Thông tin quy hoạch tuyến đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh

Thứ tư, 01/06/2022-15:06
Tuyến đường sắt Sài Gòn (Dĩ An) – Lộc Ninh đã từng có thời gian tạm dừng hoạt động, nhưng nhận thấy các tiềm năng phát triển và tầm quan trọng của tuyến đường vận chuyển này nên dự án quy hoạch tuyến đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh đã được đầu tư để khôi phục hoạt động.

Hiện nay, ngành đường sắt đang gặp rất nhiều khó khăn nên đã được các cơ quan chức năng hỗ trợ và hết sức quan tâm trong quá trình khôi phục và phát triển. Bên cạnh những dự án đường sắt được xây mới thì một số dự án đường sắt cũ có vị trí quan trọng cũng được đầu tư để khôi phục lại. Trong số đó phải kể đến tuyến đường sắt Lộc Ninh – Sài Gòn (Dĩ An) cũng đang trong giai đoạn khôi phục để vận hành.

Trong lịch sử tuyến đường sắt Lộc Ninh – Sài Gòn là tuyến vận chuyển cao su huyết mạch của người Pháp trong cuộc chiến với Việt Nam. Năm 1908, người Pháp bắt đầu trồng cao su ở tỉnh Thủ Dầu Một nhưng việc vận chuyển lúc này vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đến năm 1933, tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh mới chính thức đi vào hoạt động và trở thành tuyến đường vận chuyển chính từ Lộc Ninh đến cảng Sài Gòn để xuất khẩu.

Bạn có thể tham khảo các tầng giá khác nhau của nhà mặt phố tại thành phố Thủ Dầu Một Bình Dương trong trang nhà mặt phố Thủ Dầu Một để có đầy đủ các thông tin trước khi đưa ra quyết định mua bán hay đầu tư tại đây.


Tuyến đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh
Tuyến đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh

Tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh dài 86km được xây dựng bởi công ty đường sắt của Pháp ở Đông Dương. Sau khi đi vào hoạt động, tuyến đường sắt đã vận chuyển hơn 80.000 hành khách mỗi năm, giúp cho việc di chuyển của người dân thời đó trở nên thuận tiện hơn.

Ngoài ra, nhờ có tuyến đường sắt này mà sản lượng mủ cao su vận chuyển từ Lộc Ninh về Sài Gòn đã tăng mạnh từ hơn 25 ngàn tấn vào năm 1935 lên hơn 42 ngàn tấn vào năm 1936. 

Về sau tuyến đường sắt này đã trở thành tuyến giao thông huyết mạch trong lịch sử không chỉ vận chuyển hành khách mà còn vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ cuộc sống của nhân dân.

Đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh là một tuyến đường sắt nằm trong tuyến đường sắt Xuyên Á, nối từ Sài Gòn đến Lộc Ninh. Được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nối với đường sắt Bắc Nam tại ga Dĩ An, đi qua Phú Cường thuộc Bình Dương rồi lên An Lộc và Lộc Ninh.

Thông tin về đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh

  • Tên dự án: Quy hoạch tuyến đướng sắt Dĩ An - Lộc Ninh
  • Tên khác: nằm trong tuyến đường sắt Xuyên Á
  • Quy mô: 128.5 km
  • Điểm đầu: Kết nối với đường sắt Thống Nhất tại ga Dĩ An, ga Dĩ An đến ga Chánh Lưu là 31,90 km.
  • Điểm kết thúc: Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, Lộc Ninh (Bình Phước)
  • Tổng vốn đầu tư: 948,6 triệu USD
  • Thời gian khởi công: Năm 2013
  • Thời gian hoàn thành: Năm 2030

Theo Quyết định số 1556, tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh bắt đầu từ ga Dĩ An, tuyến đi bên phải đường bộ Mỹ Phước – Tân Vạn đến Km2+200 đi trên nền đường sắt cũ, đến Km4+900 rẽ trái và đi song song với nền đường sắt cũ về phía nam (cách nền đường sắt cũ 200m), tới Km10+700 rẽ phải cạnh khu công nghiệp Bình Chuẩn và giáp phía đông Khu quân sự, đến Km14+100 tuyến đi dọc ranh phía đông khu liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ – Đô thị Bình Dương tới Km26+800 và về ga Chánh Lưu là ga cuối của ranh đầu mối. Chiều dài toàn tuyến là 128 km và chiều dài tuyến từ ga Dĩ An đến ga Chánh Lưu là 31,90 km.


Theo Quyết định số 1556, tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh bắt đầu từ ga Dĩ An, tuyến đi bên phải đường bộ Mỹ Phước – Tân Vạn đến Km2+200 đi trên nền đường sắt cũ
Theo Quyết định số 1556, tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh bắt đầu từ ga Dĩ An, tuyến đi bên phải đường bộ Mỹ Phước – Tân Vạn đến Km2+200 đi trên nền đường sắt cũ

Ban Quản lý Dự án đường sắt cũng đưa ra 4 phương án vay vốn ODA nước ngoài để đầu tư:

  • Phương án 1: Vay vốn 85% tổng mức đầu tư và 15% vốn tổng ngân sách đầu tư khoảng 20,684 tỷ đồng
  • Phương án 2: Vay 70% ODA và 30% còn lại vay tín dụng ưu đãi người mua với mức đầu tư là 20,836 tỷ đồng
  • Phương án 3: Vay 50% ODA và 50% còn lại vay tín dụng bên mua với tổng mức đầu tư là 20,938 tỷ
  • Phương án 4: Sử dụng 100% số vốn với mức đầu tư 19,039 tỷ đồng

Quy hoạch tuyến đường sắt Lộc Ninh – Dĩ An được xem như một trong những công trình trọng điểm quốc gia. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển tuyến đường này đã vận chuyển rất nhiều hành khách và hàng hóa. Dự án này được coi là đòn bẩy, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực Đông Nam bộ nói chung, Bình Phước nói riêng.

Tuyến đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh đã giúp cho kinh tế nơi đây phát triển, thị trường bất động sản Dĩ An cũng trở nên sôi động và nhộn nhịp hơn trước. Tham khảo ngay Đất nền Dĩ An để tìm hiểu và cập nhật thông tin nhà đất và giả cả thị trường một vách chi tiết.

Hướng tuyến: từ Km59+370 tuyến đi vào địa phận tỉnh Bình Phước (thuộc xã Thành Tâm, huyện Chơn Thành), tuyến đi song song phía Tây và cách QL13 khoảng 430m.

Tại Trung tâm huyện Chơn Thành tuyến cách QL13 khoảng 1.000m và tiếp tục đi đến điểm nối ray tiếp giáp với Campuchia tại Km128+200 Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. Với công trình đường sắt có thể kết nối với nhiều tuyến đường huyết mạch như vậy, góp phần thúc đẩy mạnh đến thị trường kinh tế của Bình Phước và Bình Dương ngày một phát triển dữ dội.

Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Dương do Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương chuyển đến theo công văn số 385/ĐĐBQH-VP ngày 26/12/2019.

Tại văn bản này, các cử tri cho biết tuyến đường sắt Xuyên Á (đoạn Dĩ An-Lộc Ninh) mặc dù công bố quy hoạch đã nhiều năm nhưng đến nay chưa được triển khai thực hiện, ảnh hưởng đời sống người dân trong vùng dự án, hạn chế quyền sử dụng đất hợp pháp của người dân.


Tuyến đường sắt Lộc Ninh – Dĩ An được xem như một trong những công trình trọng điểm quốc gia
Tuyến đường sắt Lộc Ninh – Dĩ An được xem như một trong những công trình trọng điểm quốc gia

Công văn đề nghị ngành giao thông vận tải quan tâm triển khai sớm dự án để người dân ổn định cuộc sống; đồng thời trong thời gian chờ triển khai, đề nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm cắm mốc và bàn giao mốc thực địa, lộ giới các tuyến đường sắt đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương theo quy hoạch của Bộ để tỉnh Bình Dương phối hợp các cơ quan hữu quan quản lý quỹ đất theo quy hoạch cũng như tạo điều kiện cho tỉnh trong triển khai các dự án phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh.

Liên quan đến kiến nghị này, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, tuyến đường sắt Xuyên Á (đoạn Dĩ An - Lộc Ninh) đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt và công bố quy hoạch chi tiết đường sắt khu đầu mối TP Hồ Chí Minh vào năm 2013, trong đó có tuyến đường sắt Sài Gòn (Dĩ An) - Lộc Ninh.

Đồng thời, tại Quyết định số 1468/2015 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch phát triển Bộ Giao thông Vận tải đường sắt Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030, tuyến đường sắt Sài Gòn (Dĩ An) - Lộc Ninh tiếp tục được dự kiến đầu tư trong giai đoạn sau năm 2030. Vì vậy, thời gian vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải chưa tổ chức công tác chuẩn bị đầu tư dự án.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp với các Bộ ngành, địa phương đế xây dựng phương án và báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư quy hoạch tuyến đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh theo quy định pháp luật.

Bộ Giao thông Vận tải cũng thông tin và mức độ cần thiết của việc triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa và bàn giao mốc giới theo quy hoạch các tuyến đường sắt. Điều này sẽ tăng cường công tác quản lý đất dành cho đường sắt theo quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như tránh tình trạng lấn chiếm đất hành lang an toàn đường sắt.

Bộ Giao thông Vận tải đã giao Cục Đường sắt Việt Nam phối hợp với các địa phương triển khai thí điểm cắm mốc ngoài thực địa tuyến đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.

Sau khi hoàn thành việc cắm mốc thí điểm tuyến đường sắt trên, Bộ Giao thông Vận tải sẽ rà soát, đánh giá để nghiên cứu phương án triển khai cắm mốc đối với các tuyến còn lại theo quy hoạch, trong đó có tuyến Dĩ An - Lộc Ninh. 


Bộ Giao thông Vận tải đã giao Cục Đường sắt Việt Nam phối hợp với các địa phương triển khai thí điểm cắm mốc ngoài thực địa tuyến đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng
Bộ Giao thông Vận tải đã giao Cục Đường sắt Việt Nam phối hợp với các địa phương triển khai thí điểm cắm mốc ngoài thực địa tuyến đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng

Việc quy hoạch tuyến đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh đang được triển khai thực hiện dự kiến khi hoàn thành cải tạo sẽ giúp cho hệ thống giao thông đi lại, vận chuyển hàng hóa và hành khách thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

Giao thông, kinh tế, xã hội phát triển, bất động sản tại Dĩ An trở nên nhộn nhịp và được các nhà đầu tư săn đón. Tham khảo ngay nội dung Mua nhà riêng Dĩ An để cập nhật tin tức và tình hình giá nhà đất tại Dĩ An trước khi quyết định mua bán hay đầu tư vào đây.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

7 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

7 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

8 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

10 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

12 giờ trước