Nội dung mới nhất của quy hoạch đường sắt Tây Nguyên 

Thứ năm, 02/06/2022-15:06
Trước sức phát triển của đời sống nhân dân và nhu cầu giao lưu đẩy mạnh kinh tế, yêu cầu xây dựng một tuyến đường sắt có vai trò kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên (bao gồm: Đà Nẵng - Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước) ngày càng tăng cao. Do đó, quy hoạch đường sắt Tây Nguyên được xem là hoạt động trọng tâm trong những năm gần đây.

Mục tiêu quy hoạch

Theo mục tiêu chung được đề ra tại Quyết định số: 1769/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt, tại khoản 2 Điều 1 của Quyết định này cũng đồng thời nêu lên mục tiêu quy hoạch của tuyến đường sắt Tây Nguyên như sau:

Mục tiêu đến năm 2030 sẽ cải tạo nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối thông suốt tuyến đường sắt liên vận quốc tế; hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, thu xếp nguồn lực để khởi công một số tuyến đường sắt mới trong đó ưu tiên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế, sân bay quốc tế, đường sắt đầu mối tại thành phố lớn, nghiên cứu để triển khai tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, với một số mục tiêu:

- Về vận tải:

+ Khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 11,8 triệu tấn, chiếm thị phần khoảng 0,27%

+ Khối lượng vận chuyển hành khách đạt 460 triệu khách, chiếm thị phần khoảng 4,40% (trong đó đường sắt quốc gia 21,5 triệu khách, chiếm thị phần khoảng 1,87%)

+ Khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt 7,35 tỷ tấn.km, chiếm thị phần khoảng 1,38%; hành khách 13,8 tỷ khách.km, chiếm thị phần khoảng 3,55% (trong đó đường sắt quốc gia 8,54 tỷ khách.km, chiếm thị phần khoảng 2,22%).


Giao thông đường sắt được khai thác có hiệu quả tại địa hình đồi núi thuộc khu vực Tây Nguyên
Giao thông đường sắt được khai thác có hiệu quả tại địa hình đồi núi thuộc khu vực Tây Nguyên

- Về kết cấu hạ tầng:

+ Nâng cấp, cải tạo bảo đảm an toàn chạy tàu 07 tuyến đường sắt hiện có

+ Triển khai đầu tư hai đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (Hà Nội - Vinh, Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh)

+ Ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu

+ Kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Cần Thơ, kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào và Campuchia phù hợp với các hiệp định vận tải quốc tế và đồng bộ với tiến độ đầu tư của các nước trong khu vực.

- Tầm nhìn đến năm 2050, sẽ hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; tiếp tục đầu tư hoàn thành các tuyến đường sắt mới tại khu đầu mối Hà Nội, khu đầu mối TP. Hồ Chí Minh, đường sắt kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, kết nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt ven biển, đường sắt kết nối quốc tế.

Duy trì, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa. Trong đó, giai đoạn này sẽ đầu tư xây dựng mới tuyến đường sắt kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên (Đà Nẵng - Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước), với tổng chiều dài 550 km.


Ga tàu hỏa thành phố Đà Nẵng hiện nay được khai thác hiệu quả
Ga tàu hỏa thành phố Đà Nẵng hiện nay được khai thác hiệu quả

Vậy, tuyến đường sắt dọc Tây Nguyên sẽ có vai trò kết nối đường sắt Bắc - Nam tại thành phố Đà Nẵng. Khu vực Đà Nẵng sẽ di dời nhà ga Đà Nẵng ra khỏi trung tâm thành phố về phía Tây nhà ga hiện nay đang khai thác, cải tạo đường sắt hiện theo hướng song song về phía Đông đường bộ cao tốc, trong cùng hành lang với đường sắt tốc độ cao; xây dựng nhà ga với công năng di chuyển hàng hóa tại khu vực Kim Liên để kết nối với cảng Liên Chiểu.

Đối với khu vực Bình Định sẽ tiếp tục duy trì nhánh Diêu Trì - Quy Nhơn và ga Quy Nhơn hiện nay. Khu vực Khánh Hòa tiếp tục duy trì ga hành khách Nha Trang, lập kế hoạch xây dựng mới ga hàng hóa tại xã Vĩnh Trung, thành phố Nha Trang để thay thế ga hàng hóa là ga Nha Trang.


Ga tàu Nha Trang tấp nập hành khách trong giờ lên tàu
Ga tàu Nha Trang tấp nập hành khách trong giờ lên tàu

Định hướng đầu tư quy hoạch

Định hướng đầu tư quy hoạch đường sắt, trong đó có đường sắt Tây Nguyên được quy định chi tiết tại Quyết định số: 1769/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm:

1. Quy mô, chiều dài trong quy hoạch được tính toán theo nhu cầu dự báo. Trong quá trình triển khai, tùy theo nhu cầu vận tải, khả năng nguồn lực đầu tư và khả năng kết nối, cấp quyết định chủ trương đầu tư quyết định việc phân kỳ đầu tư bảo đảm hiệu quả dự án.

2. Đối với các dự án quy hoạch đầu tư sau năm 2030, trường hợp các địa phương hoặc nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận triển khai sớm hơn.

3. Quá trình lập quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, cơ quan tổ chức lập quy hoạch căn cứ

Quy hoạch mạng lưới đường sắt được duyệt để tích hợp bảo đảm tính đồng bộ.

Quy hoạch các tuyến đường sắt (bao gồm quy mô, hướng tuyến,...) để kết nối cảng biển lớn, cảng cạn, cảng thủy nội địa, các khu kinh tế, khu du lịch... với đường sắt quốc gia đáp ứng nhu cầu vận tải và khả năng huy động nguồn lực đầu tư của các địa phương.

Quy hoạch quỹ đất thích hợp khu vực ga để phát triển các đô thị, các khu chức năng (mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông - TOD), tạo nguồn lực tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; các địa phương chủ trì, chủ động huy động nguồn lực đầu tư các tuyến đường sắt kết nối các đầu mối vận tải nêu trên với đường sắt quốc gia. 

Đề xuất các giải pháp quy hoạch

Giải pháp quy hoạch đường sắt Tây Nguyên tương đồng với tổng thể quy hoạch về đường sắt cả nước, cụ thể được quy định tại Quyết định số: 1769/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm các nội dung chính như sau:

1. Về cơ chế, chính sách

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình quy phạm, định mức... để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư, quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, trong đó ưu tiên hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư, vận hành, khai thác đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị.

- Xây dựng, ban hành cơ chế khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, kinh doanh vận tải đường sắt, dịch vụ hỗ trợ vận tải; xây dựng cơ chế khai thác quỹ đất (nhất là tại các ga đường sắt) để huy động nguồn vốn đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

- Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế; hoàn thiện cơ chế giao, cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.

2. Về nguồn lực đầu tư

- Đổi mới tư duy, nhận thức về vai trò, vị trí của ngành đường sắt để ưu tiên tập trung nguồn lực nhà nước đầu tư phát triển, nâng cấp, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt nhằm phát huy lợi thế của vận tải đường sắt.

- Tiếp tục thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ quốc tế; sử dụng nguồn vốn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các công trình đường sắt có tính lan tỏa.

- Đẩy mạnh xã hội hóa trong kinh doanh đường sắt, dịch vụ hỗ trợ vận tải; thu hút các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phương tiện vận tải, các công trình hỗ trợ cho hoạt động vận tải (ke ga, kho, bãi hàng, phương tiện xếp dỡ...). Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh đường sắt.

3. Về môi trường, khoa học và công nghệ, công nghiệp đường sắt

- Từng bước kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế gia tăng ô nhiễm môi trường do hoạt động giao thông vận tải đường sắt nhất là xử lý nước thải, chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp. Hạn chế các tuyến đường sắt đi qua các khu vực nhạy cảm về môi trường; trường hợp bắt buộc cần có phương án bồi hoàn hệ sinh thái phù hợp.

- Chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để lập kế hoạch tổ chức khai thác, thu thập và xử lý thông tin khách hàng; phát triển hệ thống bán và kiểm soát vé tự động, nâng cao công tác quản lý chất lượng, tiêu chuẩn hóa các sản phẩm công nghiệp theo quy chuẩn Việt Nam và các tổ chức đường sắt quốc tế.


Áp dụng công nghệ thông tin vào ngành đường sắt thông qua việc bán vé tàu trực tuyến
Áp dụng công nghệ thông tin vào ngành đường sắt thông qua việc bán vé tàu trực tuyến

- Nghiên cứu cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ để phát triển công nghiệp đường sắt từng bước tự chủ đóng mới các chủng loại toa xe; đại tu và lắp ráp đầu máy trong nước cho đường sắt quốc gia; sửa chữa đại tu các đoàn tàu đường sắt đô thị.

4. Về phát triển nguồn nhân lực

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về quản lý, xây dựng, vận hành đường sắt thông qua thành lập cơ sở đào tạo, nghiên cứu, thực nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực đường sắt. Hợp tác đào tạo, thu hút chuyên gia về đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, từng bước làm chủ các công nghệ cốt lõi... Ưu tiên dành chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài về chuyên ngành đường sắt.

5. Về hợp tác quốc tế

- Mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt là với những nước có đường sắt phát triển để tiếp thu khoa học công nghệ và kinh nghiệm phát triển đáp ứng nhu cầu trong nước, tiến tới mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Chủ động xây dựng lộ trình, kế hoạch hợp tác với các nước có đường sắt phát triển; hợp tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của đường sắt hiện có và đường sắt xây dựng mới.


Kết nối tuyến đường sắt từ Việt Nam đi Lào, Campuchia
Kết nối tuyến đường sắt từ Việt Nam đi Lào, Campuchia

- Phối hợp thúc đẩy triển khai các dự án kết nối hạ tầng đường sắt giữa Việt Nam với các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc; đẩy mạnh triển khai thực hiện các hiệp định và thỏa thuận đã ký kết.

6. Về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch

- Tổ chức công bố công khai quy hoạch mạng lưới đường sắt tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong các tổ chức chính trị, các doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhân dân khi triển khai thực hiện.

- Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong quá trình thực hiện quy hoạch giữa trung ương và địa phương, bảo đảm các quy hoạch địa phương phải tuân thủ các định hướng của quy hoạch mạng lưới đường sắt trong việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất và quản lý quỹ đất để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt; phối hợp giữa các Bộ, ngành để xử lý các vấn đề liên ngành, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ (nhất là quy hoạch đô thị, công nghiệp...) phát huy hiệu quả của mạng lưới đường sắt.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý, thực hiện quy hoạch để bảo đảm quy hoạch được thực hiện đúng quy định. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về quy hoạch.


Lực lượng bảo vệ tuyến đường sắt và tàu hỏa
Lực lượng bảo vệ tuyến đường sắt và tàu hỏa

7. Một số giải pháp khác

- Kiện toàn mô hình tổ chức quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt; thực hiện triệt để tách bạch giữa quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải trên đường sắt do Nhà nước đầu tư.

- Xây dựng phương án tổ chức sản xuất kinh doanh vận tải phù hợp với mô hình tổ chức đảm bảo hiệu quả; tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa thành phần tham gia kinh doanh vận tải. Xây dựng và công bố khung giá thuê điều hành giao thông vận tải trên đường sắt quốc gia.

- Xây dựng hệ thống giá cước, phí, lệ phí làm công cụ điều tiết vĩ mô, định hướng cho việc phát triển hợp lý giao thông vận tải đường sắt.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt (đặc biệt tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt).


Giao thông đường sắt có vai trò quan trọng đối với nhu cầu di chuyển và giao thương
Giao thông đường sắt có vai trò quan trọng đối với nhu cầu di chuyển và giao thương

Như vậy, qua thông tin quy hoạch đường sắt Tây Nguyên, thấy rằng đường sắt trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước, đều được coi là phương thức vận tải thiết yếu, phục vụ tối ưu cho nhiều nhu cầu khác nhau của người dân, và cả đáp ứng các yêu cầu của nền sản xuất, kinh doanh.

Đặc biệt việc phát triển giao thông đường thủy là tương đối khó khăn đối với địa hình các tỉnh khu vực Tây Nguyên và lân cận, nên ưu tiên quy hoạch phát triển đường sắt là chính sách rất khoa học và phù hợp với vị trí tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

26 phút trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

2 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

4 giờ trước

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

5 giờ trước