Tình hình sản xuất và tiêu thụ thép trong nước “ảm đạm”

Chủ nhật, 18/09/2022-18:09
Từ đầu năm đến nay, giá thép trong nước đã chứng kiến những lần đạt đỉnh lập kỷ lục đồng thời chứng kiến giai đoạn giá giảm liên tiếp. Mặc dù giá mặt hàng quan trọng này có sự thay đổi liên tục nhưng tình hình sản xuất và tiêu thụ thép trong tháng 8 vẫn có xu hướng giảm. 

Sản lượng tiêu thụ thép giảm

Theo vneconomy.vn, số liệu mới được công bố của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho thấy, trong tháng 8/2022, sản xuất thép thành phẩm đạt 1,982 triệu tấn, giảm 12% so với tháng 7/2022 và giảm 21,6% so với cùng kỳ 2021; tiêu thụ thép các loại đạt 2,15 triệu tấn, tăng 8,13% so với tháng trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ.

Như vậy, trong 8 tháng của năm 2022, sản xuất thép thành phẩm đạt 20,808 triệu tấn, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2021; tiêu thụ thép thành phẩm đạt 19,261 triệu tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo số liệu cập nhật đến tháng 7/2022, xuất khẩu thép thành phẩm của Việt Nam đã đạt 613,45 nghìn tấn, giảm 28,67% so với tháng 6, giảm 46,08% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng giá trị xuất khẩu đạt 644,7 triệu USD, giảm 29,39% so với tháng 6/2022 và giảm 39,86% so với cùng kỳ năm 2021. 


Trong tháng 8/2022, sản xuất thép thành phẩm 12% so với tháng trước đó.
Trong tháng 8/2022, sản xuất thép thành phẩm 12% so với tháng trước đó.

Trong 7 tháng đầu năm 2022, số lượng thép xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 5,41 triệu tấn thép, giảm 22,57% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng giá trị xuất khẩu đạt 5,63 tỷ USD ngang với mức cùng kỳ năm 2021. 

Những thị trường xuất khẩu thép chủ yếu của Việt Nam là khu vực ASEAN (40,39%), khu vực EU (17,78%), Hoa Kỳ (8,29%), Hàn Quốc (6,13%), Hồng Kông (4,37%). 

Tình hình nhập khẩu thép trong tháng 7/2022 của Việt Nam đạt 909 triệu tấn với kim ngạch đạt 1,03 tỷ USD. So với tháng 6, giảm 26,86% về lượng, giảm 25,43% về giá trị. So với cùng kỳ năm 2021, giảm 2,45% về lượng, tăng 2,53% về giá trị. 

Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2022, tổng lượng thép thành phẩm các loại nhập khẩu về Việt Nam đạt khoảng 7,4 triệu tấn với tổng giá trị là hơn 8 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2021, lượng giảm 7,86% nhưng lại tăng 17,7% về giá trị. 

Những quốc gia cung cấp thép nhiều nhất cho Việt Nam lần lượt là Trung Quốc (46,14%), Nhật Bản (15,52%), Hàn Quốc (10,72%), Đài Loan (9,28%) và Ấn Độ (7,08%).

Nguyên liệu sản xuất thép

Về thị trường nguyên liệu sản xuất thép, báo cáo của Hiệp hội thép cho thấy, vào ngày 6/9/2022 giá quặng sắt giao dịch ở mức 97,75 - 98,25 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân (Trung Quốc), so với thời điểm đầu tháng 8/2022 mức giá này đã giảm khoảng 10,8 USD/tấn.

Tuy nhiên so với mức giá cao kỷ lục vào đầu tháng 5/2021 (210 - 212 USD/tấn) thì mức giá trên đã giảm khoảng 112 - 114 USD/tấn. 

Một nguyên liệu quan trọng khác để sản xuất thép là than mỡ luyện cốc có mức giá xuất khẩu tại cảng Úc vào ngày 6/9/2022 ở mức 254,5 USD/tấn FOB. Mức giá này đã giảm hơn một nửa so với mức giá hồi tháng 4/2022, xấp xỉ 520 USD.


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Báo cáo của VAS cũng cho thấy giá thép phế nội địa tăng mạnh từ 400 đồng/kg đến 700 đồng/kg, đạt mức từ 8.900 đồng/kg đến 10.000 đồng/kg. Giá thép phế liệu nhập khẩu tại cảng Đông Á vào ngày 6/9/2022 ở mức 440 USD/tấn CFR, tăng 70 USD/tấn so với mức giá hồi đầu tháng 8/2022. 

Tại Trung Quốc giá điện cực than chì (GE) trong ba tháng gần đây liên tục giảm trong bối cảnh tình hình kinh tế nước này xấu đi và nhu cầu thiếu trầm trọng. Trong tháng 8, các nhà sản xuất điện cực graphite của Trung Quốc (GE) đã bị lỗ tại thị trường nội địa, nguyên nhân là do giá lao dốc và tốc độ giảm chi phí sản xuất quá chậm. 

Vào ngày 6/9/2022, giá cuộn cán nóng (HRC) là 566 USD/tấn, CFR cảng Đông Á, giảm khoảng 40 USD/tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 8/2022.

Thị trường HRC thế giới biến động, khiến thị trường HRC trong nước khó khăn do các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (CRC, tôn mạ, ống thép...) sử dụng HRC làm nguyên liệu sản xuất.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

10 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

11 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

12 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

14 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

16 giờ trước