Hướng dẫn kiểm tra pháp lý bất động sản khi đầu tư

Thứ ba, 09/12/2020-08:12

Sau dịch Covid 19 tình hình bất động sản nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển hơn. Các dự án cũ và mới bắt đầu triển khai rầm rộ trở lại. Thế nhưng chính vào giai đoạn này nếu bạn quyết định “rót vốn” đầu tư cần phải tìm hiểu kỹ càng pháp lý bất động sản. Vậy cách kiểm tra pháp lý dự án như thế nào là đúng? Ngay bây giờ sẽ là hướng dẫn chi tiết giúp bạn.

Có thể bạn quan tâm: Giải Mã Chủ Đề: Hồ Sơ Pháp Lý Dự Án Gồm Những Gì?

Vì sao cần kiểm tra pháp lý bất động sản khi đầu tư?

Pháp lý bất động sản chính là các giấy tờ liên quan về dự án bất động sản. Bao gồm như giấy phép kinh doanh, bản quy hoạch chi tiết, GCNQSDĐ, bản nghiệm thu,…Việc kiểm tra pháp lý dự án trước khi có quyết định đầu tư bất động sản là điều vô cùng cần thiết. Bởi đây chính là “kim chỉ nam” xác định xem liệu việc việc đầu tư có đảm bảo hay không. Đặc biệt là giảm thiểu các rủi ro liên quan như:

 Ảnh 1: Pháp lý bất động sản cần được kiểm tra kỹ càng (Nguồn: Internet)
Ảnh 1: Pháp lý bất động sản cần được kiểm tra kỹ càng (Nguồn: Internet)

Vướng phải dự án lừa đảo

Tính pháp lý dự án xác định rõ ràng dự án phát triển liệu có đảm bảo quy định đề ra hay không. Do đó nếu kiểm tra hồ sơ pháp lý rõ ràng bạn sẽ hạn chế tối đa tình trạng đầu tư phải dự án “ma” dự án lừa đảo, chiếm dụng vốn người mua. Mà hiện nay các dự án này hình thành không phải là ít. Rất nhiều người đã lâm vào tình trạng mất trắng vốn do đầu tư phải dự án chưa đủ pháp lý.

Không nhận được sản phẩm như những gì đã đề ra

Việc xem xét pháp lý bất động sản là điều nên làm. Bởi lẽ bên cạnh tránh phải vướng vào những rủi ro về tiền bạc thì có thể ngăn chặn quá trình bàn giao sản phẩm hoàn thiện. Đây là trong trường hợp pháp lý trục trặc dẫn đến việc xây dựng dự án, bàn giao đến khách hàng lâu hơn dự kiến. Một số trường hợp chủ đầu tư còn bỏ ngỏ, không thực hiện. Lúc này vốn đầu tư của người mua sẽ bị “chôn vùi” ở các dự án chưa hoàn thiện.

Không được đền bù thỏa đáng nếu dự án có bất cập xảy ra

Tính pháp lý dự án được quy định bởi Pháp Luật. Do đó ngay khi có trục trặc gì xảy ra với dự án đầu tư khách hàng sẽ được Pháp Luật làm chứng đền bù xứng đáng cho khách hàng. Thế nhưng trong trường hợp dự án không đủ giấy tờ pháp lý khi gặp sự cố cá nhân khách hàng không được đền bù. Bởi vì lúc này Pháp Luật không thể chứng nhận và đòi lại quyền lợi cho khách hàng. Dây cũng là lúc khách hàng “tay trắng”, “tiền mất tật mang”.

 Ảnh 2: Nếu không kiểm tra pháp lý dự án sẽ không được Pháp Luật đòi quyền lợi (Nguồn: Internet)
Ảnh 2: Nếu không kiểm tra pháp lý dự án sẽ không được Pháp Luật đòi quyền lợi (Nguồn: Internet)

Cách kiểm tra pháp lý dự án bất động sản

Trước những hệ lụy nhất định ấy, việc bạn cần quan tâm và kiểm tra pháp lý bất động sản là điều rất cần thiết. Tuy nhiên với những ai lần đầu đầu tư thiếu kinh nghiệm trong việc kiểm tra thì sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó hãy bỏ túi ngay cách kiểm tra pháp lý bất động sản dưới đây cho mình:

Kiểm tra giấy thông hành

Pháp Luật ràng buộc qua 2 điều kiện cùng chủ đầu tư nhằm bảo hộ khách hàng khi đầu tư BĐS. Trong đó để xác định liệu dự án có an toàn không khách hàng cần kiểm tra

  • Thông báo đủ điều kiện thực hiện do Sở Xây Dựng Cấp. Văn bản công nhận dự án hoàn tất pháp lý và hoàn thiện phần móng.
  • Giấy bảo lãnh ngân hàng. Đây là giấy đảm bảo nếu dự án xuất hiện rủi ro thì ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm. Hay nói cách khác là giấy tờ chứng minh dự án đã được sàng lọc, kiểm định chặt chẽ.
 Ảnh 3: Hãy kiểm tra giấy tờ kỹ càng (Nguồn: Internet)
Ảnh 3: Hãy kiểm tra giấy tờ kỹ càng (Nguồn: Internet)

Soi pháp lý qua hình thức vay mua nhà

Vay mua nhà không chỉ là cách thức giúp khách hàng có thể sở hữu sản phẩm khi không đủ tài chính. Thay vào đó đây còn được xem là phương pháp giúp “soi” pháp lý dự án hiệu quả. Cách thức này rất đơn giản lại đảm bảo tính chính xác rất cao.

Bởi vì khi thực hiện vay vốn ngân hàng sẽ bắt đầu kiểm tra pháp lý và độ an toàn dự án. Bằng nghiệp vụ chuyên nghiệp vấn đề này sẽ được rà soát kỹ càng. Trong đó dự án nào không đảm bảo pháp lý thì ngân hàng sẽ không thực hiện cho vay vốn. Từ đó bạn có thể kiểm tra dự án mà không mất công sức, thời gian.

Tìm hiểu qua các công ty, môi giới bất động sản

Nhà đất, môi giới BĐS được xem là chuyên gia ở lĩnh vực bất động sản. Họ là những người có chuyên môn, kiến thức, kinh nghiệm cao trong ngành nghề này. Họ hoàn toàn có thể dễ dàng soi ra được tính pháp lý dự án cụ thể như thế nào. Đồng thời cập nhật được những thông tin chính xác từ dự án.

 Ảnh 4: Có thể vay vốn mua dự án để kiểm tra pháp lý dự án (Nguồn: Internet)
Ảnh 4: Có thể vay vốn mua dự án để kiểm tra pháp lý dự án (Nguồn: Internet)

Do đó qua người môi giới bạn sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về độ an toàn dự án. Đặc biệt là có thể nhận được thêm nhiều lời khuyên hay và những kinh nghiệm bổ ích khi giao dịch. Tuy nhiên hiện nay môi giới bất động sản khá bất cập. Bạn cần tìm hiểu kỹ càng, lựa chọn đơn vị thật uy tín trên thị trường để tránh bị “lừa đảo”.

Có thể bạn quan tâm: Không Đăng Ký Tài Khoản Ngân Hàng Với Sở Kế Hoạch Đầu Tư Có Bị Phạt Không?

Vậy mong rằng với cách kiểm tra pháp lý bất động sản trên bạn sẽ có quá trình đầu tư an toàn. Tốt nhất đừng vội vã mà hãy kiểm tra thông tin dự án cụ thể, chi tiết và hỏi han cẩn thận để tránh các rủi ro xảy ra. Chuyên mục tư vấn luật của chúng tôi có rất nhiều bài viết hay khác mời bạn đọc theo dõi đê có thêm thông tin hữu ích nhé.

 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Hải Phòng: Phân lô bán nền 500 nghìn m2, hơn 3.000 lô đất bung hàng

Tin mới cập nhật

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

10 phút trước

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

21 phút trước

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

2 giờ trước

LPBank dự định đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam, không trả cổ tức trong 3 năm

2 giờ trước

Ứng dụng AI vào công việc: Muốn đạt được kết quả tốt cần tìm cách để AI hiểu mình cần gì?

3 giờ trước