Tìm hiểu về tái cơ cấu đầu tư công hiện nay tại Việt Nam

Thứ ba, 08/12/2020-15:12

Những năm qua nguồn vốn Nhà nước huy động cho vốn đầu tư liên tục tăng, điều này đã góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực về cơ sở vật chất, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó việc quản lý và triển khai dự án đầu tư công đã bộc lộ nhiều hạn chế, gây thất thoát và lãng phí vốn. Chính vì vậy, Nhà nước đã quyết định bắt tay vào tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, trong đó một trong những trụ cột chính là tái cơ cấu đầu tư công .

Có thể bạn quan tâm: Tổng Quan Về Vốn Sự Nghiệp Có Tính Chất Đầu Tư Xây Dựng

Tìm hiểu về tái cơ cấu đầu tư công tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, việc tái cơ cấu đầu tư công tại Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định. Có thể nhận thấy được điều này trong việc quy mô chi tiêu đầu tư công được mở rộng liên tục, tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư toàn xã hội và trên GDP đã giảm dần.

 Ảnh 1: Tìm hiểu về tái cơ cấu đầu tư công tại Việt Nam (Nguồn: Internet)
Ảnh 1: Tìm hiểu về tái cơ cấu đầu tư công tại Việt Nam (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên ngoài những thành công đạt được có thể nhìn thấy rõ rằng việc tái cơ cấu đầu tư công ở nước ta hiện nay còn diễn ra khá chậm và chưa đạt được như kỳ vọng, tình trạng đầu tư còn chưa được khắc phục một cách triệt để. Chính vì vậy để có cái nhìn tổng thể và giải quyết những tồn tại này hãy cùng theo dõi bài viết sau.

Hiện nay, những người làm về kinh tế định nghĩa đầu tư công chính là chi tiêu của Nhà nước nhằm tăng lượng vốn vật chất và vốn con người. Ngoài ra còn làm tăng sản lượng tiềm năng của quốc gia ở thời điểm hiện tại. Chính vì vậy, cơ cấu đầu tư công được hiểu là việc tập hợp các khoản chi đầu tư của Nhà nước cho các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, với tỷ trọng khác nhau trong tổng chi tiêu của Nhà nước cho đầu tư.

Với định nghĩa đầu tư công có thể rút ra được việc tái cơ cấu đầu tư công ở nước ta hiện nay chính là điều chỉnh cơ cấu đầu tư công hiện tại sang một cơ cấu đầu tư công khác với khả năng và quá trình hợp lý hơn. Việc tái cơ cấu sẽ gắn liền với tăng trưởng kinh tế bền vững. Và tái cơ cấu bền vững cũng chính là việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư công hướng tới thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế bền vững trong điều kiện môi trường được bảo đảm ở thời điểm hiện tại.

Thực trạng tái cơ cấu đầu tư công tại Việt Nam

Tái cơ cấu đầu tư công trong tổng đầu tư toàn xã hội

Xét về tái cơ cấu đầu tư công trong tổng đầu tư toàn xã hội, theo số liệu thống kê, vốn đầu tư giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017 chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Từ năm 2011 đến nay có thể nhận thấy chi đầu tư công liên tục tăng, đặc biệt là trong năm 2017, chi đầu tư công cao gấp 1,74 lần so với năm 2011 theo như số liệu hiện hành.

Trong những năm gần đây việc tái cơ cấu có mục tiêu giảm tỷ trọng đầu tư công, tăng tỷ trọng đầu tư tư nhân trong tổng đầu tư toàn xã hội. Điều này có thể được nhận thấy do số vốn tăng tuy nhiên tỷ trọng chi đầu tư công lại có xu hướng giảm trong những năm gần đây.

 Ảnh 2: Tái cơ cấu đầu tư công trong tổng đầu tư toàn xã hội (Nguồn: Internet)
Ảnh 2: Tái cơ cấu đầu tư công trong tổng đầu tư toàn xã hội (Nguồn: Internet)

Tái cơ cấu chi đầu tư công theo nguồn vốn

Xét về tái cơ cấu đầu tư công theo nguồn vốn, có thể nhận thấy rõ rằng Chính phủ đã dành ngân sách lớn cho đầu tư. Việc này được nhận định khi hàng năm, Nhà nước đã chi cho đầu tư hơn 200.000 tỷ đồng trong ngân sách hiện có. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ chiếm tỷ trọng từ hơn 40% đến hơn 50% tổng chi đầu tư công.

Chi đầu tư từ nguồn vốn chỉ đứng sau chi đầu tư nguồn ngân sách nhà nước. Chi đầu tư nguồn vốn thông thường sẽ là trái phiếu chính phủ. Điều này được thể hiện rõ qua năm 2011 khi Chính phủ đã quyết định đầu tư 114.085 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho hạng mục này. Tức là sẽ chiếm 33,4% tổng chi đầu tư công. Đặc biệt trong những năm tiếp theo thì chi đầu tư từ vốn vay cũng tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng chi đầu tư công.

Xét về con số tuyệt đối, chi đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước khá ổn định. Chỉ trừ năm 2011 thì hầu hết duy trì ở mức hơn 200.000 tỷ đồng. Tuy nhiên xét về tỷ trọng thì chi đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước lại có xu hướng giảm còn về chi đầu tư từ vốn vay và vốn của các các doanh nghiệp nhà nước thì lại có xu hướng tăng.

Tái cơ cấu đầu tư công trong các ngành

Trong giai đoạn này, các ngành có tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư công cao là sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, cung cấp nước, vận tải, kho bãi, giáo dục, đào tạo, điều hòa không khí, hoạt động quản lý và xử lý rác thải;; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội. Những ngành có tốc độ tăng vốn đầu tư thấp sẽ là những ngành liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến và chế tạo.

 Ảnh 3: Vốn đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn 2011-2017 (Nguồn: Internet)
Ảnh 3: Vốn đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn 2011-2017 (Nguồn: Internet)

Một số đề xuất chính sách về tái cơ cấu đầu tư công

Hiện nay để tái cơ cấu đầu tư công đạt hiệu quả ở Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, nên tập trung triển khai vào một số chính sách sau:

  • Cải thiện môi trường kinh doanh, ưu tiên vốn ODA hỗ trợ trồng rừng, đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường.
  • Tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực khoa học công nghệ, y tế, đổi mới quản lý chi đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất lao động của nền kinh tế.
 Ảnh 4: Một số đề xuất chính sách về tái cơ cấu đầu tư công (Nguồn: Internet)
Ảnh 4: Một số đề xuất chính sách về tái cơ cấu đầu tư công (Nguồn: Internet)
  • Triển khai biện pháp mạnh hơn trong việc thoái vốn, tập trung đầu tư cho các công trình trọng điểm.
  • Xây dựng danh mục thứ tự ưu tiên các công trình đầu tư trong từng năm và từng thời kỳ.

Có thể bạn quan tâm: 4 Bước Trong Quy Trình Lập Và Thẩm Định Dự Án Đầu Tư

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về tái cơ cấu đầu tư công hiện nay cũng như đưa ra một số đề xuất chính sách để cải thiện một cách hiệu quả. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin và hiểu rõ hơn về tái cơ cấu đầu tư công tại Việt Nam. Để có những thông tin luật khác giúp bạn trong cuộc sống thì hãy theo dõi các bài viết của chúng tôi nhé.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật