Lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm 

Thứ sáu, 20/08/2022-22:08
Từ cuối tháng 7 đến nay, nhiều ngân hàng thương mại đã liên tục điều chỉnh lãi suất huy động tăng, có những ngân hàng lãi suất tiền gửi đã tăng hơn 1 điểm phần trăm. 

Lãi suất tiết kiệm tăng ở nhiều kỳ hạn 

Theo nld.com.vn, ở những tháng đầu năm, chỉ có một số ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn dài, tần suất điều chỉnh cũng không quá nhiều. Tuy nhiên từ tháng 7 đến nay, hàng loạt các ngân hàng thương mại đã gia nhập “cuộc đua” tăng lãi suất huy động. 

Như tại ngân hàng Techcombank, với kỳ hạn gửi từ 7 - 11 tháng, lãi suất huy động tăng từ 4% một năm lên mức cao nhất 5,55% (tùy số tiền gửi, độ tuổi). Còn ở kỳ hạn từ 13 - 23 tháng lãi suất tăng từ 4,7% một năm lên 5,95% một năm. Hiện ngân hàng Techcombank có mức lãi suất tiền gửi cao nhất là 6,4% một năm, trước đó lãi suất cao nhất 5,4% một năm. Như vậy, lãi suất huy động tăng thêm cao nhất tại ngân hàng này khoảng 1,2 điểm %.

CBBank gây chú ý khi nâng lãi suất cao nhất lên 7,55%/năm cho hình thức gửi online, cùng với SCB là 2 ngân hàng có lãi suất huy động lớn nhất hiện nay.

VPBank, lãi suất cao nhất khi gửi tại quầy là 7%/năm, tuy nhiên áp dụng cho khách hàng gửi 36 tháng với số tiền từ 50 tỷ trở lên. Tương tự, ACB có lãi suất cao nhất là 6,8%/năm khi gửi tiền kỳ hạn 36 tháng và là khách hàng ưu tiên.


Lãi suất huy động tại một số ngân hàng đã cao hơn 7,5% một năm.
Lãi suất huy động tại một số ngân hàng đã cao hơn 7,5% một năm.

Theo báo cáo mới nhất của Chứng khoán VNDirect, tính đến ngày 27/7/2022, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng và 12 tháng của các ngân hàng tư nhân tăng 9 và 16 điểm cơ bản so với cuối tháng 6. Kể từ đầu năm 2022, lãi suất tiền gửi ở kỳ hạn 3 tháng và 12 tháng của các ngân hàng tư nhân này đã tăng lên đáng kể là 38 và 44 điểm cơ bản. 

Đối với những ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, trong tháng 7/2022 lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và 12 tháng tăng thêm 3 điểm cơ bản, bởi “ông lớn” Vietcombank thông báo tăng lãi suất tiền gửi trong tháng 7. Như vậy, kể từ đầu năm 2022, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng và 12 tháng của các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước tăng nhẹ 3 và 7 điểm cơ bản. 

Còn theo báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 8/2022 của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho thấy trong tháng 8, nhiều ngân hàng thương mại đã tăng lãi suất huy động thêm 0,1 - 0,5 điểm %, tùy kỳ hạn. Lãi suất tiền gửi từ đầu năm tới nay đã được nhiều ngân hàng điều chỉnh tăng từ 0,8-1 điểm %.

VCBS dự báo từ nay đến cuối năm, xu hướng tăng lãi suất huy động vẫn tiếp diễn, mặt bằng lãi suất huy động dự báo tăng 1-1,5 điểm % cho cả năm nay.

VNDirect cũng có cùng dự báo rằng lãi suất tiền gửi sẽ duy trì đà tăng trong những tháng cuối năm bởi trong bối cảnh kinh tế phục hồi, nhu cầu tín dụng tăng cao. 


Lãi suất huy động tăng nhằm kích thích dòng tiền gửi từ người dân.
Lãi suất huy động tăng nhằm kích thích dòng tiền gửi từ người dân.

Mặc dù các ngân hàng đã tăng lãi suất nhằm kích thích dòng tiền gửi từ người dân, tuy nhiên tăng trưởng tiền gửi trong 7 tháng đầu năm còn chậm, chỉ tăng 4,2% so với đầu năm, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2021. 

Việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) dự kiến từ nay đến cuối năm 2022 sẽ  tăng lãi suất điều hành thêm 100 - 125 điểm cơ bản cũng ảnh hưởng tới Việt Nam. Bởi đồng USD mạnh sẽ gây áp lực lên tỷ giá hối đoái và lãi suất của Việt Nam. 

"Chúng tôi giữ quan điểm rằng lãi suất tiền gửi có thể tăng 30-50 điểm cơ bản trong 6 tháng cuối năm 2022. Dự báo lãi suất tiền gửi 12 tháng của NHTM (bình quân) tăng lên mức 6,0-6,2%/năm vào cuối năm 2022, vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7,0%/năm", nhóm phân tích của VNDirect cho biết.

Ngoài ra, theo Thông tư 08/2021/TT-NHNN, kể từ ngày 1/10/2022, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn sẽ giảm từ mức 37% xuống mức 34% cũng có thể khiến các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động kỳ hạn dài để cơ cấu lại nguồn vốn.

Sức ép lãi suất cho vay 

Theo đánh giá của giới phân tích, việc lãi suất huy động tăng đã góp phần tạo sức ép điều chỉnh lãi suất cho vay. Lãnh đạo của một số ngân hàng thương mại cho biết tăng lãi suất huy động nhằm chuẩn bị nguồn vốn vay trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng vào cuối năm 2022. Tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay đã tăng khoảng 9,4% tuy nhiên tăng trưởng huy động vốn lại chỉ đạt khoảng 4,51% khá thấp, do đó việc lãi suất huy động tăng lên sẽ kích thích người gửi tiền, đảm bảo tính thanh khoản. 


Lãi suất huy động tăng gây sức ép lên lãi suất cho vay.
Lãi suất huy động tăng gây sức ép lên lãi suất cho vay.

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, nhận định: "Dù không quá lo ngại cuộc đua tăng lãi suất huy động sẽ tiếp diễn nhưng áp lực điều chỉnh lãi suất cho vay là có. Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu phấn đấu ổn định mặt bằng lãi suất hoặc có thể giảm lãi vay từ 0,5%-1%/năm nhưng trong bối cảnh hiện tại là rất khó".

Lãi suất cho vay của một số ngân hàng thương mại hiện nay cũng đã nhích lên. Nhiều người vat mua nhà ở các ngân hàng thương mại đã phải trả lãi suất từ 11% - 12% một năm, trong khi không còn các gói tín dụng ưu đãi như trước đây. Các doanh nghiệp cũng đã nhận được thông báo tăng lãi suất cho vay với mức tăng khoảng 0,5 điểm % so với trước. 

TS Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, nhận định hành động tăng lãi suất huy động của một số ngân hàng thương mại vừa qua có thể nhằm đáp ứng hệ số an toàn vốn (CAR) để tránh việc mất cân đối tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn. Tuy nhiên khi lãi suất huy động tăng và room tín dụng hạn chế, thì các ngân hàng thương mại sẽ cân nhắc kỹ hơn việc giải ngân cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

"Lãi suất huy động vẫn tăng trong khi room tín dụng chưa được nới là không có mâu thuẫn. Bởi nửa đầu năm nay, các ngân hàng đã đẩy tốc độ cho vay quá nhanh và giờ là lúc phải tái cơ cấu cho vay, tập trung vốn cho sản xuất - kinh doanh thay vì đổ vốn vào bất động sản. Riêng việc tăng lãi suất cho vay, các ngân hàng cần cân nhắc việc doanh nghiệp và thị trường có chấp nhận hay không, khi áp lực lạm phát vẫn cao, khó khăn trên thị trường quốc tế vẫn rất lớn", TS Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh. 

Liên quan đến điều chỉnh room tín dụng, tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp vào ngày 11/8 vừa qua, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ rà soát, điều chỉnh nốt phần tăng trưởng của dữ liệu 14% còn lại; tiếp tục theo dõi diễn biến lạm phát để phối hợp với các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ đạt những mục tiêu đề ra.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Kiến nghị cho phép hoạt động đòi nợ chuyên nghiệp nhằm giảm nguy cơ nợ xấu

4 giờ trước

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng nhưng vẫn duy trì quanh vùng đáy

4 giờ trước

Cô gái lương 9 triệu đồng/tháng tiết lộ bí quyết mua được chung cư và gửi thêm 1 tỷ đồng cho bố mẹ xây nhà

4 giờ trước

Phong cách nhà 2 tầng đơn giản toát lên sự sang trọng

4 giờ trước

Thị trường đất nền phía Nam bắt đầu trở lại “đường đua”

4 giờ trước