VCCI đề xuất xây dựng mô hình liên kết 4 địa phương có lực hút FDI “khủng” 

Thứ năm, 21/07/2022-00:07
Trong thời gian qua, bốn địa phương gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên đã có rất nhiều thành công trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Với đề xuất liên kết 4 tỉnh thành này liên kết theo trục cao tốc phía Đông sẽ hình thành một cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của đất nước. 

“Nam châm” thu hút FDI

Theo toquoc.vn, ngày 19/7/2022, tại Bắc Ninh, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức Hội thảo "Phát triển công nghiệp và đô thị vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Mục tiêu của Hội thảo là nhằm củng cố và hoàn thiện các định hướng phát triển công nghiệp và mạng lưới đô thị vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

11 tỉnh, thành thuộc vùng đồng bằng sông Hồng gồm Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình. Hạt nhân phát triển vùng là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Duyên hải Bắc Bộ. 

Đồng bằng sông Hồng và khu vực Đông Nam Bộ là hai vùng tập trung chủ yếu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, ước tính đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 30% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của cả nước. Tính đến hết tháng 8/2021, các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng hiện có 11.460 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký 1221,05 tỷ USD (chiếm 33,6% tổng số dự án và 30,2% về số vốn so với cả nước).


Khu vực đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng tập trung chủ yếu vốn đầu tư phát triển của cả nước.
Khu vực đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng tập trung chủ yếu vốn đầu tư phát triển của cả nước.

Tại Hội thảo, đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, trong số các địa phương ở đồng bằng sông Hồng, 4 địa phương gồm Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh và Hưng Yên có năng lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tốt. 

Cụ thể, Hải Phòng đứng thứ 7 cả nước về số lượng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút được. Hưng Yên đứng vị trí 11, Hải Dương đứng vị trí thứ 12. Tính chung cả 4 địa phương này có tổng số dự án tích lũy là 2.092, chỉ đứng sau TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bình Dương. 

VCCI cho rằng bốn địa phương gồm Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên trong thời gian qua đã rất thành công trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, trở thành một cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của Việt Nam. Một lý do quan trọng nữa là các địa phương này sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, có nguồn nhân lực dồi dào. Cùng với đó là hệ thống hạ tầng giao thông phát triển với trục hành lang giao thông, đường cao tốc kết nối giữa Hà Nội với Hải Phòng, Quảng Ninh đi qua Hưng Yên và Hải Dương. 

Với những tiềm năng như trên, VCCI đề xuất thí điểm mô hình liên kết 4 tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh theo trục cao tốc phía Đông dựa trên các yếu tố về phát triển kinh tế và doanh nghiệp và nhà đầu tư. 


Liên kết 4 địa phương tạo động lực phát triển mới cho vùng đồng bằng sông Hồng.,
Liên kết 4 địa phương tạo động lực phát triển mới cho vùng đồng bằng sông Hồng.,

Thúc đẩy kinh tế các địa phương trục cao tốc hướng Đông 

VCCI nhận định việc kết nối kinh tế hành lang cao tốc phía Đông gồm 4 tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Hưng Yên có ý nghĩa thúc đẩy liên kết kinh tế các địa phương nằm trên trục đường cao tốc hướng Đông, từ Hà Nội tới Hải Phòng, và đến cửa khẩu Móng Cái, việc xây dựng một mô hình liên kết kinh tế vùng tạo thành động lực phát triển kinh tế mạnh mẽ, có tốc độ cao, định hướng toàn cầu. 

Trong giai đoạn 2017 - 2020, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh đều có số lượng doanh nghiệp tăng trưởng ổn định. Sự phát triển doanh nghiệp của các địa phương này thì nhanh hơn so với TP Hồ Chí Minh (107,3%), Đà Nẵng (108,6%), khá tương đồng với Hà Nội (107,1%), chậm hơn so với Bình Dương (114,1%). 

Trong bốn địa phương, Hải Phòng và Quảng Ninh có sự phát triển về hạ tầng logistics tốt hơn đáng kể so với Hải Dương và Hưng Yên. Hải Phòng có sẵn hạ tầng giao thông phát triển khi có đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và đường hàng không. Thành phố Hải Phòng còn được mệnh danh là “thành phố cảng” bởi có sẵn hạ tầng cảnh biển và các cảng cạn. Đi cùng với đó là sự hình thành và phát triển của nhiều trung tâm logistics đã đi vào hoạt động. Riêng tại thành phố đã có khoảng 250 doanh nghiệp cùng đăng ký cung cấp dịch vụ logistics, có nhiều đơn vị thuộc các tập đoàn logistics đa quốc gia. 


Cầu Hoàng Văn Thụ - biểu tượng của Thành phố Hải Phòng.
Cầu Hoàng Văn Thụ - biểu tượng của Thành phố Hải Phòng.

VCCI cho rằng để 4 địa phương này liên kết và trở thành một cực tăng trưởng mới, một trung tâm kinh tế năng động của vùng Đông Bắc Bộ thì những địa phương này cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động liên kết xúc tiến thương mại, đầu tư, mở rộng không gian kinh tế. Đồng thời, cần đổi mới phương pháp, xúc tiến đầu tư chung cho cả vùng thay vì chỉ xúc tiến đầu tư riêng cho từng tỉnh. 

Mỗi địa phương cần thúc đẩy liên kết dịch vụ hậu cần logistics, cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển dịch vụ, du lịch, tăng cường đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực. Chung tay xây dựng dữ liệu chung về các doanh nghiệp trong vùng, liên kết, kết nối các khu công nghiệp trong vùng để nâng cao vị thế, cơ hội trong chuỗi sản xuất, cung ứng cho các tập đoàn lớn. 

Với đề xuất mô hình liên kết 4 địa phương gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương đã mở ra một hướng phát triển mới của khu vực đồng bằng sông Hồng. Việc hình thành liên kết vùng sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội không chỉ tại các địa phương trên mà còn là cả khu vực rộng lớn. 

Mục tiêu đến năm 2030, vùng đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế - đô thị phát triển năng động có tính cạnh tranh cao của cả nước. Là một trong những vùng động lực quan trong có sức lan tỏa trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh-quốc phòng của khu vực phía bắc và cả nước; cơ cấu kinh tế khu vực đô thị phát triển theo hướng hiện đại với các ngành kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế số chiếm tỉ trọng lớn.

Tầm nhìn đến năm 2045, vùng đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế - đô thị hóa phát triển xanh, thông minh, bền vững và có tỷ lệ đô thị hóa cao của Việt Nam, khu vực ASEAN và châu Á. Có ít nhất 3 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

3 giờ trước

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

3 giờ trước

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

3 giờ trước

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

11 giờ trước

Tuổi Sửu hợp hướng nào? Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

12 giờ trước