Để phân cấp các công trình xây dựng và thuận lợi hơn trong việc quản lý hoạt động đầu tư, bộ xây dựng đã ban hành Thông tư 03/2016/TT-BXD. Thông tư 03/2016/TT-BXD có những nội dung chính nào? Quy định cụ thể ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu chung về Thông tư 03/2016/TT-BXD
Trước khi tìm hiểu nội dung chính của Thông tư số 03/2016/TT-BXD, bạn cần hiểu rõ về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của thông tư này.
Theo quy định, thông tư 03/2016 quy định chi tiết về việc phân cấp các công trình xây dựng hiện nay. Từ đó hướng dẫn áp dụng trong việc quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng công trình.
Những đối tượng dưới đây sẽ thuộc phạm vi áp dụng của thông tư:
- Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình
- Người quản lý và sử dụng công trình
- Các đơn vị nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài
- Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng công trình
- Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc liên quan tới đầu tư xây dựng các công trình trên lãnh thổ Việt Nam.
Ý nghĩa của việc phân cấp công trình xây dựng
Thông tư 03/2016 ra đời để thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với mức độ an toàn của người và tài sản trong các công trình xây dựng.Việc phân chia nhóm, phân cấp công trình xây dựng sẽ phân chia việc quản lý chất lượng công trình trong suốt thời gian vận hành, khai thác và sử dụng. Qua đó giúp việc sử dụng hiệu quả và an toàn hơn.

Các hoạt động phân cấp công trình xây dựng có vai trò như:
- Quản lý năng lực chủ thể tham gia xây dựng công trình, đảm bảo chủ thể đủ tiêu chuẩn, năng lực xây dựng và đảm bảo an toàn cho công trình
- Yêu cầu về các cấp công trình phải có chỉ số kỹ thuật riêng và có các bước thiết kế phù hợp.
- Xác định trách nhiệm thẩm định, nghiệm thu của cơ quan nhà nước có chuyên môn và thẩm quyền
- Quản lý chi phí đầu tư, hợp đồng khi xây dựng
- Xác định được thẩm quyền cấp phép
- Quy định thời hạn bảo hành, bảo trì và công tác thực hiện
- Quy định về phân cấp sự cố và giải quyết khi có sự cố, cũng như thẩm quyền giải quyết.
Những nội dung chính cần lưu ý trong thông tư 03/2016/TT-BXD của bộ xây dựng
Thông tư 03/2016/TT-BXD chỉ có 5 điều và một số phụ lục. Tuy nhiên, thông tư này lại chứa những thông tin vô cùng quan trọng về việc phân cấp và quản lý công trình xây dựng.
Phân loại công trình xây dựng
Theo quy định tại thông tư 03, các công trình xây dựng được chia thành 6 loại:
- Công trình dân dụng
- Công trình công nghiệp
- Công trình phục vụ giao thông
- Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật
- Và cuối cùng là công trình phục vụ mục đích quốc phòng an ninh.
Tiêu chí phân cấp công trình xây dựng
Theo thông tư 03 bxd, các công trình xây dựng sẽ được phân cấp theo 2 tiêu chí:
- Quy mô, công suất và tầm quan trọng của công trình xây dựng. Tiêu chí này được áp dụng đối với các công trình, dây chuyền công nghệ hoặc tổ hợp công trình theo phụ lục 1 của thông tư.
- Loại và quy mô kết cấu: được áp dụng với các công trình thuộc dự án đầu tư theo quy định tại phụ lục 2.

Phân loại cấp công trình theo quy định tại thông tư 03/2016/tt-bxd sẽ được chia theo 3 căn cứ:
- Mức độ an toàn của công trình xây dựng đối với người và tài sản
- Độ bền, tuổi thọ của công trình, mức độ chịu đựng tác động của biến đổi khí hậu cũng như các yếu tố lý học, hóa học và sinh học.
- Độ an toàn của công trình khi gặp hỏa hoạn, cấp bậc chịu lửa
Theo quy định phân cấp công trình xây dựng, một công trình có cấp cao nhất sẽ là công trình độc lập. Ngoài ra, cấp công trình xây dựng cũng sẽ được chia thành 5 loại theo niên hạn:
- Công trình cấp đặt biệt có thời hạn trên 100 năm
- Công trình cấp 1: trên 100 năm
- Công trình cấp 2: từ 50 đến dưới 100 năm
- Công trình cấp 3: từ 20 đến dưới 50 năm
- Công trình cấp 4: có thời hạn dưới 20 năm.
Tuy nhiên, các quy định trên sẽ không áp dụng với công trình quốc phòng an ninh. Đây là các công trình có tính chất đặc thù, vì thế sẽ do bộ quốc phòng và bộ công an quy định.
Phân cấp công trình dân dụng
Phân loại công trình dân dụng tại tt 03/2016 được quy định tại phụ lục 1. Công trình dân dụng được hiểu là công trình áp dụng cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân như nhà ở, nhà và các loại công trình công cộng. Theo công năng và mục đích sử dụng, công trình dân dụng được chia thành các loại sau:
- Công trình giáo dục
- Công trình y tế
- Công trình thể thao
- Công trình văn hóa
- Công trình thông tin liên lạc và viễn thông
- Chợ và các công trình thương mại
- Nhà ga, bến xe
- Văn phòng, trụ sở cơ quan làm việc
- Một số công trình khác.
Chi tiết bạn có thể xem tại phụ lục 1: phân cấp công trình xây dựng theo quy mô, công suất và tầm quan trọng.

Phân cấp công trình công nghiệp
Theo quy định về cấp công trình công nghiệp được chia thành các loại sau:
- Công trình phục vụ việc sản xuất các loại vật liệu xây dựng
- Công trình phục vụ luyện kim và chế tạo
- Chế biến khoáng sản và khai thác mỏ
- Dầu khí
- Năng lượng
- Hóa chất
- Công nghiệp nhẹ
- Công nghiệp tiêu dùng
- Công nghiệp chế biến nông, thủy và hải sản.

Quy định về cấp công trình hạ tầng kỹ thuật
Tt03/2016 quy định, các công trình hạ tầng kỹ thuật sẽ được chia thành các loại sau:
- Cấp nước
- Thoát nước
- Xử lý các loại chất thải rắn
- Hệ thống chiếu sáng
- Công viên cây xanh
- Nghĩa trang
- Nhà tang lễ
- Cơ sở hỏa táng
- Nhà, bãi để xe, máy móc, thiết bị
Phân loại công trình giao thông
Theo thông tư 03/2016/tt-bxd, công trình giao thông sẽ chia thành 7 loại, tương ứng với 7 loại hình giao thông, trừ đường hàng không:
- Đường bộ
- Đường sắt
- Cầu
- Hầm
- Đường thủy nội địa
- Hàng hải
- Hàng không

Phân loại công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
So với các loại khác, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ gồm 2 loại chính:
- Công trình thủy lợi: công trình cấp nước, hồ chứa nước, công trình cấp các nguồn nước chia qua xử lý
- Đê điều
Ngoài các công trình chính kể trên, bạn cũng có thể tìm hiểu phụ lục 2 để hiểu rõ cách phân loại công trình xây dựng theo quy mô và kết cấu. Bạn có thể tải thông tư 03/2016/tt-bxd pdf về để tra cứu và tham khảo khi cần thiết.
Có thể bạn quan tâm:
Trên đây là tổng kết một số cách phân loại công trình, phân cấp theo thông tư 03/2016 bxd. Đây là thông tư có ít điều khoản nhưng lại cực kỳ quan trọng và cần thiết. Hãy lưu ý Thông tư 03/2016/TT-BXD để biết thông tư của mình thuộc loại công trình nào, từ đó thiết kế, xin cấp phép hiệu quả. Đồng thời, hiểu rõ hơn về thời hạn sử dụng và bảo hành, bảo trì của công trình nhé. Chúc bạn thành công. Tham khảo thêm thông tin khác tại chuyên mục TƯ VẤN LUẬT