TS Nguyễn Hữu Huân: Giai đoạn “tiền đắt” đã đến, DN bất động sản có thể khó xoay sở nguồn vốn

Thứ hai, 04/10/2022-07:10
TS Nguyễn Hữu Huân cho rằng hiện nay là giai đoạn tiền đắt, nên các doanh nghiệp bất động sản cũng sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn và khối lượng phát hành thành công trái phiếu trong thời gian tới sẽ không tăng qúa mạnh sau Nghị định 65.

Sau nhiều trông đợi thì Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 153 về chào bán trái phiếu riêng lẻ đã được chính thức ban hành. Nghị định 65 bổ sung nhiều quy định để tiếp tục phát triển thị trường TPDN minh bạch, bền vững, bảo vệ quyền lợi cho cả doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư, khắc phục bất cập trên thị trường thời gian vừa qua. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng Nghị định 65 ra đời sẽ tạo động lực cho các nhà phát hành đủ điều kiện nhanh chóng xây dựng phương án chào bán trái phiếu.

Để làm rõ hơn tác động của Nghị định 65 đến thị trường, phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường Tài chính - Đại học Kinh tế TP.HCM về vấn đề này.

Sau nhiều thời gian chờ đợi thì Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 153 về chào bán trái phiếu riêng lẻ đã được chính thức ban hành. Theo ông, với nhiều quy định mới, theo ông, Nghị định này liệu có đủ sức khai thông dòng vốn cho các doanh nghiệp bất động sản? Nguy cơ vỡ nợ trái phiếu đối với các doanh nghiệp liệu có được hóa giải?

Theo tôi nghị định này sẽ siết chặt hơn về việc phát hành trái phiếu riêng lẻ và giúp cho thị trường trái phiếu về dài hạn trở nên an toàn và minh bạch hơn, cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên nếu như nói rằng nghị định sẽ khơi thông dòng vốn cho các doanh nghiệp BĐS thì sẽ còn quá sớm.

Lý do là nghị định này ban hành theo hướng chi tiết và yêu cầu nhiều thủ tục hơn để quản lý thị trường trái phiếu, do đó các doanh nghiệp BĐS sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí hơn để có thể phát hành theo phương thức này.


TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường Tài chính - Đại học Kinh tế TP.HCM
TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường Tài chính - Đại học Kinh tế TP.HCM

Bên cạnh đó, hiện nay là giai đoạn tiền đắt, nên cho dù có mở rộng quy định, cởi trói các quy định đi chăng nữa thì các doanh nghiệp BĐS cũng sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn. Do vậy, theo tôi khối lượng phát hành thành công trái phiếu trong thời gian tới sẽ không tăng qua mạnh sau quy định này.

Nguy cơ vỡ nợ trái phiếu không phải là không có khi các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản đang gặp rất nhiều khó khăn ở cả đầu vào (huy động vốn) lẫn đầu ra (bán sản phẩm để thu hồi vốn) trong bối cảnh thắt chặt tiền tệ của chính phủ. Chính vì thế việc siết chặt các quy định trong việc chào bán trái phiếu sẽ gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp bất động sản về thanh khoản.

Chỉ tính riêng ngành BĐS đã chiếm 59% tổng giá trị đáo hạn, áp lực đáo hạn TPDN tính riêng trong năm nay đạt 35,56 nghìn tỉ VNĐ và sẽ tăng mạnh lên mức 61,37 nghìn tỷ VNĐ vào năm 2023. Có thể thấy, dù giá trị trái phiếu đáo hạn đã giảm xuống đáng kể nhờ hoạt động mua lại, song áp lực đảo nợ vẫn rất lớn. Nghị định 65 vẫn cho phép các doanh nghiệp được phát hành trái phiếu để đảo nợ. Theo ông, điều này có ý nghĩa gì đối với các doanh nghiệp?

Việc này sẽ giúp các doanh nghiệp BĐS có thể chủ động cơ cấu lại nợ tốt hơn, và tiếp tục được dùng nợ mới để trả nợ cũ giúp hạn chế rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên việc cơ cấu nợ trong bối cảnh tiền đắt hiện nay sẽ dẫn đến đến việc chi phí sử dụng nợ sẽ tăng cao và sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo tôi đánh giá, năm nay và cả đầu năm sau là giai đoạn hết sức khó khăn cho các doanh nghiệp này để có thể tồn tại chứ chưa nói gì đến việc phát triển.

Có thể thấy, tín dụng bất động sản có đến 94% nguồn vốn là cho vay trung và dài hạn nhưng lại đang đè nặng lên hệ thống ngân hàng thương mại - vốn có bản chất huy động ngắn hạn. Theo ông, Nghị định 65 có làm giảm thiểu rủi ro mất cân đối nguồn vốn hệ thống ngân hàng? Theo ông, giải pháp nào để đưa trái phiếu doanh nghiệp trở thành nguồn vốn trung và dài hạn thay cho ngân hàng?

Nghị định 65 góp phần nào đó trong việc mở ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp, tuy nhiên cũng cần phải xem xét lại một số quy định trong nghị định để vẫn đảm bảo được an toàn cho kênh phát hành này nhưng vẫn không gây quá nhiều thủ tục rườm rà cho doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu để huy động vốn.

Và để đưa trái phiếu doanh nghiệp trở thành nguồn vốn trung và dài hạn và đưa nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ Bank base system (nền kinh tế dựa trên ngân hàng) sang Market base system (nền kinh tế dựa trên thị trường tài chính) thì chúng ta cần có những giải pháp cụ thể hơn nữa nhằm phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Cụ thể, cần làm trong sạch thị trường và kiểm soát chặt các doanh nghiệp phát hành trái phiếu để hạn chế rủi ro cho hệ thống. Đồng thời, cần có các chính sách khuyến khích người dân đầu tư vào thị trường trái phiếu như một kênh đầu tư thay thế cho gửi tiết kiệm ngân hàng.


Nghị định 65 góp phần minh bạch hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Nghị định 65 góp phần minh bạch hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Để làm được điều đó thì cần phải có các chính sách bảo hiểm cho các khoản đầu tư này. Việc này có thể cho phép các công ty bảo hiểm tham gia vào để bán các gói bảo hiểm đầu tư (việc lãi suất thị trường trái phiếu hấp dẫn hơn gửi tiết kiệm cộng với lại việc được bảo hiểm khoản đầu tư sẽ giúp nhà đầu tư có thêm động lực và tự tin hơn khi tham gia vào thị trường này).

Ngoài ra, cần phát triển mạnh thị trường thứ cấp trao đổi trái phiếu đã phát hành ở thị trường sơ cấp, và mở rộng đối tượng nhà đầu tư có thể tham gia được vào các thị trường này để tăng tính thanh khoản cho các trái phiếu đã được phát hành.

Dù Nghị định 65 ra đời nhưng sau những lùm xùm thị trường trái phiếu vừa qua cũng ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Theo ông, giải pháp nào để lấy lại niềm tin cho các nhà đầu tư? Thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu?

Theo tôi, các cơ quan chủ quản phải thể hiện quyết tâm làm trong sạch thị trường, rà soát toàn bộ các hoạt động phát hành trái phiếu từ trước đến nay để thanh lọc thị trường và lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư cũng như có tính chất răn đe đối với các doanh nghiệp còn lại.

Ngoài ra, chính phủ cũng cần hoàn thiện các quy định, quy trình và cơ chế giám sát thị trường trái phiếu để hạn chế rủi ro cho hệ thống và đưa thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn hữu hiệu cho nền kinh tế, góp phần giảm áp lực cho hệ thống NHTM.


Doanh nghiệp bất động sản vẫn khó xoay sở nguồn vốn thời gian tới
Doanh nghiệp bất động sản vẫn khó xoay sở nguồn vốn thời gian tới

Thưa ông, dù Nghị định 65 đã đi vào hiệu lực nhưng chắc hẳn vẫn còn nhiều vấn đề cần được thực hiện nhằm hướng đến hoàn thiện khung khổ pháp luật cho thị trường trái phiếu. Ông có góp ý gì để tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý cho thị trường trái phiếu phát triển? Ví dụ như điều kiện các doanh nghiệp khi chào bán trái phiếu, cách thức phát hành trái phiếu riêng lẻ và phát hành trái phiếu ra công chúng…

Theo tôi, các quy định hiện tại nên đưa ra những quy định cụ thể nhằm tránh hiện tượng sở hữu chéo, và kiểm soát chặt hiện tượng một số ứng dụng fintech đang lách luật huy động vốn từ nhà đầu tư nhỏ lẻ bằng cách tuyên truyền rằng bán trái phiếu nhưng thực chất là ký các hợp đồng hợp tác đầu tư rồi sử dụng tiền huy động để đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, nhưng không biết là họ có thực sự đầu tư vào hay không hay sử dụng vào mục đích khác.

Thêm vào đó, việc nở rộ các ứng dụng fintech về đầu tư, đầu tư chung trong thời gian qua đang dấy lên một lo ngại về hoạt động của các ứng dụng này, vì hiện nay họ vẫn chưa chịu sự quản lý từ phía bộ tài chính hay ngân hàng nhà nước. Và khi các ứng dụng này phát triển mạnh và huy động được nguồn vốn rất lớn từ các nhà đầu tư cá nhân, thì rủi ro đối với thị trường và nền kinh tế có thể xảy ra.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Hoài Phong
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng nhưng vẫn duy trì quanh vùng đáy

26 phút trước

Cô gái lương 9 triệu đồng/tháng tiết lộ bí quyết mua được chung cư và gửi thêm 1 tỷ đồng cho bố mẹ xây nhà

28 phút trước

Phong cách nhà 2 tầng đơn giản toát lên sự sang trọng

36 phút trước

Thị trường đất nền phía Nam bắt đầu trở lại “đường đua”

39 phút trước

Biến động từ dòng vốn ngoại ảnh hưởng tới việc nâng hạng thị trường chứng khoán

43 phút trước