Người dân “ồ ạt” gửi thêm 103.000 tỷ vào hệ thống ngân hàng 

Chủ nhật, 27/03/2022-17:03
Theo số liệu cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước, chỉ riêng trong tháng 1/2022, người dân đã gửi vào hệ thống ngân hàng trong nước hơn 103.000 tỷ đồng. Đây là số tiền gửi kỷ lục trong nhiều tháng qua.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính tới hết tháng 1/2022, tổng phương tiện thanh toán của toàn nền kinh tế tăng 2,59% so với hồi cuối năm 2021, đạt mức 13,7 triệu tỷ đồng. Đáng chú ý, chỉ trong tháng 1, người dân đã gửi vào hệ thống ngân hàng hơn 103.000 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy tiền gửi của người dân đã “ồ ạt” đổ vào ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế bước vào quá trình phục hồi sau thời gian chững lại bởi dịch bệnh Covid-19. Tổng cộng, tiền gửi của người dân tại hệ thống ngân hàng là 5,4 triệu tỷ đồng, tăng 1,95%. Qua đó, ghi nhận tháng 1/2022 là tháng có số tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng cao nhất trong vòng 10 tháng qua.

Thị trường ngân hàng đã ghi nhận mức tăng trưởng thấp kỷ lục về tiền gửi dân cư trong năm 2021 do tác động của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng xấu tới các lĩnh vực của nền kinh tế cũng như khả năng chi tiêu của người dân. Bên cạnh đó, các kênh đầu tư như: bất động sản, chứng khoán bùng nổ, trái phiếu doanh nghiệp sinh lời cao đã tác động dòng tiền, không chảy về hệ thống ngân hàng như trước đây. Do đó, 2021 cũng là năm mà số dư tiền gửi của doanh nghiệp cao hơn so với nhóm cá nhân.

Trước đó, năm 2017 – 2018, số dư tiền gửi của cư dân luôn áp đảo từ vài trăm nghìn tỷ cho tới 1 triệu tỷ so với số dư tiền gửi của nhóm khách hàng doanh nghiệp. Điều này đã phản ánh rõ sức khỏe của nền kinh tế khi mọi hoạt động dường như đã bị “đóng băng”.


Tháng 1/2022 là tháng có số tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng cao nhất trong vòng 10 tháng qua.
Tháng 1/2022 là tháng có số tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng cao nhất trong vòng 10 tháng qua.

Kể từ cuối năm 2021, khi Chính phủ đề ra phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát dịch bệnh, dòng tiền nhàn rỗi trong cư dân đã “hồi sinh. Bên cạnh đó, các kênh đầu tư như: chứng khoán, bất động sản, trái phiếu có dấu hiệu chững lại. Đồng thời, hàng loạt ngân hàng đã tăng biểu lãi suất huy động tiền gửi, đã hấp dẫn dòng tiền. Đây là các lý do chính giúp cho lượng tiền gửi của cư dân chảy vào hệ thống ngân hàng mạnh mẽ thời gian qua.

Ở chiều ngược lại, với mức 5,57 triệu tỷ đồng, quy mô tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã giảm 1,21% so với hồi cuối năm 2021, tương đương 68.000 tỷ đồng. Điều này có thể giải thích là do vừa qua trải qua dịp Tết Nguyên đán, doanh nghiệp cần nguồn tiền để chi trả chế độ lương, thưởng cho người lao động nên dẫn tới lượng rút ra cao hơn lượng gửi vào. Nhưng mức giảm này vẫn thấp hơn nhiều so với trung bình 8 năm trước đó.

Trong giai đoạn từ 2013 tới 2021, mức giảm của tháng 1 là 2,5%. Theo lý giải của giới chuyên gia kinh tế, thời gian gần đây các hoạt động sản xuất mặc dù đã phần nào được khôi phục, nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro về dịch bệnh. Bên cạnh các diễn biến của quốc tế đã khiến doanh nghiệp tỏ ra dè chừng trong việc tái đầu tư sản xuất hoặc đầu tư mở rộng kinh doanh. Cùng đó, dịp Tết Nguyên đán năm nay, doanh nghiệp cũng tỏ ra dè dặt trong việc chi thưởng cho người lao động. Do vậy, nguồn tiền phần lớn vẫn nằm trong ngân hàng.

Theo T.S Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, số liệu tháng đầu tiên của năm 2022 đã phát đi tín hiệu rất tích cực. Đó là việc chấm dứt sự “lạc nhịp” của các tổ chức tín dụng trong 2 năm qua. Theo ông Hiếu, tiền gửi đã quay trở về quỹ đạo thông thường. Nguyên nhân là khi bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế, doanh nghiệp sẽ cần đến nguồn tiền để sản xuất, kinh doanh, từ đó sẽ rút ra dần chứ không thể rút ngay lập tức một khoản tiền lớn.

Đối với người dân, ông Hiếu cho rằng tiền gửi ngân hàng vẫn là kênh sinh lời tốt, an toàn. Hiện tại lãi suất đang cao hơn nhiều so với mức lạm phát. Đồng thời các ngân hàng tung ra rất nhiều ưu đã để tăng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn. Do đó, thời gian tới tiền gửi của người dân sẽ tiếp tục tăng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

3 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

3 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

4 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

6 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

8 giờ trước