Quyền đối với bất động sản liền kề theo quy định của pháp luật

Thứ ba, 08/12/2020-17:12

Trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, kể cả Việt Nam thì quyền sở hữu của công dân luôn là định chế trung tâm. Tuy vậy, việc chỉ nhìn nhận ở góc độ quyền sở hữu thôi thì chưa trọn vẹn. Bên cạnh, quyền sở hữu thì quyền của chủ thể đối với tài sản còn bao gồm cả quyền đối với bất động sản - quyền này là một trong những quyền rất phổ biến và quan trọng nhưng được rất ít người tìm hiểu kỹ. Giờ thì hãy để chúng tôi giúp bạn có thêm nguồn tư liệu chi tiết về quyền này nhé!

Có thể bạn quan tâm: Những quy định về nhà sinh hoạt cộng đồng mới nhất

Quyền đối với bất động sản liền kề là gì?

Tại điều 245 Bộ Luật Dân Sự năm 2015 có quy định rằng :”Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền)”.

Có thể nói một cách dễ hiểu rằng những người có bất động sản liền kề thì sẽ tồn tại những quyền nhất định với những BĐS liền kề đó. Hay là “Quyền sử dụng bất động sản liền kề (Địa dịch) là việc một bất động sản chịu sự khai thác của một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của một người khác”.

 Ảnh 1: Quyền đối với bất động sản liền kề (Nguồn: Internet)
Ảnh 1: Quyền đối với bất động sản liền kề (Nguồn: Internet)

Đặc điểm của quyền đối với bất động sản liền kề

Đầu tiên, quyền đối với bất động sản liền kề phải gắn liền với 2 BĐS bao gồm: 1 BĐS hưởng quyền cùng với 1 bất động sản chịu hưởng quyền.

Thứ hai, quyền này không phải gắn với chủ sở hữu BĐS mà sẽ gắn với bất động sản. Chính vì thế, khi BĐS đổi chủ sau khi thực hiện các giao dịch dân sự thì sẽ chấm dứt quyền với chủ cũ và khi đó chủ mới sẽ là người được hưởng các quyền đó.

Thứ ba, quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập với mục đích là tạo điều kiện cho sinh hoạt bình thường của chủ sở hữu BĐS, không phải là quyền để có thể kiếm lợi. Chính vì thế mà quyền này không có giá trị kinh tế, không hướng đến việc khai thác giá trị của BĐS đó nhằm mục đích kiếm lời.

Nội dung của quyền đối với bất động sản liền kề

Quyền đối với bất động sản liền kề gồm các nội dung như:

  • Quyền về cấp thoát nước qua bất động sản liền kề.
  • Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác.
  • Quyền về lối đi qua.
  • Quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác.

Quyền về cấp thoát nước qua bất động sản liền kề

Quyền về cấp thoát nước qua bất động sản liền kề được quy định tại Điều 252 BLDS năm 2015, cụ thể như sau:

  • “Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.”
  • “ Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại”.
 Ảnh 2: Quyền về cấp thoát nước qua bất động sản liền kề (Nguồn: Internet)
Ảnh 2: Quyền về cấp thoát nước qua bất động sản liền kề (Nguồn: Internet)

Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác

Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác được quy định tại Điều 253 BLDS 2015 như sau: “Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp. Thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó; nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường.”

Quyền về lối đi qua

Quyền về lối đi qua được quy định tại Điều 254 BLDS 2015 như sau:

“Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.”

“Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.”

  • “Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
 Ảnh 3: Quyền về lối đi qua (Nguồn: Internet)
Ảnh 3: Quyền về lối đi qua (Nguồn: Internet)

Quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác

“Chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, nhưng phải bảo đảm an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.”

Có thể bạn quan tâm: Tư Vấn Luật Bồi Thường Đất Đai Mới Nhất Bạn Cần Biết

Trên đây là những thông tin về quyền đối với bất động sản liền kề đã được chúng tôi chia sẻ vô cùng chi tiết. Hy vọng các bạn nắm rõ, để tránh khỏi những sai lầm không đáng có, chúc thành công!. Ngoài ra, bạn đọc có thể theo dõi các bài viết khác của chúng tôi tại tư vấn luật nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

7 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

8 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

8 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

10 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

12 giờ trước