Lấy ý kiến tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022

Chủ nhật, 22/05/2022-13:05
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã gửi văn bản xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương về Dự thảo tờ trình và nghị định của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu. Theo đó, lương tối thiểu sẽ tăng 6% (từ 180.000 - 260.000 đồng). 

Tăng 6% lương tối thiểu 

Theo Tiền phong, tại Dự thảo tờ trình, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện nay. Cụ thể, vùng I là 4.680.000 đồng/tháng, vùng II là 4.160.000 đồng/tháng, vùng III là 3.640.000 đồng/tháng, vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng.

Bộ cho biết, việc xác định mức điều chỉnh lương tối thiểu dựa trên cơ sở tăng 5,3% để bảo đảm đủ mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ và tăng thêm 0,7% để cải thiện thêm tiền lương cho người lao động.


Đề xuất mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng tăng bình quân 6%
Đề xuất mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng tăng bình quân 6%

“Mức điều chỉnh này có sự chia sẻ, hài hòa lợi ích của người lao động và doanh nghiệp, vừa chú ý cải thiện đời sống cho người lao động, vừa chú ý đến việc bảo đảm duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 100% thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất và khuyến nghị với Chính phủ điều chỉnh theo mức này”, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nêu rõ.

Về thời điểm thực hiện mức lương tối thiểu vùng mới này, Bộ đề xuất áp dụng từ ngày 1/7/2022 như Hội đồng tiền lương quốc gia đã khuyến nghị với Chính phủ.

Theo tính toán của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phương án tăng lương tối thiểu trên đã tính đến các tác động về việc làm, thất nghiệp, điều kiện sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cùng với đó là mức độ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp đã trả lương cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu dự kiến trên, Do đó, khi thực hiện mức lương tối thiểu mới thì chủ yếu chỉ làm tăng chi phí đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc. Còn đối với nhóm lao động đang hưởng lương thấp thì phải điều chỉnh lại để đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu mới. 

Lần đầu tiên đề xuất lương tối thiểu theo giờ

Cũng trong Dự thảo tờ trình này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lần đầu tiên đã đưa ra đề xuất lương tối thiểu theo giờ. Mức lương này theo 4 vùng cụ thể như sau: vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ.


Dự kiến mức lương tối thiểu tháng và giờ đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trên 4 vùng sẽ áp dụng từ 1/7/2022.
Dự kiến mức lương tối thiểu tháng và giờ đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trên 4 vùng sẽ áp dụng từ 1/7/2022.

Bộ cho biết lương tối thiểu theo giờ được quy định nhằm triển khai quy định của Bộ Luật lao động năm 2019. Theo đó, mức lương tối thiểu theo giờ được xác định dựa trên phương pháp quy đổi tương đương từ mức lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Luật lao động.

Phương pháp quy đổi tương đương như trên phù hợp với điều kiện cụ thể ở nước ta, bởi đây là lần đầu tiên quy định mức lương tối thiểu theo giờ nhằm tránh tạo ra sự xáo trộn việc trả lương cho người lao động, không gây ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Cách xác định mức lương tối thiểu giờ trên đã được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và được các chuyên gia ILO khuyến nghị cho Việt Nam áp dụng.

Người lao động khó sống với lương tối thiểu hiện hành 

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, căn cứ quy định của Bộ luật Lao động và khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng theo tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động áp dụng từ ngày 1/1/2020.

Bình thường, sau 1 năm thực hiện, mức lương tối thiểu vùng sẽ được xem xét, điều chỉnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 tới kinh tế, xã hội, sản xuất, kinh doanh, việc làm và đời sống của người lao động, do đó, Chính phủ đã duy trì mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP cho đến thời điểm hiện tại (tức là hơn 2 năm) theo Khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.


Mức lương tối thiểu hiện tại không đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
Mức lương tối thiểu hiện tại không đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Thực tế cho thấy, mức lương tối thiểu vùng nêu trên đã không còn đảm bảo được mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ theo quy định của Bộ Luật lao động. Bộ phận kỹ thuật thuộc của Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã tính toán mức lương tối thiểu hiện hành thấp hơn khoảng 1,3% so với mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ của năm 2022.

Tại Việt Nam, tỉnh hình dịch bệnh Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát, hoạt động kinh tế - xã hội của nước ta đã có những tín hiệu khởi sắc. Trong đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đang dần hồi phục và phát triển hậu đại dịch. Bên cạnh đó, cũng có không ít người lao động vẫn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ những tác động của dịch bệnh. Đó là những người lao động phải ngừng việc, mất việc, nghỉ việc không hưởng lương kéo dài, thu nhập giảm sút trong khi giá cả hàng hoá dịch vụ ngày càng tăng cao.

Cùng với đó là tình trạng mất cân bằng cán cân cung - cầu của thị trường lao động, nhiều ngành nghề, địa phương đang thiếu hụt lao động. Bởi trước đó, khi thời điểm dịch bệnh căng thẳng người lao động đã phải ngừng việc, nghỉ việc và họ đã quay về quê và không trở lại làm việc nữa. 

Sau đại dịch, tình hình quan hệ lao động trong các doanh nghiệp hiện nay đang có xu hướng thiết lập lại các điều kiện lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Về phía người lao động có mong muốn người sử dụng điều chỉnh tăng tiền lương, phụ cấp lương và cải thiện các chế độ đãi ngộ khác cho phù hợp với bối cảnh phục hồi kinh tế. 

Về phía người sử dụng lao động, một số doanh nghiệp đã có sự chủ động điều chỉnh tăng tiền lương và các chế độ đãi ngộ đối với người lao động nhằm nhanh chóng phục hồi sản xuất và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn đang mức điều chỉnh lương tối thiểu của Chính phủ để lấy đó làm căn cứ tiến hành thương lượng, điều chỉnh lại các chế độ cho người lao động.


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Từ đó, có thể thấy, việc Chính phủ sớm ban hành Nghị định điều chỉnh mức lương tối thiểu tháng và quy định mức lương tối thiểu giờ theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 sẽ góp phần cải thiện đời sống của người lao động, hỗ trợ tích cực cho sự phục hồi của thị trường lao động trong nước. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sớm phục hồi, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì quan hệ lao động hài hoà, ổn định giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Trước đó, vào ngày 12/4, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp phiên thứ 2 để tiếp tục thảo luận, thương lượng về việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động tại doanh nghiệp.

Tại phiên họp, với đa số phiếu tán thành, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ở mức 6% từ ngày 1/7 để trình Chính phủ xem xét quyết định.

Nếu đề xuất tăng lương tối thiểu vùng được thông qua thì đây là lần đầu tiên kể từ khi áp dụng lương tối thiểu vùng tại doanh nghiệp (năm 2009), tiền lương tối thiểu theo 4 vùng sẽ tăng vào thời điểm giữa năm thay vì đầu năm. Dự kiến mức lương tối thiểu mới sẽ được áp dụng trong 18 tháng thay vì 12 tháng như thường lệ. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

4 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

4 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

5 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

7 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

9 giờ trước