Nghị định 65: Trái phiếu doanh nghiệp có thể tăng lên sau giai đoạn trầm lắng vừa qua

Thứ năm, 22/09/2022-13:09
Các chuyên gia cho rằng quy định tại Nghị định 65 về trái phiếu doanh nghiệp chặt chẽ hơn trong việc chào bán trái phiếu ở thị trường thứ cấp. Từ đó, lượng phát hành trái phiếu có thể tăng lên so với giai đoạn trầm lắng vừa qua.

Khối lượng phát hành TPDN dự kiến tăng trở lại

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Những thay đổi chính của Nghị định 65 có thể kể đến như nâng cao tiêu chuẩn về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; tăng cường minh bạch thông tin, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư; không siết điều kiện chào bán, nhưng yêu cầu chặt chẽ hơn về hồ sơ chào bán và phương thức phát hành; đồng thời xếp hạng tín nhiệm bắt buộc trong một số trường hợp

Với việc ban hành Nghị định 65, nhiều chuyên gia cho rằng thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể rục rịch sôi động trở lại trong thời gian tới. Nghị định này cũng được kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn cho các nhà phát hành và khai thông dòng vốn từ kênh huy động này cho các doanh nghiệp bất động sản.

Chuyên gia kinh tế, TS Đinh Tuấn Minh nhìn nhận, Nghị định 65 chặt chẽ hơn trong việc chào bán trái phiếu trên thị trường thứ cấp. Những quy định này khá hợp lý trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.

Theo ông Minh, pháp lý rõ ràng hơn thì doanh nghiệp họ sẽ triển khai các vấn đề liên quan đến phát hành trái phiếu tốt hơn. Những nhà đầu tư có mong muốn mua trái phiếu doanh nghiệp để có được mức lợi tức tốt hơn so với gửi ngân hàng thì họ cũng sẵn sàng tham gia khi có được thông tin, hành lang pháp lý rõ ràng hơn.

“Tôi nghĩ việc ban hành Nghị định này phần nào vá được những lỗ hổng trước đây để các nhà đầu tư thứ cấp tin tưởng hơn, từ đó lượng phát hành trái phiếu có thể tăng lên so với giai đoạn trầm lắng vừa qua”, ông Minh nói.


Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Theo nhận định từ các chuyên gia của FiinRatings, nhu cầu phát hành trái phiếu được giải tỏa, khối lượng phát hành dự kiến sẽ gia tăng trở lại. Thời gian qua, với tình trạng dồn nén và chờ đợi định hướng chính sách trong nhiều tháng, Nghị định 65 sẽ tháo gỡ nút thắt huy động vốn thông qua trái phiếu doanh nghiệp.

“Mặc dù kênh vốn tín dụng ngân hàng cũng được nới ở mức độ nhất định nhưng không thể đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, nhất là các ngành có nhu cầu vốn trung và dài hạn như bất động sản và năng lượng. Hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp của ngành đang rất yếu, thậm chí có những tháng chỉ có 1, 2 đợt phát hành của ngành, bởi vậy Nghị định 65 ra đời sẽ tạo động lực cho các nhà phát hành đủ điều kiện nhanh chóng xây dựng phương án chào bán trái phiếu”, FiinRatings nêu.

Được phát hành TPDN đảo nợ, doanh nghiệp BĐS vẫn chưa hết khó

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw cho rằng tín dụng bất động sản từ nay đến cuối năm không còn dễ dàng. Các doanh nghiệp không chỉ áp lực về vốn để triển khai các dự án bất động sản mà còn tạo ra áp lực thanh toán các trái phiếu đáo hạn.

Thực tế, Nghị định 65 cho phép phát hành trái phiếu với mục đích thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Tuy nhiên, doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành tại phương án phát hành và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.

Điều này có nghĩa Nghị định 65 cho phép các doanh nghiệp được phát hành TPDN để đảo nợ (nhưng chỉ cho chính doanh nghiệp đó).

Ông Đinh Tuấn Minh cho rằng việc doanh nghiệp pahst hành để đảo nợ là điều rất bình thường. Ngay cả Chính phủ cũng cần phát hành trái phiếu để trả nợ cũ. Khi thời điểm thuận lợi thì doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu với kỳ hạn dài hơn để trả nợ cũ.

“Đây cũng là một cách cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Nghị định 65 cũng yêu cầu phải ghi rõ ràng mục đích phát hành trái phiếu để trả nợ. Nhà đầu tư khi đó sẽ đánh giá mức độ rủi ro và quyết định có nên đầu tư hay không”, ông Minh nói.


Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh
Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh

FiinRatings cũng đánh giá điều đó sẽ củng cố thêm nhu cầu tìm kiếm các kênh vốn khác để đảo nợ của các doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp BĐS vốn sở hữu nhiều công ty con/liên kết để phát triển dự án.

Thực tế, ngành BĐS chiếm 59% tổng giá trị đáo hạn, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp tính riêng trong năm nay đạt 35,56 nghìn tỉ VNĐ và sẽ tăng mạnh lên mức 61,37 nghìn tỉ VNĐ vào năm 2023.

“Có thể thấy, dù giá trị trái phiếu đáo hạn đã giảm xuống đáng kể nhờ hoạt động mua lại, song áp lực đảo nợ vẫn rất lớn”, FiinRatings nêu.

Theo quan điểm của FiinRatings, các quý sắp tới được dự kiến sẽ là giai đoạn khó khăn để các doanh nghiệp xoay sở dòng tiền trả nợ gốc và lãi trái phiếu do thị trường TPDN đã thu hẹp đáng kể từ đầu năm đến nay, đồng thời dòng tiền chảy vào các công ty con đang bị kiểm soát bởi Thông tư 16, Thông tư 39, và tiếp theo là Nghị định 65.

“Việc đáp ứng nghĩa vụ nợ sắp tới sẽ khó khăn hơn trong bối cảnh lãi suất được kỳ vọng sẽ tiếp tục leo thang, làm gia tăng gánh nặng chi phí lãi vay của nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thâm dụng vốn nhưng gặp trở ngại tiếp cận dòng vốn tín dụng như BĐS”, FiinRatings nhấn mạnh.

Về nguy cơ vỡ nợ trái phiếu, ông Đinh Tuấn Minh cho rằng với việc ban hành Nghị định 65 thì nguy cơ này sẽ giảm. Tuy nhiên, đối với từng doanh nghiệp, việc vỡ nợ hay không còn phụ thuộc vào bối cảnh kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Ví dụ vài năm trước họ đánh giá thị trường rất tốt nhưng thời điểm hiện nay thị trường không tốt, không bán được hàng thì họ sẽ không trả được nợ. Khi đó, doanh nghiệp phát hành trái phiếu và các trái chủ phải ngồi lại với nhau để đàm phán.

“Việc đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp cũng có những rủi ro nhất định nếu việc kinh doanh của doanh nghiệp không thuận lợi. Do đó, 2 bên cần thỏa thuận với nhau trong vấn đề này”, ông Minh nói.

Cần sự tin tưởng để thị trường TPDN phát triển

Hiện nay, có thể thấy, tín dụng bất động sản có đến 94% nguồn vốn là cho vay trung và dài hạn nhưng lại đang đè nặng lên hệ thống ngân hàng thương mại - vốn có bản chất huy động ngắn hạn.

Trao đổi về vấn đề này, ông Đinh Tuấn Minh cho rằng cần phải trải qua một quá trình dài, kết hợp nhiều yếu tố nữa mới có thể thay đổi được điều này.

Theo ông Minh, muốn phát triển được thị trường thì phải có sự tin tưởng. Hiện nay tin tưởng chưa cao thì thị trường này chưa thể phát triển mạnh được, vì người dân vẫn tin vào kênh ngân hàng hơn, dù cho lãi suất thấp hơn.

“Cũng như thị trường chứng khoán, cũng cần mất một thời gian dài mới hình thành được thị trường với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư, thị trường trái phiếu cũng cần trải qua như vậy”, ông Minh nói.

Hoài Phong
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

3 giờ trước

Tuổi Sửu hợp hướng nào? Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

5 giờ trước

Giới trẻ cần làm gì trước nỗi lo mất việc khi xu hướng công nghệ lên ngôi?

5 giờ trước

Nhà máy điện hạt nhân là gì? Ưu, nhược điểm và xu hướng phát triển trong tương lai

5 giờ trước

Sự bùng nổ của Fintech và bài toán pháp lý, bảo mật dữ liệu

5 giờ trước