Thặng dư thương mại “cán mốc” 3,6 tỷ USD trong tháng đầu tiên của năm

Thứ hai, 31/01/2023-08:01
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng đầu tiên của năm 2023 ước tính đạt con số 46,56 tỷ USD; trong đó, riêng lĩnh vực xuất khẩu đã đạt 25,08 tỷ USD, nhập khẩu đạt được 21,48 tỷ USD. Với kết quả này, cán cân thương mại đạt thặng dư giá trị 3,6 tỷ USD…

Kim ngạch xuất nhập khẩu “mở màn” năm 2023 đầy triển vọng

Theo vneconomy.vn, số liệu báo cáo vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 01/2023 ước đạt con số 46,56 tỷ USD, qua đó giảm tỷ lệ 17,3%, so với tháng trước và giảm gần 25% so với thời điểm cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, riêng về lĩnh vực xuất khẩu, trong tháng 1/2023 ước đạt được con số 25,08 tỷ USD, giảm tỷ lệ 13,6% so với cùng kỳ tháng trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt được 6,44 tỷ USD, giảm tỷ lệ 18%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đã đạt được 18,64 tỷ USD, giảm 12%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng 1/2023 đã giảm đến 21,3%, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đã ghi nhận giảm 27,1%, và khu vực có vốn đầu tư từ nước ngoài (kể cả dầu thô) đã giảm tỷ lệ 19%.

Trong tháng 1 năm 2023 có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trị giá từ 1 tỷ USD trở lên, chiếm tỷ lệ 66,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.


Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 01/2023 ước đạt 46,56 tỷ USD.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 01/2023 ước đạt 46,56 tỷ USD.

Về cơ cấu các nhóm ngành hàng xuất khẩu tháng 01 năm 2023, mặt hàng nhiên liệu và khoáng sản ước tính đạt được 258 triệu USD, chiếm tỷ lệ 1%; hàng công nghiệp chế biến ước tính đạt được con số 22,32 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 89%; hàng nông sản, lâm sản ước tính đạt được con số 1,9 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 7,6%; hàng thủy sản ước đạt con số là 0,6 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 2,4%.

Nhìn theo chiều hướng ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng 01 năm 2023 ước tính đạt được 21,48 tỷ USD, giảm tỷ lệ 21,3% so với cùng kỳ tháng trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt được là 7,48 tỷ USD, giảm tỷ lệ 26,6%; và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt con số là 14 tỷ USD, giảm tỷ lệ là 18,1%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của tháng 1/2023 ghi nhận giảm tỷ lệ 28,9%, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đã giảm đến 25,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ghi nhận giảm tỷ lệ 30,4%.

Trong tháng 01/2023 có đến 3 mặt hàng nhập khẩu đạt được trị giá từ 1 tỷ USD trở lên, chiếm tỷ trọng là 37,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.

Về cơ cấu các nhóm hàng nhập khẩu trong tháng 01/2023, hàng tư liệu sản xuất đạt ước tính đạt được 19,97 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 93%, trong đó loại hình hàng hóa máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm tỷ lệ là 41,1%; hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm tỷ lệ là 51,9%. Hàng vật phẩm tiêu dùng đạt được số tiền là 1,51 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 7%.


Cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 1 của năm 2023 ước tính xuất siêu trị giá là 3,6 tỷ USD.
Cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 1 của năm 2023 ước tính xuất siêu trị giá là 3,6 tỷ USD.

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa trong tháng 01/2023, Hoa Kỳ hiện vẫn đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với mức kim ngạch ước đạt 7,6 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt được con số 8,1 tỷ USD. Tháng 01/2023 xuất siêu sang các nước EU ước tính đạt được con số 1,8 tỷ USD, giảm tỷ lệ 45% so với cùng kỳ của năm trước; xuất siêu sang Nhật Bản trị giá 100 triệu USD giảm tỷ lệ là 65,3%; nhập siêu từ Trung Quốc đạt tỷ lệ là 3,4 tỷ USD, giảm tỷ lệ 52,6%; nhập siêu đến từ Hàn Quốc đạt được con số 2,5 tỷ USD, giảm tỷ lệ 20,9%; nhập siêu từ ASEAN trị giá 1,3 tỷ USD, tăng tỷ lệ 74,3%.

Như vậy, với kết quả trên, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 1 của năm 2023 ước tính xuất siêu trị giá là 3,6 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu đạt con số là 1,04 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả mặt hàng dầu thô) xuất siêu trị giá là 4,64 tỷ USD.

Xuất, nhập khẩu Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2023

Đánh giá về tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa trong năm 2023, Tổng cục Thống kê nhận định rằng trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, có thể phải đối mặt với tình trạng lạm phát nặng nề và thực trạng suy thoái kinh tế ở hầu hết các quốc gia, nhu cầu tiêu dùng trên toàn cầu suy giảm mạnh mẽ sẽ tác động rất bất lợi đến các hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam.

Đồng thời, với thực trạng xu hướng xuất, nhập khẩu trong thời điểm quý 4/2022 đã ghi nhận có dấu hiệu suy giảm nhanh chóng, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đều rơi vào tình trạng bị sụt giảm số lượng đơn hàng, dẫn tới cả nhập khẩu và xuất khẩu đều bị sụt giảm nặng nề. Dự báo trong năm 2023, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam nhiều khả năng sẽ tiếp tục gặp tình trạng khó khăn.


Tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa trong năm 2023 dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn.
Tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa trong năm 2023 dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn.

Theo đánh giá gần nhất đến từ Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng toàn cầu nhiều khả năng sẽ chững lại trong năm 2023, do đó, sẽ ảnh hưởng đến tất cả những thị trường nhập khẩu toàn thế giới. Những lợi thế về thị trường trong quý 4 năm 2022 và quý 1 năm 2023 sẽ không còn bởi vì tình trạng lạm phát gần như đã "ngấm sâu" vào các lĩnh vực tiêu thụ trên thị trường toàn thế giới, dự báo xuất khẩu trong thời điểm quý 1/2023 sẽ bị sụt giảm mạnh mẽ. Việc Trung Quốc bắt đầu mở cửa trở lại sau thời kỳ đại dịch Covid-19 cũng sẽ là thách thức rất lớn đối với các nhà sản xuất ở trong nước.

Nhận định từ Bộ Công Thương cũng cho thấy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như diễn biến xung đột chiến tranh tại Ukraine, tình hình kiểm soát lạm phát của các quốc gia nhập khẩu, tình trạng diễn biến kinh tế ở những thị trường sở hữu quy mô nhập khẩu lớn trên thế giới.

Tuy nhiên, với việc thực thi lộ trình cắt giảm mức thuế quan theo Hiệp định thương mại tự do (FTA) và việc tăng cường đẩy mạnh các chương trình phục hồi kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội sẽ là động lực quan trọng giúp thúc đẩy tình hình sản xuất, xuất khẩu. Thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tích cực cũng sẽ là động lực rất lớn tạo thêm năng lực sản xuất mới cho việc xuất khẩu trong năm 2023.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Kiến nghị cho phép hoạt động đòi nợ chuyên nghiệp nhằm giảm nguy cơ nợ xấu

1 giờ trước

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng nhưng vẫn duy trì quanh vùng đáy

1 giờ trước

Cô gái lương 9 triệu đồng/tháng tiết lộ bí quyết mua được chung cư và gửi thêm 1 tỷ đồng cho bố mẹ xây nhà

1 giờ trước

Phong cách nhà 2 tầng đơn giản toát lên sự sang trọng

1 giờ trước

Thị trường đất nền phía Nam bắt đầu trở lại “đường đua”

1 giờ trước