PMI giảm tháng thứ ba liên tiếp còn 45,3 điểm

Thứ năm, 01/06/2023-22:06
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng 5 đã giảm xuống 45,3 điểm, đây là lần suy giảm tháng thứ ba liên tiếp cho thấy ngành sản xuất vẫn rất khó khăn. 

Theo Vneconomy, sáng nay (1/6), S&P Global đã công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt nam trong tháng 5/2023. Báo cáo cho thấy 3 điểm nhấn nổi bật trong tháng 5 là sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh hơn; Chi phí đầu vào giảm lần đầu tiên trong 3 năm; Việc làm và hoạt động mua hàng giảm. 

Trong tháng 5, ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục suy giảm khi tình trạng nhu cầu tiếp tục yếu. Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh hơn khi các công ty giảm việc làm và hoạt động mua hàng tương ứng. Báo cáo cũng chỉ ra niềm tin kinh doanh tiếp tục giảm. 

Bên cạnh đó, dữ liệu cho thấy áp lực giá cả giảm trong ngành sản xuất, khi lần đầu tiên trong 3 năm chi phí đầu vào giảm. Điều này có nghĩa là các nhà sản xuất đã có thể giảm giá bán hàng để thúc đẩy nhu cầu. 


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

PMI tháng 5 đã giảm xuống 45,3 điểm so với 46,7 điểm trong tháng 4, báo hiệu lần suy giảm tháng thứ 3 liên tiếp của các điều kiện kinh doanh. Đây là mức giảm đáng kể nhất kể từ tháng 9/2021. 

Nhiều báo cáo cho thấy tình trạng nhu cầu khách hàng yếu, điều này đã ảnh hưởng rõ nhất tới số lượng đơn đặt hàng mới giảm nhanh, mức giảm lớn nhất được ghi nhận trong vòng 20 tháng trở lại đây. Khó khăn trong việc duy trì doanh thu cũng được ghi nhận ở các thị trường xuất khẩu khi số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài đã giảm tháng thứ ba liên tiếp. 

Với tình trạng số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm khiến các doanh nghiệp cũng giảm sản lượng sản xuất vào thời điểm giữ quý II/2023. Cụ thể, sản lượng đã giảm tháng thứ ba liên tiếp, tốc độ giảm khá nhanh và là nhanh nhất kể từ tháng 1. Sản lượng giảm ở cả 3 lĩnh vực sản xuất, trong đó lĩnh vực sản xuất hàng hóa trung gian ghi nhận mức giảm mạnh nhất. 

Nhu cầu sản xuất yếu còn ảnh hưởng đến niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp, khi chỉ số này đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp, trở thành tháng có mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2022.


 
 

Những chỉ số trên cho thấy ngành sản xuất Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn. Khối lượng công việc giảm khiến một số doanh nghiệp giảm số lượng nhân viên, cùng với đó là những người tự nguyện nghỉ việc đã khiến số lượng việc làm trong tháng 5 tiếp tục giảm. Tuy nhiên mức độ giảm ít hơn so với kỳ khảo sát trước đó. 

Theo S&P Global, dù các doanh nghiệp đã giảm năng lực hoạt động nhưng vẫn có thể giải quyết phần lớn khối lượng công việc tồn đọng trong tháng 5. Lượng công việc chưa thực hiện đã giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 6/2021. 

Có thể thấy, các nhà sản xuất đã giảm hoạt động mua hàng với tốc độ đáng kể, kéo dài thời kỳ giảm thành 3 tháng. Do đó, tồn kho hàng mua cũng giảm, mức độ giảm lớn nhất trong gần 2 năm. 

Tồn kho hàng thành phẩm cũng có chiều hướng giảm khi các công ty điều chỉnh hoạt động sản xuất phù hợp với số lượng của các đơn đặt hàng cũng đã giảm trong thời gian gần đây. Đây là lần giảm đầu tiên trong 3 tháng gần đây. 

Nhu cầu hàng hóa đầu vào giảm tiếp tục giảm nên chuỗi cung ứng không phải chịu nhiều áp lực. Do đó hiệu suất hoạt động của nhân viên bán hàng đã cải thiện lần thứ năm liên tiếp, đây cũng là mức độ cải thiện cao nhất kể từ tháng 2/2015. 


 
 

Nhu cầu hàng hóa yếu kém khiến các nhà cung cấp giảm giá bán hàng. Chi phí đầu vào nhờ đó đã giảm lần đầu tiên trong ba năm. Giá đầu vào giảm giúp các doanh nghiệp dễ giảm giá bán thành phẩm trong nỗ lực thúc đẩy nhu cầu. Theo báo cáo giá bán hàng đã giảm tháng thứ hai liên tiếp, tốc độ giảm gần như ngang bằng với kỳ khảo sát trước. 

Ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho biết số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh trong tháng 5 là nguyên nhân dẫn đến lo ngại rằng ngành sản xuất của Việt Nam có thể trải qua thời kỳ suy giảm kéo dài chứ không phải chỉ là một giai đoạn giảm tạm thời. Các doanh nghiệp cũng đã có hành động đối phó với những thay đổi mới bằng cách giảm cả sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng. 

"Nhu cầu hàng hóa đầu vào giảm đã giảm những áp lực còn lại với chuỗi cung ứng, nhờ đó thời gian giao hàng đã rút ngắn và chi phí đầu vào giảm", ông Andrew Harker nhận định.

Vị giám đốc này cũng cho biết, trong khi niềm tin kinh doanh tiếp tục giảm ở tháng 5 thì vẫn có những hy vọng tích cực cho các doanh nghiệp rằng trong những tháng tới tình hình sẽ dần phục hồi. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng lãi suất OMO

2 giờ trước

Môi giới bất động sản “chốt” căn nhà gần 7 tỷ đồng trong vài tiếng đăng tin

2 giờ trước

Môi giới dùng chiêu trò làm “nóng ảo” đất nền dù giao dịch hạn chế: Nhà đầu tư cần thận trọng khi xuống tiền!

3 giờ trước

Biến đổi trong hoạt động kinh doanh của ngành chứng khoán

4 giờ trước

Tuổi Dần hợp hướng nào để cuộc sống thuận buồm xuôi gió, tài lộc đầy nhà?

4 giờ trước