Blockchain là gì? Ứng dụng của blockchain

Thứ năm, 12/05/2022-10:05
Blockchain gần đây đang thu hút rất nhiều sự quan tâm nhờ tốc phát triển và sự ảnh hưởng đáng kinh ngạc với nhiều lĩnh vực. Vậy Blockchain là gì? Những ứng dụng của công nghệ Blockchain trong cuộc sống hàng ngày là gì?

Blockchain là gì?


Blockchain là gì?
Blockchain là gì?

Blockchain (cuốn sổ cái) là hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép lưu giữ và truyền tải các khối thông tin (block). Chúng được liên kết với nhau nhờ vào mã hóa.

Các khối thông tin này hoạt động độc lập & có thể mở rộng theo thời gian. Chúng được quản lý bởi những người tham gia hệ thống chứ không cần thông qua đơn vị trung gian.

Nghĩa là khi một khối thông tin được ghi vào hệ thống Blockchain thì sẽ không có cách nào thay đổi được. Chỉ có thể bổ sung thêm khi có được sự đồng thuận của tất cả mọi người.

Khối thông tin mà chúng ta đang nhắc đến là các cuộc trao đổi hay giao dịch trong thực tế.

Công nghệ Blockchain hoạt động thế nào?

Để một  khối thông tin được thêm vào Blockchain, phải có 4 yếu tố:

Phải có giao dịch: nghĩa là phải có hoạt động mua bán, trao đổi được diễn ra. Vd: bạn thực hiện mua hàng trên Tiki

Giao dịch đó phải được xác minh: mọi thông tin liên quan đến giao dịch như thời gian, địa điểm, số tiền giao dịch… đều phải được ghi lại. Ví dụ: khi xem tình trạng đơn hàng, bạn sẽ biết được mình đã đặt những gì, tổng tiền bao nhiêu, khi nào thì nhận được hàng…

Giao dịch đó phải được lưu trữ trong block: bất cứ lúc nào bạn cũng có thể xem lại được thông tin đơn hàng mà mình đã thực hiện. Chúng được lưu trong mục “Quản lý đơn hàng”.
Block đó phải nhận được hash: chỉ khi nào nhận được hash thì một block mới có thể được thêm vào blockchain.

Blockchain cho phép trao đổi tài sản/thực hiện giao dịch mà không cần sự chứng kiến của người thứ ba hoặc không cần dựa trên sự tin tưởng. Hay nói cách khác, Blockchain là nền tảng cho sự ra đời của những hợp đồng thông minh.

Ưu điểm và nhược điểm của Blockchain

Ưu điểm

Tính phân tán giúp nâng cao bảo mật: Dữ liệu Blockchain được lưu trữ trên hàng nghìn thiết bị với mạng lưới là các Node phân tán. Trong đó, mỗi Node có khả năng sao chép & lưu trữ một bản sao của cơ sở dữ liệu Blockchain. Nhờ vậy có thể chống lại các lỗi xảy ra trên Node đơn làm ảnh hưởng tới hệ thống Blockchain. Các hacker cũng khó có thể thực hiện các cuộc tấn công vào toàn bộ mạng lưới Blockchain. 

Tính ổn định giúp thông tin rất khó có thể bị tấn công: Như đã nói ở trên, hệ thống Blockchain được cấu thành bởi các khối dữ liệu liên kết bởi mã băm độc nhất. Do đó, để có thể tấn công vào một khối nhất định trong Blockchain nhằm đánh cắp thông tin thì cần phải can thiệp gần như tất cả các Block trong chuỗi, và việc này gần như là không thể. 

Hệ thống không cần sự tin tưởng nhằm giúp loại bỏ sự can thiệp của các bên trung gian: Bằng việc sử dụng giao thức ngang hàng và khả năng xác minh bằng mạng lưới nút phân tán, các hoạt động & giao dịch trên Blockchain được thực hiện trực tiếp giữa các bên tham gia. Nhờ vậy giúp tránh được sự can thiệp của các trung gian, làm tốn thời gian, chi phí và có thể bị thao túng, kiểm soát.


Ưu điểm của Blockchain là gì?
Ưu điểm của Blockchain là gì?

Nhược điểm

Rủi ro khi mất chìa khóa cá nhân (Private Key): Khi tham gia vào các dự án Blockchain, mỗi tài khoản sẽ được cung cấp 2 chìa khóa: chìa khóa chung (có thể công khai) và chìa khóa cá nhân (cần được bảo mật). Chìa khóa cá nhân là công cụ giúp truy cập vào tài khoản cũng như kiểm soát thông tin, tài sản có trong tài khoản. 

Nếu bị mất chìa khóa này, người dùng sẽ gần như mất khả năng truy cập cũng như mất tài sản của mình. Đồng thời, với bản chất hoạt động ngang hàng, hầu như sẽ không ai có thể can thiệp hay hỗ trợ lấy lại tài khoản được.

Tốn nhiều năng lượng khai thác & không gian lưu trữ: Hiện nay, để có thể khai thác Bitcoin hay các đồng tiền mã hóa ứng dụng công nghệ Blockchain, nhiều người đã đầu tư hàng loạt bộ máy tính được nâng cấp với công suất cao hoạt động liên tục để tăng khả năng giải các thuật toán. Điều này đã và đang tiêu thụ một lượng điện khổng lồ.

Ngoài ra với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ Blockchain, quy mô của các sổ cái đã tăng đáng kể,việc này đòi hỏi một không gian lưu trữ lớn. Nếu vượt qua khả năng lưu trữ của ổ cứng thì sẽ gây ra khó khăn cho các cá nhân lưu trữ sổ cái.

Ứng dụng đa dạng của Blockchain trong các lĩnh vực

Thị trường trò chơi

Thông thường hầu hết các trò chơi truyền thống đều sử dụng mô hình tập trung, trong đó người chơi không có quyền sở hữu thực sự tài khoản hay các vật phẩm trong game. Tuy nhiên, với các ứng dụng của Blockchain, thị trường game  đã có thể hiện thực hóa được quyền sở hữu trên nền tảng phi tập trung.

Với tài khoản được  liên kết với token trên Blockchain & được duy trì bởi mạng phân tán, người chơi có thể sở hữu vĩnh viễn và kiểm soát tài sản của mình trong game. Đồng thời người chơi cũng có thể mua bán và trao đổi các vật phẩm trong game để kiếm tiền và thực sự rút được tiền nhờ NFT (non-fungible token) – một ứng dụng công nghệ của Blockchain.

Dịch vụ tài chính, ngân hàng

Một trong những khó khăn và thách thức lớn nhất của lĩnh vực tài chính – ngân hàng đó là bảo mật thông tin cũng như kiểm soát tính trung thực của các bên trung gian. Với việc ứng dụng công nghệ Blockchain, những vấn đề này có thể được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả.

Ví dụ về ứng dụng của công nghệ Blockchain ở trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng bao gồm: 

Trực tiếp xác thực thông tin khách hàng & điểm tín dụng không cần thông qua trung gian.

Sổ cái kỹ thuật số giúp xác minh, thực hiện thanh toán & cập nhật thông tin các giao dịch ngang hàng một cách liên tục.

Tiền mã hóa, hệ thống tiền tệ phi tập trung (DeFi) giúp thực hiện giao dịch quốc tế một cách nhanh chóng, chính xác.

Y tế, chăm sóc sức khỏe

Hiện nay nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang thúc đẩy quá trình số hóa lĩnh vực y tế & chăm sóc sức khỏe. Trong đó ứng dụng công nghệ Blockchain đã được sử dụng rộng rãi nhờ những tính năng đột phá so với các công nghệ truyền thống.

Một số ví dụ về ứng dụng của công nghệ Blockchain ở trong lĩnh vực y tế:

Sử dụng công nghệ để theo dõi & quản lý bệnh lý của khách hàng

Quản lý chuỗi cung ứng các sản phẩm thuốc & thiết bị y tế: Theo dõi toàn bộ từ đầu vào, nguồn gốc cho đến quá trình sử dụng của các vật tư y tế.

Logistics, chuỗi cung ứng 

Công nghệ Blockchain giúp hỗ trợ ghi lại dữ liệu về toàn bộ vòng đời của sản phẩm, bao gồm tất cả các bước của chuỗi cung ứng. Qua đó, tăng hiệu quả trong quá trình trao đổi thông tin giữa những bên liên quan như theo dõi đơn đặt hàng, lưu trữ biên lai, hoá đơn chứng từ, truy xuất nguồn gốc của sản phẩm,….

Một số ví dụ về ứng dụng của Blockchain ở trong ngành Logistics, chuỗi cung ứng & xuất nhập khẩu:

Truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, xác thực các tài liệu có liên quan một cách rõ ràng & minh bạch.

Đóng gói thông minh kèm theo mã in kỹ thuật số.

Kết hợp AI và IOT để giám sát hành trình và phương tiện vận chuyển.

Nông nghiệp

Một trong những khó khăn lớn nhất của các sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam là vấn đề về truy xuất nguồn gốc sản phẩm để nâng cao lòng tin cũng như sự trung thành của người tiêu dùng. Bằng hệ thống sổ cái phân tán của công nghệ Blockchain giúp các nhà bán lẻ, người tiêu dùng cũng như các bên liên quan lưu trữ các thông tin trong giao dịch suốt quá trình sản phẩm từ nơi sản xuất đến cơ sở chế biến, mạng lưới nhà phân phối, đại lý, siêu thị, cửa hàng bán lẻ và cuối cùng là người tiêu dùng.

Một số ví dụ về ứng dụng của Blockchain ở trong lĩnh vực nông nghiệp:

Quản lý chuỗi cung ứng của sản phẩm, chuỗi phân phối hàng tồn kho.

Lưu trữ thông tin hàng hóa, quy trình chăm sóc và các tiêu chuẩn trong quá trình nuôi trồng thực phẩm.

Truy xuất nguồn gốc, vòng đời sản xuất các loại nông sản.

Lời kết

Trên đây là tổng quan thông tin về Blockchain và các ứng dụng của công nghệ Blockchain. Có thể thấy dù vẫn còn rất nhiều thách thức phía trước, nhưng nếu chúng ta tận dụng hiệu quả thì có thể khai thác được nhiều tính năng của công nghệ Blockchain, giúp cho các hoạt động được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, an toàn và bảo mật hơn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Việc mất 10 tiếng để làm được AI hoàn thành trong 10 giây: Các sinh viên tài chính ngân hàng chuẩn bị mất việc?

Thách thức và xu hướng của ngành Fintech tại Đông Nam Á trong năm 2024

Đẩy mạnh vốn FDI vào lĩnh vực Fintech, công nghệ cao

AI có thể là một mối nguy đối với nhân loại?

Bitcoin trở thành tài sản có giá trị lớn thứ 8 toàn cầu

Mặt trái của AI: Tiêu thụ điện năng ở mức khổng lồ

Kỷ nguyên công nghệ gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bất động sản

Hé lộ 3 kênh podcast ‘giải ngố đầu tư’ dành cho người mới bắt đầu

Tin mới cập nhật

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

33 phút trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

3 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

4 giờ trước

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

5 giờ trước