triển nhanh
  • Môi trường thiết kế trực quan
  • Hỗ trợ phát triển ứng dụng nhanh chóng

Appian

Appian là một nền tảng low code, giúp xây dựng các ứng dụng. Công cụ này hỗ trợ nhóm kinh doanh và CNTT trong việc phát triển ứng dụng mà không cần viết mã. Với Appian, bạn có thể tạo các ứng dụng tùy chỉnh một cách nhanh chóng và dễ dàng. 

Appia cung cấp giao diện trực quan, người không có kỹ thuật cũng có thể xây dựng phần mềm của họ. Bạn cũng có thể tùy chỉnh nó cho phù hợp với nhu cầu của mình bằng cách thêm hoặc bớt các tính năng. Bạn thậm chí có thể thiết kế ứng dụng của mình.

Cải tiến quy trình với Appian:

  • Cho phép bạn tự động hóa các quy trình
  • Phát triển ứng dụng dành cho thiết bị di động iOS và Android 
  • Người dùng không cần có kinh nghiệm lập trình hay kỹ thuật để tạo ứng dụng

Mendix

Mendix là một nền tảng phát triển ứng dụng nhanh, sẵn sàng cho doanh nghiệp. Với Mendix, bạn có thể xây dựng các ứng dụng web và di động trong thời gian và chi phí nhỏ hơn so với các nền tảng truyền thống.

Trình chỉnh sửa trực quan kéo và thả của Mendix giúp người dùng dễ dàng xây dựng các ứng dụng mạnh mẽ. Các ứng dụng này có thể kết nối với mọi nguồn dữ liệu hoặc dịch vụ đám mây. 

Đặc điểm chính:

  • Cho phép xây dựng ứng dụng mà không cần viết mã.
  • Cung cấp một nền tảng dữ liệu an toàn với các tính năng kiểm soát truy cập và mã hóa tích hợp.
  • Mendix được xây dựng dựa trên nền tảng điện toán đám mây Azure và Dịch vụ web của Amazon (AWS), vì vậy bạn có thể chạy các ứng dụng của mình ở nơi bạn muốn.

Salesforce Lightning

Salesforce Lightning là một trong những nền tảng low code được sử dụng rộng rãi nhất. Được phát hành lần đầu vào năm 2016 như một giải pháp thay thế cho Salesforce Classic, phiên bản truyền thống yêu cầu kỹ năng mã hóa. Trải nghiệm Lightning mang lại sự linh hoạt và phát triển nhanh hơn so với Classic. Hơn nữa, Salesforce Lightning cho phép xây dựng các ứng dụng tùy chỉnh.

Cải tiến quy trình với Salesforce Lightning:

  • Tạo một cổng thông tin tự phục vụ cho khách hàng
  • Xây dựng cửa hàng trực tuyến với tính năng eCommerce
  • Quản lý các yêu cầu và dịch vụ khách hàng qua Service Cloud Console
  • Tự động hóa quy trình kinh doanh bằng Workflow Builder
  • Tạo báo cáo tùy chỉnh bằng Report Studio

Đặc điểm chính:

  • Giao diện kéo thả thân thiện với người dùng
  • Quy trình làm việc và ứng dụng trực quan
  • Không cần mã hóa

Kissflow

Kissflow là một công cụ dễ sử dụng. Nó cho phép mọi người tạo một trang web hoặc ứng dụng chức năng mà không cần kinh nghiệm viết mã. Đây là một trong những công cụ low-code phổ biến nhất hiện nay, với hơn 1 triệu người dùng trên toàn thế giới.

Kissflow dễ dàng tạo các thành phần có thể tái sử dụng. Các thành phần này có thể được sử dụng để tạo quy trình công việc mới. Bạn cũng có thể nhập các quy trình công việc có sẵn từ các hệ thống khác miễn tệp ở định dạng .xml (ví dụ: từ Microsoft Visio).

Các tính năng của Kissflow:

  • Giao diện kéo và thả; không cần mã hóa. 
  • Tùy chỉnh màu sắc, phông chữ và các yếu tố khác cho phù hợp với phong cách thương hiệu. 

Trên đây là điều cần biết về Low code là gì. Hy vọng bạn đã tìm được công cụ hỗ trợ lập trình phù hợp và thuận lợi phát triển phần mềm với Low Code.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Việc mất 10 tiếng để làm được AI hoàn thành trong 10 giây: Các sinh viên tài chính ngân hàng chuẩn bị mất việc?

Thách thức và xu hướng của ngành Fintech tại Đông Nam Á trong năm 2024

Đẩy mạnh vốn FDI vào lĩnh vực Fintech, công nghệ cao

AI có thể là một mối nguy đối với nhân loại?

Bitcoin trở thành tài sản có giá trị lớn thứ 8 toàn cầu

Mặt trái của AI: Tiêu thụ điện năng ở mức khổng lồ

Kỷ nguyên công nghệ gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bất động sản

Hé lộ 3 kênh podcast ‘giải ngố đầu tư’ dành cho người mới bắt đầu

Tin mới cập nhật

Bí quyết kê giường ngủ đúng hướng tài lộc, tốt cho sức khỏe

36 phút trước

Cách các ngân hàng số thu hút khách hàng mà không cần mở chi nhánh

42 phút trước

Nâng hạng thị trường chứng khoán, hàng chục tỷ USD sẽ chảy vào Việt Nam

42 phút trước

70% nhà đầu tư sẵn sàng xuống tiền mua bất động sản trong năm 2024

46 phút trước

“Mở kho” đấu thầu vàng để giữ vững kho ngoại tệ

14 giờ trước