Sát hại em gái vì tranh chấp đất đai: Hung thủ đối diện với mức án tử?

Thứ ba, 22/12/2021-15:12

Do tranh chấp đất đai, ông Tựa đã nảy sinh ý định sát hại em gái để lấy lại đất. Bước đầu tại cơ quan điều tra, gã đàn ông U60 còn kiên quyết không nhận tội.

Ngày nay, tội phạm giết người ngày càng gia tăng. Theo đó, mức độ nghiêm trọng cũng ngày càng cao. Tội phạm giết người có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân phải kể đến chính là tranh chấp đất đai. Điển hình như vụ việc mới xảy ra tại Đắk Nông hồi tháng 3 vừa qua.

Sát hại em gái vì tranh chấp đất đai

Chiều 19/3/2021, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông đã tiến hành tạm giữ hình sự đối tượng Trần Duy Tựa (SN 1959, trú tại xã Đắk Sin, Đắk R'Lấp). Việc tạm giữ phục vụ cho điều tra, làm rõ về hành vi Giết người.

Vào ngày 16/3, lực lượng chức năng nhận được tin báo của người dân. Theo đó, bà Trần Thị Tốt (SN 1966, trú tại thôn 4, xã Đắk Sin, huyện Đắk R’Lấp) được phát hiện tử vong trước cổng nhà. Nạn nhân tử vong với nhiều vết thương trên đầu. 

Ngay lập tức, Ban Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo vụ việc. Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh nhanh chóng tới hiện lượng. Lực lượng phối hợp với Phòng Kỹ thuật hình sự và Công an huyện Đắk R'lấp tiến hành khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi.

 Trần Duy Tựa tại cơ quan công an
Trần Duy Tựa tại cơ quan công an

Lực lượng chức năng cũng tiến hành rà soát, xác minh các đối tượng nghi vấn. Ngày 18/3, lực lượng phát hiện đối tượng Trần Duy Tựa có nhiều nghi vấn. Tự là anh ruột bà Tốt, từng có nhiều mâu thuẫn với nạn nhân về tranh chấp đất đai. Ngay lập tức, Tựa được triệu tập về cơ quan để làm việc. 

Bước đầu, đối tượng quyết không thừa nhận hành vi sát hại em gái. Tuy nhiên, sau loạt chứng cứ và lập luận sắc bén của điều tra viên, Tựa đã cúi đầu nhận tội. Do tranh chấp đất đai, khoảng 17h30 ngày 15/3/2021, Tựa đi làm rẫy về nghĩ đến chuyện cũ. Thấy bà Tốt mượn đất không trả mà còn xúc phạm, thách thức, ông nảy sinh ý định sát hại. 

Khoảng 21h50 cùng ngày, thấy bà Tốt vừa về đối tượng liền gây án. Ông Tựa dùng gậy gỗ đánh trúng đầu nạn nhân. Khi thấy em gái té ngã, nằm bất động, ông Tựa còn đánh thêm hai phát vào đầu mới bỏ đi.  

Giết người vì tranh chấp đất đai sẽ phải chịu mức án phạt nào?

Theo khoản 24, Điều 3 Luật đất đai 2013: Tranh chấp đất đai là việc tranh giành quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất với 2 hoặc nhiều bên trong mối quan hệ đất đai. Đây là tranh chấp khá phổ phiến ở Việt Nam.

 Giết người là cố ý tước đoạt tính mạng người khác. Ảnh minh họa
Giết người là cố ý tước đoạt tính mạng người khác. Ảnh minh họa

Trong đó, hành vi Giết người là cố ý tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi này không chỉ xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người. Nó còn gây nguy hiểm cho cộng đồng, xã hội. 

Các yếu tố cấu thành tội Giết người

Mặt chủ quan của tội phạm

Theo đó, họ sẽ xác định lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp.

Trong đó, cố ý trực tiếp được hiểu, người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra. Tuy nhiên, họ vẫn thực hiện hành vi phạm tội vì mong chuyện này xảy đến. 

Cố ý gián tiếp là, người phạm tội nhận thức được hậu quả hành động của mình. Để đạt được mục tích, họ đã mặc cho hậu quả xảy ra một cách có ý thức. 

Mặt khách quan của tội phạm

Chủ thể có hành vi tước đoạt mạng sống người khác bằng cách dùng mọi thủ đoạn. Mục đích cuối cùng là chấm dứt sự sống của một hoặc nhiều người khác. Trong trường hợp chủ thể vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng gây chết người. Lúc này sẽ cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Theo đó, hành vi làm chết người do các hình thức sau: 

Hành động: Thể hiện ở việc người phạm tội cố tình thực hiện các hành vi trái pháp luật để tước đoạt mạng sống người khác.

Không hành động: Người phạm tội không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu người khác nhằm giết người. Tội phạm thực hiện điều này trong trường hợp lợi dụng nghề nghiệp. 

Hậu quả: Hậu quả trực tiếp thường là tước đoạt sự sống của nạn nhân. Khi hành vi người phạm tội có mục đích như trên, đây được cấu thành tội giết người. Cấu thành tội dù hậu quả chết người có hoặc không xảy ra. 

 Tranh chấp đất đai rất phổ biến tại Việt Nam. Ảnh minh họa
Tranh chấp đất đai rất phổ biến tại Việt Nam. Ảnh minh họa

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Trong đây quy định rõ, người từ 14 tuổi trở nên phải chịu trách nhiệm hình sự. Đây là đối với trường hợp tội phạm nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 

Giết người vì tranh chấp đất đai sẽ bị tử hình?

Theo khoản 1 điều 123 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định khung hình phạt về tội Giết người như sau: Người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 12-20 năm, chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn chịu thêm các hình phạt bổ sung khác.

Phạt tù từ 12-20 năm, chung thân hoặc tử hình với các trường hợp:

Giết 2 người trở lên. Giết phụ nữ dù biết nạn nhân có thai. Giết người dưới 16 tuổi. Giết người đang thi hành công vụ. Giết ông/bà/cha/mẹ, người nuôi dưỡng hoặc cô/thầy giáo của mình. 

Giết người ngay trước/sau khi thực hiện một tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.  

 Giết người do tranh chấp đất đai có thể bị kết án tử hình. Ảnh minh họa
Giết người do tranh chấp đất đai có thể bị kết án tử hình. Ảnh minh họa

Giết người nhằm thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác. Thực hiện hành vi tàn ác để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân. Phạm tội một cách man rợ. Lợi dụng nghề nghiệp để giết người hoặc bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người.

Thuê giết người hoặc giết người thuê sau tranh chấp đất đai. Có tính chất côn đồ. Thực hiện hành vi có tổ chức. Có động cơ đê hèn. Tái phạm nguy hiểm.  

Nếu không thuộc các trường hợp kể trên sẽ bị phạt tù 7 năm đến 15 năm.

Ngoài ra, người gây án do tranh chấp đất đai còn phải chịu các hình phạt bổ sung, gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ. Cấm hành nghề, làm việc nhất định 1-5 năm. Phạt quản chế hoặc cấm lưu trú 1-5 năm. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Hải Phòng: Phân lô bán nền 500 nghìn m2, hơn 3.000 lô đất bung hàng

Tin mới cập nhật

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

1 giờ trước

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

1 giờ trước

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

3 giờ trước

LPBank dự định đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam, không trả cổ tức trong 3 năm

3 giờ trước

Ứng dụng AI vào công việc: Muốn đạt được kết quả tốt cần tìm cách để AI hiểu mình cần gì?

3 giờ trước