Lãi suất huy động liên tục tăng, kích thích dòng tiền hơn 320.000 tỷ đồng gửi vào ngân hàng 

Chủ nhật, 22/08/2022-22:08
Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 6/2022, kênh tiền gửi ngân hàng đã hút ròng thêm hơn 5,6 triệu tỷ đồng, trong đó riêng số tiền do người dân gửi vào ngân hàng là 320.000 tỷ đồng. 

Theo zingnews.vn, số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, từ đầu năm đến hết ngày 30/6, số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp tại hệ thống ngân hàng đạt gần 5,849 triệu tỷ đồng, tăng 3,61% so với đầu năm.

Tiền gửi của dân cư tăng trưởng mạnh hơn, đạt hơn 5,6 triệu tỷ đồng vào cuối tháng 6, tăng hơn 50.000 tỷ trong tháng 6 và tăng gần 320.000 tỷ trong nửa đầu năm.

Trong nửa đầu năm 2022, hệ thống thanh toán của Việt Nam được bổ sung thêm hơn 522.500 tỷ đồng, cao hơn 36% so với cùng kỳ năm trước và 25% so với nửa đầu năm 2020.

Trong đó, riêng số tiền người dân gửi vào hệ thống ngân hàng là gần 319.000 tỷ đồng, tăng 6,02% so với đầu năm. Trong 6 tháng đầu năm mức tăng số dư tiền gửi cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn 30% so với năm 2020. 

Như vậy, tính bình quân mỗi ngày có gần 1.771 tỷ đồng người dân mang gửi ngân hàng. 


Trong 6 tháng đầu năm, người dân gửi gần 320.000 tỷ đồng vào ngân hàng.
Trong 6 tháng đầu năm, người dân gửi gần 320.000 tỷ đồng vào ngân hàng.

Dòng tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng tăng mạnh bởi lãi suất huy động của ngân hàng liên tục tăng từ đầu năm đến nay. Xu hướng này hoàn toàn trái ngược với giai đoạn 2020 - 2021 là hai năm đại dịch Covid-19 xảy ra, thời điểm 2 năm trước môi trường lãi suất thấp, tiền gửi ngân hàng kém hấp dẫn so với các kênh đầu tư khác nên dòng tiền “đổ” vào thị trường chứng khoán, bất động sản. Diễn biến dịch phức tạp, tâm lý không dám mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh khiến tiền gửi từ doanh nghiệp tăng mạnh. 

Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, nền kinh tế được mở cửa hoàn toàn và phục hồi mạnh mẽ đã khiến dòng tiền đảo chiều. Trong 6 tháng đầu năm 2022, tăng trưởng tiền gửi tại hệ thống ngân hàng đạt 4,77% cao hơn so với cùng kỳ năm 2021 (chỉ đạt 3,83%).

Cụ thể, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 6, lãi suất tiền gửi bình quân đối với kỳ hạn gửi từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại các ngân hàng thương mại đạt mức 3,3 - 3,6% một năm, tăng 0,1 điểm % so với cuối năm 2021. 

Đối với kỳ hạn tiền gửi từ 6 tháng đến 12 tháng đạt 5,1 - 5,9% một năm, tăng 0,2 điểm %. Kỳ hạn gửi trên 12 tháng đến 24 tháng có mức lãi suất phổ biến từ 5,4% - 6,6% một năm, tăng 0,1 điểm %. Kỳ hạn tiền gửi trên 24 tháng có mức lãi suất trung bình 6,3% - 6,7% một năm, tăng 0,2 điểm %. 

Còn theo ước tính của Công ty Chứng khoán VNDirect, đến cuối tháng 7, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và 12 tháng của các ngân hàng tư nhân tăng 0,09 và 0,16 điểm % so với tháng trước, tăng 0,38 và 0,44 điểm % so với hồi đầu năm. Đối với những ngân hàng thương mại quốc doanh lãi suất tiền gửi ở 2 kỳ hạn này cũng đã tăng 0,03 và 0,07 điểm % so với hồi đầu năm. 


Dòng tiền gửi tăng mạnh bởi lãi suất huy động tăng liên tục từ đầu năm tới nay.
Dòng tiền gửi tăng mạnh bởi lãi suất huy động tăng liên tục từ đầu năm tới nay.

Trong thực tế, từ cuối tháng 7, đầu tháng 8 cuộc đua lãi suất huy động tại các ngân hàng vẫn rất “nóng”, mặc dù các ngân hàng chưa được cấp thêm “room” tín dụng. Điều đó thể hiện rõ nhất khi có hàng loạt ngân hàng có mức lãi suất huy động trên 7% một năm. Điển hình như SCB, CBBank đạt trên 7,5%/năm. Thậm chí tại ngân hàng SeABank có chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn lên tới 7,85%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 36 tháng.

Tuy nhiên, sự chênh lệch lãi suất huy động giữa các ngân hàng hiện nay cũng khá lớn. Các ngân hàng thuộc nhóm Big4 gồm Vietcombank, Agribank, BIDV, VietinBank hiện có mức lãi suất cao nhất là 5,6 - 5,8% một năm và áp dụng cho kỳ dài hạn. Trong khi đó, nhóm ngân hàng top đầu như VPBank, ACB, Sacombank, SHB…lãi suất cao nhất khoảng 6,5-7%/năm.

Tại báo cáo tài chính quý II/2022 cũng cho thấy sự phân hóa giữa các ngân hàng. Khi có một số ngân hàng ghi nhận tăng trưởng tiền gửi đạt trên 10% trong nửa đầu năm 2022 như ngân hàng TPBank, VPBank, VIB, HDBank 

Ở chiều ngược lại, có nhiều nhà băng thậm chí ghi nhận sụt giảm tiền gửi, như VieABank, NCB, PGBank,…

Với xu hướng hiện nay, các chuyên gia cho rằng đà tăng lãi suất huy động tại các ngân hàng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. VNDirect dự báo, trong nửa cuối năm 2022, lãi suất tiền gửi có thể tăng thêm 0,3 - 0,5 điểm %. VCBS dự báo trong cả năm 2022, lãi suất tiền gửi tăng 1 - 1,5 điểm %. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Kiến nghị cho phép hoạt động đòi nợ chuyên nghiệp nhằm giảm nguy cơ nợ xấu

4 giờ trước

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng nhưng vẫn duy trì quanh vùng đáy

4 giờ trước

Cô gái lương 9 triệu đồng/tháng tiết lộ bí quyết mua được chung cư và gửi thêm 1 tỷ đồng cho bố mẹ xây nhà

4 giờ trước

Phong cách nhà 2 tầng đơn giản toát lên sự sang trọng

4 giờ trước

Thị trường đất nền phía Nam bắt đầu trở lại “đường đua”

4 giờ trước