Lợi nhuận ngân hàng quý I: Nhóm ngân hàng nhỏ lãi lớn ngay từ đầu năm

Thứ hai, 03/05/2022-17:05
Thời điểm quý I/2022 cũng là lúc dịch bệnh được kiểm soát. Bên cạnh đó, tín dụng có đà tăng mạnh đã giúp các ngân hàng nhỏ mang về lợi nhuận cao.

Phân hóa lợi nhuận ở nhóm đầu

Theo Báo Đầu tư, Top những ngân hàng đạt lợi nhuận cao nhất trong quý I là VPBank; Vietcombank; Vietinbank; Techcombank và MB.

Cụ thể, VPBank đạt lợi nhuận trước thuế lên tới hơn 11.000 tỷ đồng, tăng trưởng 175% so với năm ngoái. Ở vị trí thứ hai, Vietcombank đạt từ 9.500 đến 10.000 tỷ đồng, tăng trưởng 10 đến 16% so với năm 2021. Vị trí thứ ba, Vietinbank được dự báo sẽ có mức tăng trưởng âm nếu so sánh với nền năm 2021 và chưa tính phí từ hợp đồng bancassurance với Manulife. Nếu xét mức lợi nhuận của năm 2021, ngân hàng này lãi hơn 17.000 tỷ đồng, riêng quý I Vietinbank báo lãi hơn 8.000 tỷ đồng trước thuế.


VPBank đạt lợi nhuận trước thuế lên tới hơn 11.000 tỷ đồng, tăng trưởng 175% so với năm ngoái.
VPBank đạt lợi nhuận trước thuế lên tới hơn 11.000 tỷ đồng, tăng trưởng 175% so với năm ngoái.

Như vậy, xét trong top 3 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất quý I/2022, có khoảng cách lớn giữa vị trí thứ 1 và vị trí thứ 2,3.  Thậm chí, ở vị trí thứ 3, Vietinbank còn khá bấp bênh, và có thể sẽ bị Techcombank soán vị trí này. Ở vị trí thứ 4, ngân hàng Techcombank dự kiến đạt từ 6.500 – 6.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, với mức tăng trưởng ấn tượng lên tới 18-21%. MB là ngân hàng nằm ở vị trí thứ 5 trong nhóm dẫn đầu, với lợi nhuận trước thuế ước đạt 5.500 tỷ.

Mục tiêu lợi nhuận cao từ nhóm ngân hàng nhỏ

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, tăng trưởng dư nợ toàn ngành ngân hàng đã đạt 4,05% ngay trong quý I/2022. Mức tăng trưởng này gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2021. Chỉ tính riêng tăng trưởng tín dụng của tháng 3 năm nay đã là hơn 2%.

Theo dự kiến của Ngân hàng Nhà nước, năm nay tăng trưởng tín dụng sẽ ở mức 14%. Tuy nhiên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng, có thể điều chỉnh mục tiêu này vào thời điểm cuối năm cho phù hợp với tình hình.


Bắc Á Bank dự kiến mức tăng trưởng trong năm 2022 là 10,6%.
Bắc Á Bank dự kiến mức tăng trưởng trong năm 2022 là 10,6%.

Theo chuyên gia, TS Huỳnh Trung Minh, khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển và phục hồi, sức khỏe của doanh nghiệp tăng lên sẽ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Trên thực tế, hiện nay dư nợ tín dụng trong toàn ngành ngân hàng đang ở mức tích cực. Đây là cơ sở để các ngân hàng, đặc biệt là nhóm ngân hàng nhỏ đặt ra mục tiêu lợi nhuận cao trong năm 2022 này. 

Theo tìm hiểu, hiện một số ngân hàng đã đặt mục tiêu lợi nhuận từ 20-40%. Cụ thể, Ngân hàng Sài Gòn (Saigonbank) đặt mức lợi nhuận mục tiêu là 190 tỷ đồng trước thuế, tăng 23% so với năm 2021. Với Bắc Á Bank, ngân hàng này dự kiến mức tăng trưởng 10,6%, tương ứng lợi nhuận 1.000 tỷ đồng trước thuế. Còn Việt Bank đặt mục tiêu 3.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm nay. Tương tự, các ngân hàng khác cũng đều đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng ở mức cao. Dự kiến trong năm nay, Ngân hàng Bản Việt sẽ tăng trưởng 27%, đạt mức tổng tài sản lên 97.0000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 450 tỷ đồng. 

Đặt mục tiêu lợi nhuận gần bằng Bản Việt, PGBank kỳ vọng tăng trưởng 33% trong năm nay và mang về 430 tỷ đồng trước thuế. Trong đó, tổng tài sản của ngân hàng này sẽ đạt hơn 43.000 tỷ đồng, vốn huy động hơn 38.000 tỷ.

Đẩy mạnh số hóa giữ đà tăng lợi nhuận

Số hóa ngành ngân hàng là xu thế hiện nay trong toàn ngành. Đối với ngân hàng Bản Việt, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 vừa qua, mục tiêu của ngân hàng này đề ra là đẩy mạnh tốc độ dịch chuyển sang bán lẻ thông qua việc cải thiện các chính sách, đưa ra chương trình, sản phẩm hiệu quả, theo danh mục và phù hợp khách hàng ngay từ quý I.

Theo đó, quý I/2022, dư nợ tín dụng của Ngân hàng Bản Việt tăng trưởng 6,8% so với tháng 12/2021; thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 23%, đạt mục tiêu đặt ra với 173 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ông Ngô Quang Trung, Tổng giám đốc Ngân hàng Bản Việt, thời gian tới, ngân hàng này sẽ tiếp tục đầu tư nguồn lực, công nghệ một cách hiệu quả để hoạt động chuyển đổi số có chỉ số sinh lời và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Vị lãnh đạo này cho biết sẽ đặt trọng tâm chương trình hành động giai đoạn 2021 – 2030 là ngân hàng bán lẻ dễ tiếp cận từ sản phẩm, dịch vụ, tiện ích đến dễ tiếp cận về địa lý, nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Theo nhận định của chuyên gia tài chính Huỳnh Trung Minh, việc ngân hàng đẩy mạnh số hóa nhằm gia tăng nguồn thu ngoài lãi, đóng góp tích cực vào lợi nhuận cho ngân hàng. Thực tế, nguồn thu từ dịch vụ đóng góp tỷ trọng lớn vào lợi nhuận năm qua.


Lợi nhuận trước thuế của PG Bank đạt gần 127 tỷ đồng trong quý I/2022.
Lợi nhuận trước thuế của PG Bank đạt gần 127 tỷ đồng trong quý I/2022.

Quý I/2022, Bac A Bank báo lãi trước thuế gần 246 tỷ đồng, tăng 7% so cùng kỳ. So với kế hoạch cả năm lãi trước thuế 1.000 tỷ đồng, Ngân hàng đã thực hiện được 25% sau quý đầu năm.

Ngân hàng PG Bank cho biết, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này đạt gần 127 tỷ đồng trong quý I/2022, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được gần 30% kế hoạch. Trong đó, chi phí hoạt động của Saigonbank giảm 10%, xuống 107,3 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 177 tỷ đồng, tăng 223,5%. Ngân hàng này cũng trích gần 78 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong quý I/2022. Lợi nhuận trước thuế đạt 98,7 tỷ đồng, tăng 68,4% so với cùng kỳ.

Theo báo cáo mới nhất từ SSI Research, mức tăng trưởng lợi nhuận bình quân của các ngân hàng trong quý I/2022 sẽ đạt từ một đến hai chữ số thấp. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này sẽ có sự phân hóa giữa các ngân hàng, trong đó khối ngân hàng tư nhân có thể đạt lợi nhuận tương đối tốt, bình quân khoảng 25-27% so với cùng kỳ.

Theo lãnh đạo một ngân hàng lớn, hiện tại đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát tại Việt Nam. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh đã được phục hồi và đang trên đà phát triển. Bên cạnh đó, các nước trên thế giới và trong khu vực cũng không còn áp dụng phong tỏa, trừ Trung Quốc. Do đó, hoạt động xuất, nhập khẩu được khai thông nhiều hơn. Đặc biệt, trong năm nay, Chính phủ sẽ thúc đẩy đầu tư công, hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân, kiểm soát lạm phát, sức mua tăng…, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng phát triển. 

Theo: Báo Đầu tư
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

3 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

3 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

3 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

4 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

4 giờ trước