Kỳ vọng xu hướng tăng lãi suất tiếp tục trong quý IV/2022

Thứ năm, 06/10/2022-13:10
Gần 60% tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam kỳ vọng lãi suất tăng bình quân 0,37 điểm phần trăm trong quý IV/2022. 

Huy động vốn toàn hệ thống tăng 4,3%

Theo vietnamfinance.vn, mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã công bố một số kết quả chính của cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng trong quý IV/2022. Đối tượng tham gia cuộc điều tra là toàn bộ các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, trong đó tỷ lệ trả lời đạt 96%.

Kết quả điều tra được phân tích dựa trên phương pháp cân bằng (Balance Method) và các tổ chức tín dụng được gắn trọng số dựa trên tương quan về quy mô tổng tài sản của tổ chức tín dụng hoặc dư nợ tín dụng hoặc huy động vốn tùy theo tính chất câu hỏi.

Cụ thể, có 31,6% tổ chức tín dụng đã điều chỉnh tăng lãi suất biên trong khi tiếp tục giữ ổn định phí dịch vụ trong quý III/2022. 

Các tổ chức tín dụng tiếp tục kỳ vọng xu hướng tăng mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trong quý IV/2022. Có 59 - 61% tổ chức tín dụng kỳ vọng lãi suất tăng bình quân 0,37 điểm phần trăm trong quý cuối cùng của năm 2022. Ngược lại chỉ có 7 - 9% tổ chức tín dụng kỳ vọng lãi suất giảm nhẹ. 


59 - 61% tổ chức tín dụng kỳ vọng lãi suất tăng bình quân 0,37 điểm phần trăm trong quý IV/2022.
59 - 61% tổ chức tín dụng kỳ vọng lãi suất tăng bình quân 0,37 điểm phần trăm trong quý IV/2022.

Cuộc điều tra được diễn ra từ ngày 25/8/2022 đến 10/9/2022, trước thời điểm Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành. Do đó, các chuyên gia đánh giá, số tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng lãi suất sẽ còn cao hơn mức 59 - 61% nêu trên. 

Trên thực tế, từ đầu tháng 10 tới nay, hàng loạt ngân hàng điều chỉnh tăng biểu lãi suất huy động. Cuộc đua lãi suất đã có sự tham gia của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước Big4 gồm VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank. Đưa mức lãi suất cao nhất của thị trường lên gần 9%/năm cho sản phẩm chứng chỉ tiền gửi. 

Kết quả cuộc khảo sát của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy có 66 - 69% tổ chức tín dụng kỳ vọng lãi suất tăng bình quân 0,56 - 0,57 điểm phần trăm trong năm 2022, chỉ 8 - 10% tổ chức tín dụng kỳ vọng lãi suất giảm. Các tổ chức tín dụng dự báo trong quý IV và cả năm 2022, lãi suất biên và phí dịch vụ đều có xu hướng tăng nhẹ. 

Bên cạnh đó, huy động vốn toàn hệ thống tổ chức tín dụng được kỳ vọng tăng bình quân 4,3% trong quý IV và tăng 10,2% trong năm 2022. Những con số này cho thấy điều chỉnh giảm 1,3 điểm phần trăm so với mức kỳ vọng tại kỳ điều tra trước. 


Huy động vốn toàn hệ thống tổ chức tín dụng được kỳ vọng tăng bình quân 4,3% trong quý IV.
Huy động vốn toàn hệ thống tổ chức tín dụng được kỳ vọng tăng bình quân 4,3% trong quý IV.

Các tổ chức tín dụng tham gia cuộc điều tra nhận định thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong quý III/2022 tiếp tục duy trì ở trạng thái “tốt”. Trong quý cuối cùng của năm, các tổ chức tín dụng dự báo tình hình thanh khoản tiếp tục được cải thiện, tuy nhiên sẽ chậm lại so với quý III. Đối với cả năm 2022, các tổ chức tín dụng tiếp tục kỳ vọng tình hình thanh khoản cải thiện so với năm 2021. 

Mặt bằng rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng được các tổ chức tín dụng nhận định có chiều hướng giảm trong quý III theo như đúng kết quả ở kỳ điều tra trước. Tuy nhiên, trong quý IV, dự báo mặt bằng rủi ro có thể tăng nhẹ trở lại. Tính chung cả năm 2022, các tổ chức tín dụng kỳ vọng mặt bằng rủi ro có xu hướng cải thiện rõ rệt, giảm nhẹ so với mặt bằng chung của cả năm 2021. 

Kết quả cuộc điều tra từ ngày 25/8 - 10/9/2022, các tổ chức tín dụng tiếp tục kỳ vọng lạc quan về tình hình xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng trong các tháng cuối năm 2022. 

Dư nợ tín dụng cả năm tăng 14,9%

Dư nợ tín dụng toàn hệ thống tổ chức tín dụng được kỳ vọng tăng bình quân 4,1% trong quý IV/2022 và tăng 14,9% trong năm 2022, xấp xỉ mức kỳ vọng ghi nhận tại kỳ điều tra trước (15%). 

Các tổ chức tín dụng đánh giá nhu cầu vay vốn, dịch vụ thanh toán và thẻ, gửi tiền của khách hàng trong quý III/2022 tiếp tục đà phục hồi bền vững kể từ quý IV có mức cải thiện của quý sau cao hơn quý trước, trong đó cải thiện mạnh nhất là nhu cầu vay vốn. 

Trong đó, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp được nhận định cao hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng là cá nhân và các tổ chức tín dụng khác. Đây là cơ sở để các tổ chức tín dụng kỳ vọng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng “tăng” với tốc độ mạnh hơn trong quý IV/2022 và cả năm 2022 so với kỳ trước, nhu cầu vay vốn kỳ vọng tăng nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán. 


70,4 - 75,9% tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng cải thiện hơn trong quý IV/2022.
70,4 - 75,9% tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng cải thiện hơn trong quý IV/2022.

Kết quả điều tra còn cho thấy tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong quý III/2022 chưa đạt như kỳ vọng. Và đưa ra dự báo trong thời gian tới, có 70,4 - 75,9% tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý cuối cùng và cả năm 2022, tuy nhiên mức độ kỳ vọng cải thiện thấp hơn so với kỳ vọng tại kỳ điều tra trước. 

Có 88,3% tổ chức tín dụng dự kiến lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2021. Nhưng cũng có 6,8% tổ chức tín dụng dự kiến lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2022 và 4,9% tổ chức ước tính lợi nhuận không có sự thay đổi. 

Các tổ chức tín dụng đánh giá trong quý III/2022 các nhân tố nội tại và khách quan có tác động tích cực giúp cải thiện tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng so với quý II. 

“Sự cạnh tranh từ các tổ chức tín dụng khác” là một trong số những nhân tố khách quan mà các tổ chức tín dụng đánh giá là nhân tố quan trọng nhất có thể ảnh hưởng khiến “suy giảm” tình hình kinh doanh của tổ chức tín dụng trong năm 2022. 

Ngược lại, “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị” cùng với “Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” được kỳ vọng là những nhân tố khách quan quan trọng nhất giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của TCTD.

Tình hình lao động, việc làm của ngành tài chính ngân hàng trong quý III/2022 vẫn giữ ổn định và được kỳ vọng diễn biến tích cực hơn trong quý IV/2022 cũng như trong cả năm 2022 so với năm 2021.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Môi giới cần “nâng cấp” mình trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

2 giờ trước

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

2 giờ trước

P2P lending và cơ hội cho những doanh nghiệp chân chính

2 giờ trước

Thị trường Bitcoin biến động thế nào sau sự kiện “halving”?

5 giờ trước