Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là gì? Những lợi ích và hạn chế của Cách mạng 4.0

Thứ ba, 05/10/2022-09:10
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông thời gian gần đây, hứa hẹn sẽ có sự tác động, thay đổi cách thức làm việc của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Vậy Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là gì?

Định nghĩa về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4?

Không có nhiều người thực sự hiểu rõ Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là gì dù cụm từ này đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông rất nhiều lần. Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư hay còn có tên gọi Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp giữa các công nghệ hiện đại giúp làm mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực kỹ thuật số hóa, vật lý và sinh học. 

Khái niệm Công nghiệp 4.0 trên thực tế đã manh nha xuất hiện vào thời điểm đầu những năm 2000. Tuy nhiên, thuật ngữ này được gọi tên chính xác là vào thời điểm năm 2016 bởi Klaus Schwab – CEO điều hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

Theo nhận định của ông Klaus Schwab, tốc độ bứt phá của Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 là "chưa từng có tiền lệ trong lịch sử". Khi so sánh với những cuộc cách mạng công nghiệp đã từng diễn ra trước đây, Cách mạng 4.0 đang phát triển theo hàm số mũ chứ không chỉ đơn thuần là tốc độ tuyến tính.

Hơn nữa, Công nghiệp 4.0 còn đang phá vỡ hầu hết các ngành công nghiệp ở hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Những sự thay đổi toàn diện này xét về chiều rộng lẫn chiều sâu là báo trước về sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản trị và quản lý trong tương lai.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 là sự quy tụ của rất nhiều những lĩnh vực công nghệ hiện đại, bao gồm: công nghệ sinh học, công nghệ nano, IoT (Internet vạn vật), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ kỹ thuật số (ADP), in 3D,… Công nghiệp 4.0 đã và đang trở thành xu hướng trên quy mô toàn cầu.

Nhiều người nhận xét rằng, cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư chính là kết quả tất yếu của cơn bão trong lĩnh vực công nghệ số. Chúng sẽ mở ra một tương lai mới mang tính chuyển đổi mạnh mẽ cả về phong cách sống, cách thức làm việc và cả những mối quan hệ giao tiếp, tương tác hằng ngày. Cách mạng lần thứ 4 đã làm phá vỡ hoàn toàn những nguyên tắc cũ trong hầu hết tất cả các lĩnh vực kinh doanh.


Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã khiến cả thế giới thay đổi
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã khiến cả thế giới thay đổi

Nguồn gốc sự ra đời của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Nền tảng tạo tiền đề cho sự ra Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là gì? Câu trả lời chính là những cuộc cách mạng đã diễn ra trước đó: cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất, thứ hai, thứ ba.

  • Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất: Diễn ra vào thế kỷ 18, phát minh ra động cơ hơi nước là nguyên nhân đã dẫn đến cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất. Quá trình này đã thúc đẩy nhanh chóng và mạnh mẽ khả năng cơ giới hóa của ngành sản xuất. Từ đó, xã hội loài người chính thức bắt đầu bước vào thời kỳ đô thị hóa, hiện đại hóa.
  • Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai: Phát minh về điện năng và những tiến bộ khoa học, công nghệ khác chính là “sản phẩm” ra đời trong cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ hai.
  • Cách mạng Công nghiệp lần 3: Cuộc cách mạng này được diễn ra vào giai đoạn những năm 1960 với sự phát triển nhanh chóng của máy tính và loại hình công nghệ kỹ thuật số. Đây chính là các sản phẩm mà cho đến nay con người vẫn đang sử dụng và hưởng thụ thành tựu.

Vì thế có thể nói rằng cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư không chỉ đơn thuần là bước nhảy vọt về công nghệ. Đây chính là sự hình thành, phát triển và kết tinh của những phát minh công nghệ hiện đại ra đời từ trước đó.


Kỷ nguyên 4.0 sẽ đem lại nhiều lợi ích cho con người
Kỷ nguyên 4.0 sẽ đem lại nhiều lợi ích cho con người

Những lợi ích của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Sự bùng nổ của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã đem đến cho xã hội nhiều lợi ích như 

  • Quy trình sản xuất thực hiện nhanh chóng hơn, tốn ít thời gian, sức người hơn, các thông tin dữ liệu được thu thập đầy đủ hơn, những quyết định được đưa ra nhanh chóng, đơn giản hơn.
  • Những công việc nặng nhọc, nguy hiểm sẽ được máy móc hỗ trợ, con người không phải tham gia làm những việc khó khăn, nặng nề, giảm tỷ lệ bệnh tật, thương tật lao động.
  • Những công việc có tính chất lặp đi lặp lại nhàm chán sẽ do máy móc đảm nhiệm, con người chỉ đóng vai trò điều khiển máy móc.
  • Các công ty có thể kiểm soát tốt hơn từ nguyên liệu đầu vào cho đến khi tạo ra thành phẩm, phân phối đến tay người tiêu dùng.
  • Đảm bảo chất lượng đồng đều của các sản phẩm được sản xuất ra.
  • Các doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí nhân sự, tăng tối đa thị phần và doanh thu, lợi nhuận.
  • Nếu các doanh nghiệp cung cấp dữ liệu chính xác và đầy đủ thì các thuật toán machine learning sẽ chạy chính xác cao hơn để từ đó đưa ra được những quyết định tốt hơn.
  • Người tiêu dùng có thể được mua các sản phẩm với mức giá rẻ hơn do việc áp dụng thành tựu công nghiệp 4.0 sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí.
  • Người lao động có thể hưởng mức lương cao hơn nếu sử dụng chất xám của mình hiệu quả khi các công ty dịch chuyển sang sử dụng các công nghệ mới.

Những thách thức, khó khăn và rủi ro của Cách mạng 4.0

Mặt trái của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội, đặc biệt là có thể phá vỡ kết cấu thị trường lao động. Công nghệ tự động hóa sẽ thay thế lao động cơ giới, chân tay, robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Chính vì điều này mà hàng triệu lao động có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nghèo đói, thiếu ăn đặc biệt là những người làm trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa, vận tải, tư vấn tài chính, bảo hiểm…

Theo nghiên cứu, báo cáo được thực hiện gần đây Diễn đàn Kinh tế thế giới thì vấn đề này có thể xảy ra theo những giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu tiên sẽ là sẽ khó khăn, thách thức với những người lao động văn phòng, những trí thức, người lao động kỹ thuật. Giai đoạn thách thức tiếp theo sẽ xảy đến với lao động giá rẻ, có thể sẽ diễn biến chậm hơn.

Với sự chuyển động không ngừng của cuộc cách mạng 4.0, trong thời gian khoảng 15 năm tới thì thế giới có thể sẽ có diện mạo mới, đòi hỏi các đơn vị doanh nghiệp thực sự phải thay đổi.

Những bất ổn xảy đến với kinh tế xã hội mà nguyên nhân chính là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có thể sẽ dẫn đến những bất ổn về đời sống, sau đó hệ lụy là bất ổn chính trị. Nếu các quốc gia không kịp thời có biện pháp ứng phó với những vấn đề này thì nguy cơ diễn ra bất ổn toàn cầu là hoàn toàn có thể xảy ra.


Cách mạng 4.0 tạo ra nhiều phát minh mới
Cách mạng 4.0 tạo ra nhiều phát minh mới

Một số phát minh nổi bật của Cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cộng hưởng với sự bùng nổ, phát triển mạnh mẽ của kỷ nguyên Internet, đã tạo nên những bước ngoặt rất lớn với các phát minh mới vĩ đại. Chính vì vậy, các đơn vị doanh nghiệp trong thời kỳ này đã và đang hoạt động đồng hành cùng những công nghệ tiên tiến.

IoT (Internet vạn vật - Internet of Thing)

Đây là sự hội tụ, kết hợp của ba yếu tố: mạng Internet, thiết bị không dây và thiết bị vi cơ điện tử. IoT đã tạo nên những sản phẩm gắn bó, liên quan mật thiết đến cuộc sống thường nhật của con người như: tivi, máy tính, điện thoại, lò vi sóng, tủ lạnh, đồng hồ thông minh,… Chúng có khả năng truyền đạt tín hiệu thông tin thông qua mạng lưới Internet.

IoT giúp cho các công ty, doanh nghiệp có thể dễ dàng thu thập thông tin dữ liệu của khách hàng dựa trên những sản phẩm được kết nối liên tục. Vì thế, doanh nghiệp sẽ có thể đánh giá được hành vi của khách hàng tốt hơn để từ đó điều chỉnh các chiến lược quảng cáo, tiếp thị một cách phù hợp.

AI (Trí thông minh nhân tạo)

Trí tuệ nhân tạo là một phát minh được xuất phát từ trong lĩnh vực khoa học máy tính. Công nghệ này nghiên cứu và phát triển từ những cỗ máy có khả năng phân tích thông tin, hoạt động và đưa ra những phản ứng tương tự như con người.

AI được các nhà khoa học lập trình với nhiều mục tiêu khác nhau như: thu thập và xử lý thông tin, đưa ra lập luận và phán đoán, tự sửa lỗi,… Trong việc quảng cáo, tiếp thị của các khách hàng, trí tuệ nhân tạo AI có nhiệm vụ chính là phân tích thông tin, dữ liệu của khách hàng, từ đó sẽ đề xuất ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả, hợp lý.

Đặc biệt, khi ứng dụng công nghệ AI, tính cá nhân hóa sẽ càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Đây là xu hướng chung được nhiều doanh nghiệp trên thế giới hướng đến.

Cloud (Công nghệ điện toán đám mây)

Với công nghệ điện toán đám mây, người dùng có thể dễ dàng thực hiện việc lưu trữ, phân loại và sắp xếp các dữ liệu tích hợp trên hệ thống của đơn vị cung cấp dịch vụ. Một số ví dụ có thể kể đến như: Office 365, Facebook, Youtube,… Nền tảng này cũng sẽ cho phép các công ty có thể thực thi hiệu quả chiến lược tiếp thị tự động, từ đó tối ưu nguồn lực và tiết kiệm ngân sách, chi phí tối đa.

Blockchain (Chuỗi khối)

Đây là phương thức ghi nhớ và chia sẻ dữ liệu một cách rất an toàn và đạt được hiệu quả cao. Blockchain sở hữu đặc tính là phi tập trung, hoạt động minh bạch và không cần phải phụ thuộc vào bên thứ 3. Ví dụ cụ thể và điển hình nhất của chuỗi khối là tiền điện tử Bitcoin – đồng tiền kỹ thuật số được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.

Ngoài ra, công nghệ Blockchain hiện nay còn được sử dụng rộng rãi cho nhiều mục đích khác như: bảo mật thông tin, dữ liệu y tế, chống lại sự gian lận trong thi cử, tuyển dụng, bầu cử, theo dõi được các chuỗi cung ứng,…

Công nghệ Big Data (Dữ liệu lớn)

Big Data hỗ trợ cho người dùng thực hiện việc thu thập và lưu trữ khối lượng lớn về dữ liệu, ví dụ như thông tin cá nhân của đối tác, khách hàng. Việc này sẽ giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được nhu cầu, hành vi, xu hướng,…, của khách hàng, người tiêu dùng. Từ đó, bạn có thể xây dựng những chiến lược tiếp thị, quảng bá phù hợp với từng khách hàng trong những giai đoạn kinh doanh khác nhau.

Lời kết:

Hy vọng, qua bài viết trên, bạn đọc đã phần nào hiểu được cách mạng công nghiệp lần thử 4 là gì và những lợi ích, hạn chế của cuộc cách mạng công nghiệp này. Hãy theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Việc mất 10 tiếng để làm được AI hoàn thành trong 10 giây: Các sinh viên tài chính ngân hàng chuẩn bị mất việc?

Thách thức và xu hướng của ngành Fintech tại Đông Nam Á trong năm 2024

Đẩy mạnh vốn FDI vào lĩnh vực Fintech, công nghệ cao

AI có thể là một mối nguy đối với nhân loại?

Bitcoin trở thành tài sản có giá trị lớn thứ 8 toàn cầu

Mặt trái của AI: Tiêu thụ điện năng ở mức khổng lồ

Kỷ nguyên công nghệ gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bất động sản

Hé lộ 3 kênh podcast ‘giải ngố đầu tư’ dành cho người mới bắt đầu

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

7 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

7 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

7 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

8 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

8 giờ trước