Cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghệ số 4.0

Thứ ba, 08/06/2022-00:06
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là sự kết hợp cao độ giữa hệ thống siêu kết nối vật lý với kỹ thuật số. Công nghệ số 4.0 có tâm điểm kết nối là internet, vạn vật kết nối (IoT) và trí tuệ nhân tạo. Cách mạng công nghiệp 4.0 với hệ thống kỹ thuật số hóa hướng tới việc giải phóng con người khỏi công việc trí tuệ. Trong bài viết này, chúng tôi đi sâu và làm rõ cơ hội và thách thức của công nghệ số trong thời đại 4.0.

Công nghệ số 4.0 là gì?

Công nghệ số 4.0 chính là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với hàng loạt các công nghệ mới được ứng dụng rộng rãi trong mọi mặt của đời sống. Cuộc cách mạng lần thứ 4 mang đến nhiều thay đổi lớn thông qua việc ứng dụng và thay thế các hoạt động truyền thống bằng các phương tiện hiện đại.

Trong đó nổi bật nhất vẫn là những đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực như: trí tuệ nhân tạo (AI), IoT (robot, Internet kết nối vạn vật), công nghệ Nano, công nghệ sinh học, dữ liệu lớn (Big Data),… 

Công nghệ số 4.0 chính thức xuất hiện vào năm 2013 trong buổi báo cáo của chính phủ nước Đức. Hiện nay tất cả các nước và vùng lãnh thổ tại khắp các châu lục trên thế giới đều chuyển mình theo các bước tiến của công nghệ nhằm đưa nhân loại lên một tầm cao mới.

Cuộc cách mạng lần này được cho là bước chuyển mình khủng khiếp nhất trên thế giới từ trước tới nay.

Công nghệ số 4.0 được xem là thời đại của công nghệ, nơi mà tất cả các loại máy móc được tự động hóa và trao đổi thông tin qua dữ liệu. Các loại robot thông minh và trí tuệ nhân tạo mang đến các tính năng vượt trội như quản lý, tính toán. Thậm chí là đưa ra quyết định kịp thời, thay thế cho con người nhờ vào thiết bị cảm biến.


Cuộc cách mạng lần thứ 4 được cho là bước chuyển mình khủng khiếp nhất trên thế giới từ trước tới nay
Cuộc cách mạng lần thứ 4 được cho là bước chuyển mình khủng khiếp nhất trên thế giới từ trước tới nay

Xu hướng phát triển của công nghệ số 4.0 hiện nay

Vào năm 2016, PwC thực hiện khảo sát mang tên “Công nghiệp 4.0: Xây dựng công ty kỹ thuật số”. Phạm vi khảo sát là 2.000 công ty trên 26 quốc gia.

Kết quả cho thấy, tỷ lệ phần trăm kỹ thuật số hóa của những công ty này sẽ tăng từ 33% đến 72% trong vòng 5 năm nữa. Hơn thế nữa, những công ty này còn dành ra 5% doanh thu để đầu tư vào kỹ thuật số hóa.

Nghiên cứu cho thấy có nhiều ích lợi mà công nghệ số 4.0 mang lại cho các công ty trong khu vực châu Á như: tăng doanh thu trên 40%, tăng hiệu quả sản xuất khoảng 70% và giảm chi phí đến gần 60%. Để trở thành chỉ tiêu thì các doanh nghiệp 4.0 hay còn được gọi là doanh nghiệp kỹ thuật số hóa phải thực hiện 6 bước sau:

  • Lên chiến lược thay đổi ngành, chuyển đổi cơ cấu ngành dần sang kỹ thuật số.

  • Lựa chọn sản phẩm chủ lực để kinh doanh.

  • Xác định được yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.

  • Thực hiện thay đổi.

  • Tạo cơ sở dữ liệu và phân tích các dữ liệu để trở thành công ty kỹ thuật số hiện đại.

  • Tích hợp giữa 2 lĩnh vực là vật lý và kỹ thuật số để tạo ra sản phẩm ưu việt nhất.


Có nhiều ích lợi mà công nghệ số 4.0 mang lại cho các công ty trong khu vực châu Á
Có nhiều ích lợi mà công nghệ số 4.0 mang lại cho các công ty trong khu vực châu Á

Thực trạng của ngành công nghệ số 4.0 tại Việt Nam hiện nay là gì?

Cụm từ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang được nhắc đến rất nhiều từ cấp nhà nước cho đến doanh nghiệp và trường đại học. Trong thực tế, đất nước chúng ta vẫn đang còn ở giai đoạn công nghiệp 1.0 và 2.0 và đó là giai đoạn cơ khí hóa, hệ thống cầu đường, cơ sở hạ tầng, bến cảng sân bay đang được xây dựng mạnh mẽ. 

Đường sắt Việt Nam đưa vào xây dựng và sử dụng từ lâu nhưng vẫn còn rất lạc hậu. Tốc độ tàu thấp do khổ đường ray hẹp, được xây dựng từ thời Pháp thuộc nên thường xuyên có tai nạn do xung đột với giao thông đường bộ.

Mặc dù nước ta sản xuất được điện từ lâu nhưng chúng ta chưa thể chế tạo được nhiều chủng loại động cơ. Chúng ta chủ yếu chế tạo được động cơ không đồng bộ với công suất nhỏ và vừa cho các ứng dụng đơn giản như quạt gió, bơm nước, băng tải,... 


Trong thực tế, đất nước chúng ta vẫn đang còn ở giai đoạn công nghiệp 1.0 và 2.0
Trong thực tế, đất nước chúng ta vẫn đang còn ở giai đoạn công nghiệp 1.0 và 2.0

Do vậy, không thể cho rằng chúng ta đã làm xong cách mạng 2.0 và càng không thể cho rằng chúng ta đã thực hiện xong cách mạng 3.0. Bởi việc tự động hóa toàn diện quá trình sản xuất vốn là đặc trưng của giai đoạn này còn khá xa vời với công nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, một số ngành đã bắt kịp với công nghệ 3.0 như công nghệ thông tin, viễn thông và đã có một số yếu tố của cách mạng công nghệ số 4.0 như in 3D (ví dụ như tạo ra một mảnh sọ nhân tạo để vá sọ cho bệnh nhân tại bệnh viện Chợ Rẫy vào năm 2016), hay vận dụng trí tuệ nhân tạo (đã có một số sản phẩm). Mặc dù như vậy thì thành tựu này rất ít ỏi và đa số là trong giai đoạn thử nghiệm.


Một số ngành đã bắt kịp với công nghệ 3.0 như công nghệ thông tin, viễn thông
Một số ngành đã bắt kịp với công nghệ 3.0 như công nghệ thông tin, viễn thông

Cơ hội và thách thức trong thời đại công nghệ số 4.0

Cơ hội

Có thể nói thời đại 4.0 là bước chuyển mình sống giúp doanh nghiệp Việt tồn tại, phát triển và vươn lên cạnh tranh với các nước trên thế giới. Đây cũng là thời cơ để các doanh nghiệp Việt thoát khỏi cái mác “lạc hậu, yếu kém” về công nghệ và quản lý và phát triển trở nên hiện đại và chuyên nghiệp hơn. 

Thông qua các công cụ, phần mềm quản lý, cũng như các trang thiết bị sản xuất và dây chuyền công nghệ hiện đại các doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh sản phẩm với các doanh nghiệp nước ngoài. Trí tuệ nhân tạo còn giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận và chăm sóc khách hàng tốt hơn, từ đó nâng cao doanh thu và lợi nhuận.

Bằng việc áp dụng công nghệ tự động hóa, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất như: mua sắm trang thiết bị máy móc, thuê nhân sự, cắt giảm các quy trình không cần thiết, tiết kiệm thời gian.

Từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu gánh nặng cho đội ngũ lãnh đạo, tăng năng suất làm việc, tăng doanh thu.


Việc áp dụng công nghệ tự động hóa, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất
Việc áp dụng công nghệ tự động hóa, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất

Thách thức

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp nước ta trong thời đại công nghệ 4.0 chính là nền tảng cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực.

Hiện nay, nền tảng công nghệ tại các doanh nghiệp Việt còn yếu kém, cần đến nguồn ngân sách nhà nước. Nguồn nhân lực Việt cần thời gian dài mới có thể nâng cấp và đáp ứng với nhu cầu của thời đại.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất việc đầu tư đồng bộ, thì việc thay thế nhân công bằng các thiết bị và máy móc cần đến khoản chi phí khổng lồ. Các doanh nghiệp Việt cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tái cấu trúc nhân sự và việc tinh giản biên chế.

Nhân sự tại các doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, chưa có kỹ năng sử dụng các công cụ và phần mềm mới, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quy trình làm việc và chất lượng công việc.


 Các doanh nghiệp Việt cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tái cấu trúc nhân sự và việc tinh giản biên chế
 Các doanh nghiệp Việt cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tái cấu trúc nhân sự và việc tinh giản biên chế

Không những thế cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Gia tăng sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, khiến một số doanh nghiệp nhỏ phải chịu số phận “cá lớn nuốt cá bé”.

Và thách thức cuối cùng chính là phần lớn doanh nghiệp Việt còn đang loay hoay không biết phải thay đổi thay đổi như thế nào, thay đổi những gì để phù hợp với thời cuộc.

Lời kết:

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang đến, hứa hẹn sẽ là cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử. Công nghệ số 4.0 sẽ diễn biến rất nhanh và tạo ra những tác động sâu sắc đối với mọi mặt của đời sống.

Việt Nam cần làm gì trước những biến đổi đó để hội nhập với thế giới? Đây là một câu hỏi lớn cần các nhà lãnh đạo đề xuất giải pháp thiết thực để đưa đất nước phát triển cùng với nhịp phát triển của thế giới

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Việc mất 10 tiếng để làm được AI hoàn thành trong 10 giây: Các sinh viên tài chính ngân hàng chuẩn bị mất việc?

Thách thức và xu hướng của ngành Fintech tại Đông Nam Á trong năm 2024

Đẩy mạnh vốn FDI vào lĩnh vực Fintech, công nghệ cao

AI có thể là một mối nguy đối với nhân loại?

Bitcoin trở thành tài sản có giá trị lớn thứ 8 toàn cầu

Mặt trái của AI: Tiêu thụ điện năng ở mức khổng lồ

Kỷ nguyên công nghệ gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bất động sản

Hé lộ 3 kênh podcast ‘giải ngố đầu tư’ dành cho người mới bắt đầu

Tin mới cập nhật

Chuyên gia Dragon Capital chỉ ra 3 yếu tố giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

2 giờ trước

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

4 giờ trước

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

4 giờ trước

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

7 giờ trước

LPBank dự định đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam, không trả cổ tức trong 3 năm

7 giờ trước