Tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm tại TP Hồ Chí Minh đạt 2,43% 

Thứ ba, 06/06/2023-18:06
Trong 5 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cho thấy sự ổn định kinh tế vĩ mô và những chuyển biến tích cực từ nền kinh tế. 

Tín dụng tập trung vào sản xuất kinh doanh

Theo Thời báo Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh cho biết, tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong 5 tháng đầu năm 2023 ước tăng khoảng 2,43% so với cuối năm 2022 (so với khoảng 3.17% của cả nước). Trong đó, dư nợ tín dụng bằng VND tăng 2,21% và dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ tăng 6,46% so với cuối năm 2022. 

Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh, diễn biến này cùng xu hướng với cả nước (tín dụng VND tăng 2,39%, tín dụng ngoại tệ tăng 9,35%). 

“Phân tích cơ cấu tín dụng theo thời hạn nợ, loại tiền và khối ngân hàng, cũng như nhóm ngành lĩnh vực (sản xuất kinh doanh, bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng), tín dụng 5 tháng đầu năm vẫn tập trung lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các nhóm ngành lĩnh vực là động lực tăng trưởng kinh tế”, ông Lệnh nói.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh cho biết, trong 3 năm trở lại đây, tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm 2023 thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 và năm 2021, tuy nhiên cao hơn 2020 (5 tháng đầu năm 2022, tín dụng tăng 8.8%; năm 2021 tăng 4.76% và năm 2020 tăng 1.75%).


Tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong 5 tháng đầu năm 2023 ước tăng khoảng 2,43% so với cuối năm 2022.
Tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong 5 tháng đầu năm 2023 ước tăng khoảng 2,43% so với cuối năm 2022.

Những yếu tố chính tác động đến tăng trưởng tín dụng trong 5 tháng đầu năm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh được chỉ ra là tăng trưởng kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khó khăn của các thị trường đặt trong mối quan hệ ngân hàng - khách hàng và nền kinh tế. Tín dụng và tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng nhất có tác động qua lại trong 5 tháng đầu năm và dự báo trong thời gian tới. 

Hệ thống giải pháp về cơ chế chính sách tài chính tiền tệ, đầu tư cùng với việc nhận diện đầy đủ khó khăn thách thức, đánh giá những chuyển biến tích cực từ một số lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế trên các lĩnh vực đầu tư, sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp, du lịch, dự báo trong những tháng tới, hoạt động tín dụng cũng như tăng trưởng kinh tế kỳ vọng có kết quả tốt hơn. 

Ông Lệnh nhận định một số yếu tố tác động tích cực đến xu hướng tăng trưởng tín dụng nói chung và địa bàn TP Hồ Chí Minh nói riêng thời gian tới. Cụ thể, yếu tố kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, bình quân 5 tháng đầu năm CPI tăng 3,55% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là một trong những yếu tố nền tảng quan trọng để tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, có ý nghĩa trực tiếp không chỉ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng. Đây là nền tảng để các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn hiệu quả. Ngoài ra, ở góc độ chính sách và thực thi chính sách, kinh tế vĩ mô ổn định và kiềm chế được lạm phát sẽ không chỉ tạo dư địa cho chính sách mà còn tạo điều kiện phát huy các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, qua đó kích thích tăng trưởng tín dụng. 


Tín dụng 5 tháng đầu năm 2023 tại TP Hồ Chí Minh tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
Tín dụng 5 tháng đầu năm 2023 tại TP Hồ Chí Minh tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

Lấy lại đà tăng trưởng kinh tế trong quý II

Những chuyển biến tích cực của nền kinh tế nói chung và kinh tế của TP Hồ Chí Minh nói riêng trong quý II năm nay (ước tính GRDP của Thành phố quý II tăng 5,78% so với cùng kỳ), đây là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến tăng trưởng tín dụng trên địa bàn, đặt trong mối quan hệ ngân hàng - khách hàng và nền kinh tế. Tín dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ở chiều ngược lại tăng trưởng kinh tế là môi trường, là điều kiện thuận lợi để mở rộng và tăng trưởng tín dụng. 

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành hệ thống cơ chế chính sách và điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ để thực hiện nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. 

Chính sách lãi suất và cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ được ban hành trong thời gian qua, không chỉ hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp về vốn, về lãi suất. Đồng thời tạo thanh khoản và dòng tiền để doanh nghiệp duy trì, ổn định và tăng trưởng qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 


TP Hồ Chí Minh đang lấy lại đà tăng trưởng kinh tế.
TP Hồ Chí Minh đang lấy lại đà tăng trưởng kinh tế.

Những chính sách này, vừa hỗ trợ thanh khoản cho chức tín dụng, vừa tạo điều kiện giảm lãi suất và luân chuyển vốn thuận lợi trong nền kinh tế, thông qua đó kích thích, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng kinh tế.

“Sự ổn định kinh tế vĩ mô và những chuyển biến tích cực từ nền kinh tế sẽ là những yếu tố tác động tích cực đến xu hướng tăng trưởng tín dụng trên địa bàn trong thời gian tới. Vấn đề không kém phần quan trọng, đó là hành động để thực thi chính sách, để phát huy hiệu quả chính sách, với tinh thần năng động, sáng tạo và trách nhiệm để đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tăng trưởng và phát triển”, ông Lệnh nói thêm.

Kể từ đầu năm tới nay, Ngân hàng Nhà nước đã có 3 lần giảm lãi suất điều hành và ban hành các chính sách cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ mà không chuyển nhóm, mua lại trái phiếu doanh nghiệp… Những yếu tố này sẽ trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, lãi suất, tạo thanh khoản, dòng tiền để doanh nghiệp có thể duy trì, ổn định sản xuất kinh doanh. Dự kiến trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục tìm cách giảm thêm lãi suất cho vay để hỗ trợ nhu cầu vốn. Số liệu cho thấy, lãi suất cho vay mới bình quân là 9,07%, giảm 0,9% so với cuối năm ngoái. Sau thời điểm huy động lãi suất cao vào cuối năm ngoái và đầu năm nay thì ngành ngân hàng cần một hoặc vài quý, để có thể trung hòa giá vốn, đưa vốn rẻ hơn ra thị trường.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

28 phút trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

3 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

5 giờ trước