Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế như một trung tâm mới nổi

Thứ ba, 20/09/2022-15:09
Trong bối cảnh chạy đua công nghệ hiện nay, việc nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới lựa chọn Việt Nam để sản xuất cho thấy tiềm năng của Việt Nam như một trung tâm sản xuất mới, “bến đỗ” hàng đầu của dòng vốn ngoại. 

Trung tâm sản xuất mới nổi

Theo vtv.vn, thông tin một số tập đoàn đa quốc gia như Samsung, Intel lên kế hoạch mở rộng đầu tư nghiên cứu, sản xuất chip và chất bán dẫn tại Việt Nam cho thấy sự tin tưởng của các doanh nghiệp lớn trên thế giới về Việt Nam. 

Theo các chuyên gia và báo chí quốc tế đánh giá một trong những nguyên nhân chính khiến môi trường đầu tư tại Việt Nam hấp dẫn các doanh nghiệp ngoại chính là sự ổn định về chính trị, môi trường đầu tư thuận lợi. Cùng với đó là sự nhất quán trong chính sách đã giúp Việt Nam ngày càng tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.  

Trong bối cảnh chạy đua công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc như hiện nay, thông tin Tập đoàn chip khổng lồ Synopsys của Mỹ sẽ đào tạo kỹ sư thiết kế vi mạch và hỗ trợ thành lập trung tâm thiết kế chip bán dẫn tại Việt Nam, cho thấy sự chuyển hướng của các doanh nghiệp công nghệ cao sang Việt Nam như một chiến lược tái cân bằng hoạt động. 


Samsung lựa chọn Việt Nam để đặt dây chuyền sản xuất chất bán dẫn.
Samsung lựa chọn Việt Nam để đặt dây chuyền sản xuất chất bán dẫn.

Ông Fillippo Botorletti, Giám đốc Văn phòng Dezan Shira Việt Nam, đánh giá: "Lợi thế chính của Việt Nam là cơ cấu nhân khẩu học thuận lợi, với chi phí lao động tương đối thấp. Việt Nam cũng tự hào có một chính phủ rất cởi mở và tạo điều kiện cho thương mại và đầu tư nước ngoài, một hệ sinh thái kinh doanh ngày càng phát triển, sẵn sàng học hỏi và cải thiện. Mạng lưới Hiệp định thương mại tự do rộng khắp cũng giúp các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong tiếp cận thị trường các nước khác".

Trong khi đó, việc tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc là Samsung lựa chọn Việt Nam để đặt dây chuyền sản xuất chất bán dẫn cho thấy tiềm năng của Việt Nam như một trung tâm sản xuất mới nổi. Với những khoản đầu tư từ nước ngoài này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều doanh nghiệp địa phương, đây là cơ sở để nâng cao sức hấp dẫn đầu tư của Việt Nam. 

"Việc Việt Nam xuất hiện trong các phương án cân nhắc của các tập đoàn công nghệ lớn là một điều tuyệt vời. Nhờ đó, xuất khẩu từ khối FDI sẽ được đẩy cao hơn nữa, không chỉ dừng lại ở con số ấn tượng hiện tại", ông Philipp Rosler, nguyên Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới, nhận định.


Việt Nam có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Việt Nam có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài.

Điểm đến đầu tư hấp dẫn hàng đầu 

Trong cuộc khảo sát của công ty dịch vụ bất động sản hàng đầu thế giới Cushman & Wakefield, Việt Nam chiếm gần 80% số phiếu bầu cho 2 vị trí hàng đầu về điểm đến đầu tư trong nhóm các thị trường mới nổi. 

Những lá phiếu bình chọn đến từ hơn 200 đại diện cấp cao của các công ty đầu tư trên thế giới tham gia khảo sát. Theo đó, Việt Nam được bình chọn là nền kinh tế năng động, có độ mở lớn và duy trì tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm cao trên thế giới. 

Trong 8 tháng đầu năm 2022, Việt Nam ghi nhận kỷ lục mới 12,8 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện. 

Cushman & Wakefield đánh giá trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách nhằm khuyến khích thu hút các công ty nước ngoài đến Việt Nam. Trong đó, đối với lĩnh vực công nghệ, Việt Nam đã đưa ra ưu đãi về thuế cho các công ty công nghệ hoặc cơ sở nghiên cứu và phát triển R&D, năng lượng tái tạo, nông nghiệp thông minh. 

Ông Dominic Brown, Giám đốc thông tin và phân tích thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Cushman & Wakefield, cho biết: "Việt Nam chiếm tỷ lệ bình chọn cao như vậy trong khảo sát của chúng tôi, bởi các bạn có rất nhiều điều kiện mang lại cơ hội đầu tư tốt”.


Việt Nam sở hữu lực lượng lao động dồi dào, chất lượng.
Việt Nam sở hữu lực lượng lao động dồi dào, chất lượng.

Theo Giám đốc của Cushman & Wakefield, thứ nhất Việt Nam sở hữu lực lượng lao động dồi dào, có tiềm năng tăng trưởng việc làm rất tốt. Thứ hai, sự mở rộng về quy mô và niềm tin trong lĩnh vực sản xuất tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này được thể hiện rõ qua những con số về kỷ lục đầu tư có nguồn vốn đầu tư nước ngoài đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua. Hai yếu tố này đã đóng góp mạnh mẽ vào tăng trưởng GDP của Việt Nam. 

Ông Dominic Brown nói: “Kết quả là các bạn đang ở chu kỳ tăng trưởng đi lên. Đây là điều mà các nhà đầu tư nhắm đến".

Bên cạnh đó, vị giám đốc cũng đánh giá cao vị trí trung tâm về địa lý trong khu vực của Việt Nam. Cùng với đó là sự tham gia tích cực của Việt Nam tại hàng loạt hiệp định thương mại tự do đã tạo ra lợi thế kết nối vô cùng thuận lợi cho chuỗi cung ứng. 

Với triển vọng tích cực này, các chuyên gia đưa ra một số khuyến cáo đối Việt Nam. Trong đó, cần tăng cường ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước, đồng thời mở rộng chính sách thu hút các doanh nghiệp tầm trung nằm trong chuỗi cung ứng bán dẫn. 

Ông Fillippo Botorletti, Giám đốc Văn phòng Dezan Shira Việt Nam, cho hay: "Tôi nghĩ Việt Nam đã làm khá tốt, Việt Nam đã trở thành quốc gia thu hút FDI nhiều thứ hai trong ASEAN, chỉ sau Singapore, tuy nhiên vẫn còn một số nút thắt. Ví dụ như tinh giản hơn nữa thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch và tiếp tục cải thiện khung pháp lý, cũng cần cải thiện trình độ của lao động địa phương, bởi đó là một trong những điểm nghẽn chính của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, chứ không riêng gì ngành bán dẫn".

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần có chiến lược trung hạn và dài hạn để hướng đến tự chủ công nghệ chip bán dẫn, thu hút một lượng lớn các tập đoàn công nghệ gia tăng đầu tư trực tiếp, thành lập hoặc mở rộng trung tâm nghiên cứu và sản xuất các thiết bị công nghệ ngay tại Việt Nam.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

7 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

8 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

9 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

11 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

13 giờ trước