Quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai chi tiết nhất

Thứ ba, 09/12/2020-10:12

Tranh chấp đất đai là vấn đề nổi cộm, xảy ra ở khắp mọi nơi của Việt Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi. Đây là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ trong gia đình, làng xóm, trong cộng đồng xã hội. Quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai được trải qua những bước như thế nào? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý để thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai

Căn cứ pháp lý để thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai là là Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013 và mục 4, chương 7 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP.

 Ảnh 1: Luật Đất đai 2013 quy định quy trình giải quyết tranh chấp đất đai (Nguồn: Internet)
Ảnh 1: Luật Đất đai 2013 quy định quy trình giải quyết tranh chấp đất đai (Nguồn: Internet)

Về cơ bản, tranh chấp đất đai là một dạng tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa cá nhân hoặc tổ chức trong mối quan hệ đất đai.

Tranh chấp đất đai thường nằm ở 3 dạng chính sau đây:

  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất
  • Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
  • Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

Dù nằm ở dạng nào thì dù quy trình giải quyết tranh chấp đất đai đã được quy định rõ trong luật nhưng quá trình giải quyết vô cùng phức tạp, thường kéo dài dai dẳng và tốn nhiều nguồn lực cho quá trình tranh này.

Quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Như vậy, bạn đã hiểu bản chất của tranh chấp đất đai là gì rồi, cũng như các văn bản luật và dưới luật quy định về giải quyết tranh chấp. Cụ thể sẽ trải qua hai bước sau.

Bước 1: Hòa giải cấp cơ sở

Với bất kỳ tranh chấp nào, nhà nước cũng khuyến khích các bên tham gia thực hiện hòa giải. Đây là quá trình tự nguyện, tạo sự đồng thuận dựa trên tôn trọng quyền và nghĩa vụ của nhau. Đây là quy định bắt buộc trong quy trình giải quyết tranh chấp đất đai.

 Ảnh 2: Hòa giải cấp cơ sở là bắt buộc trong giải quyết tranh chấp đất đai (Nguồn: Internet)
Ảnh 2: Hòa giải cấp cơ sở là bắt buộc trong giải quyết tranh chấp đất đai (Nguồn: Internet)

Cụ thể, điều này được quy định tại điều 88 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp. Ở điều này, quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc thực hiện thẩm tra xác minh tranh chấp, thu thập chứng từ liên quan đồng thời thành lập Hội đồng Hòa giải.

Hội đồng hòa giải cần có sự tham gia của Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND, đại diện Mặt trận tổ quốc, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, đại diện hộ dân sinh sống lâu đời tại đó...Bên cạnh đó, UBND cấp xã còn có trách nhiệm tổ chức cuộc họp hòa giải nhằm giải quyết mâu thuẫn. Thời gian giải quyết không quá 45 ngày bắt đầu từ thời điểm nhận đơn.

Bước 2: Với các trường hợp hòa giải không thành

Trong trường hợp UBND cấp xã hòa giải không thành, nguyên đơn có quyền gửi đơn lên UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh để tiếp tục yêu cầu giải quyết. Ở giai đoạn này, mỗi cấp UBND lại có vai trò khác nhau trong quy trình giải quyết tranh chấp đất đai.

UBND cấp huyện sẽ giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng cư dân với nhau. Trong trường hợp quyết định của UBND không được người gửi đơn đồng tình thì có thể gửi đơn lên UBND cấp tỉnh hoặc Tòa án nhân dân để khởi kiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

 Ảnh 3: Có thể khởi kiện ra tòa nếu hòa giải bất thành (Nguồn: Internet)
Ảnh 3: Có thể khởi kiện ra tòa nếu hòa giải bất thành (Nguồn: Internet)

UBND cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm giải quyết tranh chấp là các tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của UBND cấp tỉnh thì có quyền đệ đơn khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân

03 cách giải quyết tranh chấp đất đai

Như trên đã đề cập, ngoài quy trình giải quyết tranh chấp đất đai chúng ta còn thấy rõ có 3 cách giải quyết vấn đề này, cụ thể là:

Hòa giải

Đầu tiên, khi xảy ra tranh chấp đất, theo khuyến khích của nhà nước, các bên liên quan nên tự hòa giải hoặc hòa giải thông qua cơ sở. Hình thức tự hòa giải rất được nhà nước ủng hộ, tuy nhiên kết quả sẽ tùy thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp mà không mang mang tính bắt buộc phải thực hiện theo.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại các cơ quan UBND cấp xã, cấp phường là bắt buộc trước khi nộp đơn khởi kiện hoặc đơn đề nghị chính quyền cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết. Theo trình tự được quy định bởi pháp luật, nếu không thực hiện bước này, bạn sẽ không thể gửi đơn đến cơ quan cao hơn.

UBND cấp huyện và cấp tỉnh giải quyết tranh chấp

Sau khi hòa giải không thành công và đối với trường hợp đương sự tranh chấp đất không thể xuất trình Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay bất cứ giấy tờ về quyền sử dụng đất liên quan, có 2 cách để giải quyết gửi đơn yêu cầu UBND giải quyết tranh chấp và khởi kiện lên Tòa án tại khu vực có đất tranh chấp.

Đối với các vụ tranh chấp đất đai mà các bên liên quan là những hộ gia đình hoặc các cá nhân với nhau thì nộp đơn tại những UBND cấp huyện nơi có đất. Ngoài ra, khi đã có quyết định cuối cùng về tranh chấp mà đương sự không đồng ý, có thể gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp Tỉnh.

Khởi kiện lên Tòa án Nhân dân

Các vụ tranh chấp đất đai sau đây có thể khởi kiện lên Tòa án Nhân dân:

  • Đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất.
  • Đương sự không có Giấy nhận quyền sử dụng đất hoặc thiếu giấy tờ về quyền sử dụng đất.
  • Các tranh chấp liên quan đến những tài sản gắn liền với đất như các công trình xây dựng và nhà ở.

Để được giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án, đương sự phải đáp ứng được các điều kiện: có đầy đủ quyền để khởi kiện, các tranh chấp vẫn chưa được giải quyết, đã thực hiện hòa giải theo quy định tại cơ quan UBND cấp xã và các vụ tranh chấp đất đai nằm trong thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.

Về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai, đây là một thời hạn nhất định được đặt ra mà đương sự có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân, sau khi hết thời hiệu thì mọi khởi kiện đều không được xem xét.

Theo quy định của pháp luật, các vụ án nhân sự điển hình như các vụ tranh chấp đất đai, sẽ có thời hiệu khởi kiện là từ 10 năm đến 20 năm, hoặc thậm chí là không đặt ra thời hạn tùy vào tính chất của sự việc. Chính vì thế mà đối với một số vụ tranh chấp đất đai, Tòa án có thể xem xét và tiến hành giải quyết, chỉ cần bạn đáp ứng đủ điều kiện để khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Với tình trạng các vụ tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng nhiều và có xu hướng dẫn tới án hình sự, gây rối loạn an ninh trật tự xã hội như hiện nay, nhà nước đang ngày càng thắt chặt công tác giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có những hiểu biết cơ bản về Luật đất đai để bảo vệ quyền lợi của bản thân khi cần thiết.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Hải Phòng: Phân lô bán nền 500 nghìn m2, hơn 3.000 lô đất bung hàng

Tin mới cập nhật

“Mở kho” đấu thầu vàng để giữ vững kho ngoại tệ

5 giờ trước

Chuyên gia Dragon Capital chỉ ra 3 yếu tố giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

9 giờ trước

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

11 giờ trước

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

11 giờ trước

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

14 giờ trước