Không thể chủ quan trước “cuộc đua” lãi suất toàn cầu đang tăng nóng 

Thứ năm, 11/08/2022-00:08
Hàng loạt các nền kinh tế lớn trên thế giới đã và đang thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và lãi suất cao nhằm ngăn chặn nguy cơ suy thoái rình rập. Điều đó càng gia tăng áp lực về tỷ giá đối với VND và khiến các doanh nghiệp nhập khẩu chịu ảnh hưởng vô cùng lớn. 

Nguy cơ suy thoái luôn rình rập 

Theo diendandoanhnghiep.vn, đại dịch Covid-19 dần được kiểm soát bằng chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu cùng các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt. Mỹ, Khu vực đồng tiền chung châu  u và các quốc gia trên thế giới đã áp dụng chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng nhằm phục hồi, thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, đưa kinh tế trở lại thời kỳ trước đại dịch. 

Tại Mỹ, kể từ đầu năm 2022 đến nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã có 4 lần tăng lãi suất. Gần nhất vào ngày 27/7, cơ quan này đã tăng lãi suất 75 điểm cơ bản, nâng mức lãi suất cho vay qua đêm lên 2,25% - 2,5%. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 12/2018. 

Sau nhiều lần liên tiếp nâng lãi suất cơ bản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã khiến thị trường tài chính quốc tế “chao đảo”. Đồng USD mạnh lên khiến một số nền kinh tế mới nổi có cơ cấu kinh tế yếu phải đối mặt với nguy cơ suy thoái, phá giá tiền tệ và khủng hoảng nợ. Đối với những doanh nghiệp nhập khẩu, chi phí đầu vào khi mua bằng đồng USD tăng cao, ngược lại sức mua trong nước yếu do lạm phát khiến biên lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm. Như vậy, sức mua của người dân và lợi nhuận của doanh nghiệp đồng thời giảm mạnh rất dễ dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế. 


Kể từ đầu năm 2022 đến nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã có 4 lần tăng lãi suất.
Kể từ đầu năm 2022 đến nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã có 4 lần tăng lãi suất.

Theo Chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)  Pierre-Oliver Gourinchas cho biết: “Chúng tôi không muốn các Ngân hàng Trung ương tăng mạnh lãi suất để nền kinh tế suy sụp chỉ vì mục tiêu hạ lạm phát. Hiện các Ngân hàng Trung ương đang tìm cách dung hòa giữa mục tiêu hạ lạm phát với bình ổn giá. Mục tiêu của chính sách thắt chặt tiền tệ không phải để gây ra những “đau đớn” không cần thiết cho nền kinh tế Mỹ hay các nền kinh tế khác”.

PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, Ủy viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia nhận định, khi lạm phát ở một số quốc gia tăng cao thì lãi suất là công cụ thường được các Ngân hàng Trung ương sử dụng. Do đó, động thái tăng lãi suất của Mỹ, một số quốc gia tại châu  u và các khu vực khác đem lại những tác động nhất định. Còn về kết quả thì cho tới thời điểm hiện tại chưa thể nói là đã đáp ứng được mong muốn của các Chính phủ hay chưa. 

Bởi công cụ lãi suất có hai mặt, trong đó mặt tích cực là chính sách tiền tệ hướng tới thắt chặt tạo điều kiện kiểm soát lạm phát, từng bước đưa lạm phát xuống mức thấp. Tác động tiêu của công cụ lãi suất đó là khi lãi suất tăng cao thì đầu tư sẽ bị thu hẹp, ít tạo được công ăn việc làm, khả năng mở rộng sản xuất không có, chi phí vốn của các doanh nghiệp đi vay tăng cao, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng hạn chế. Trong trường hợp xấu, nếu các chính sách lãi suất cao tiếp tục kéo dài và không được điều chỉnh linh hoạt thì sẽ phản tác dụng khiến nền kinh tế bị suy thoái trầm trọng hơn. 


"Cuộc đua" tăng lãi suất trên toàn cầu ảnh hưởng tới các nền kinh tế mới nổi. 
"Cuộc đua" tăng lãi suất trên toàn cầu ảnh hưởng tới các nền kinh tế mới nổi. 

“Trong bối cảnh hoạt động giữa các quốc gia như thương mại, đầu tư, xuất nhập khẩu được liên thông với nhau, mà một số quốc gia trong khu vực thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, sẽ tác động đến nhiều quốc gia khác, đầu tiên là tác động đến vai trò vị trí của đồng tiền. Sự thật là đô la Mỹ trong thời gian qua liên tục lên giá còn các đồng tiền khu vực khác thì suy yếu.

Về tác động toàn cầu hay chuỗi cung ứng cũng rất rõ rệt, chỉ có điều mức độ tác động của mỗi một quốc gia có sự đậm nhạt khác nhau và tùy thuộc vào chính sách điều hành của mỗi quốc gia đó. Bao gồm chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để làm sao tác động vào nền kinh tế ở mức có thể chấp nhận được”, PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi phân tích.

Không chủ quan về chính sách 

Chuyên gia Nguyễn Thị Mùi cho rằng Việt Nam cũng không đứng ngoài “vòng xoáy” tác động của việc tăng lãi suất của các nền kinh tế lớn. Có thể thấy rõ ràng nhất là tác động sức ép tăng tỷ giá. Mặc dù đối với những doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa thanh toán bằng đồng USD thì có lợi, nhưng tăng giá chỉ diễn ra trong thời gian ngắn vừa qua, còn những hợp đồng thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài lại thường ký kết từ đầu năm để thực hiện cho 6 tháng hoặc cả năm. 

Đối với những doanh nghiệp nhập khẩu lại chịu thiệt thòi vì giá nguyên, nhiên liệu đều đồng loạt tăng mạnh. Tuy nhiên, thiệt hại này cũng chưa quá trầm trọng bởi đã có ký kết hợp đồng từ trước. Với kịch bản đồng bạc xanh vẫn tiếp tục đà tăng đến năm 2023, thì các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng vô cùng lớn. 


Các nền kinh tế lớn tăng lãi suất gây sức ép lên tỷ giá. 
Các nền kinh tế lớn tăng lãi suất gây sức ép lên tỷ giá. 

Nhiều ý kiến cũng lo ngại, lãi suất cơ bản tại Mỹ và khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng lên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến dòng vốn đầu tư vào Việt Nam. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi khẳng định, dòng vốn đầu tư chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng khi đồng USD tăng giá, nhưng mức độ ảnh hưởng như thế nào lại phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 

Đây là những vấn đề mà Ngân hàng Nhà nước cần phải giải quyết, để tỷ giá biến động trong khuôn khổ cho phép, tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Nếu tỷ giá được giữ tương đối ổn định thì việc chuyển dòng vốn ra nước ngoài sẽ không lớn, nhưng nếu tỷ giá biến động quá mạnh mà không kìm được thì rất dễ dẫn đến hiện tượng thoái vốn.

Về vấn đề này, TS. Nguyễn Bích Lâm, Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá, Việt Nam vẫn được xem là thị trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài vì có hệ thống chính trị và kinh tế vĩ mô ổn định. Trong 7 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước tính đạt 11,57 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2021. Số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong vòng 7 tháng trong 5 năm qua tại Việt Nam. 


Các doanh nghiệp nhập khẩu chịu ảnh hưởng bởi chi phí nguyên, vật liệu đầu vào tăng cao.
Các doanh nghiệp nhập khẩu chịu ảnh hưởng bởi chi phí nguyên, vật liệu đầu vào tăng cao.

“Trong thời gian tới, dòng vốn FDI có chất lượng sẽ đổ vào Việt Nam trong các lĩnh vực năng lượng sạch, nông nghiệp công nghệ cao, cơ khí chính xác. Theo khảo sát, khoảng 76% doanh nghiệp của châu Âu (EU) đang hoạt động tại Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư, nhất là trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo đạt trên 6% trong năm 2022 và 2023.

Điều đáng nói, kể từ khi Fed tăng lãi suất, chỉ có 4.600 tỷ đồng vốn rút ròng từ đầu năm đến nay ra khỏi thị trường Việt Nam. Tuy vậy, tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm, kéo dài nhiều năm chưa có chuyển biến đáng kể, ảnh hưởng đến huy động các dòng vốn, uy tín quốc gia, giảm niềm tin của nhà đầu tư, nhà tài trợ, nhiều dự án lớn đội vốn, gây lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả”, ông Lâm nhận xét.

PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi nhận định trong thời gian tới Chính phủ, các bộ ngành cần theo sát diễn biến của nền kinh tế trong nước cũng như sự tác động của nước ngoài vào Việt Nam để điều hành chính sách vĩ mô. 

Bởi hầu hết các quốc gia trên thế giới đã và đang thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ, điều hành lãi suất theo xu hướng tăng nhưng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa hề có động thái nào về chính sách tiền tệ, đồng thời khẳng định lạm phát ở Việt Nam vẫn đang ở giới hạn cho phép. Lạm phát ở mức 3% trong 7 tháng vừa qua của năm 2022 không hẳn do yếu tố tiền tệ tác động mà chủ yếu do chi phí tăng cao, chuỗi cung ứng đứt gãy và nhiều vấn đề khác. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần quan tâm và theo dõi sát những vấn đề đó. 

Bên cạnh đó, cần phải giữ tỷ giá hối đoái ở mức tương đối ổn định bằng cách, khi có biến động thì sử dụng các công cụ có sẵn trong tay như bơm ngoại tệ để giúp sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu được bình thường. 

Việt Nam không thể chủ quan khi hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và lãi suất cao, luôn luôn phải nghiên cứu, xem xét, dự báo, đưa ra những kịch bản cụ thể. Ngay lúc này phải phụ thuộc vào thực tế nền kinh tế Việt Nam, các mục tiêu hướng tới thời kỳ hậu Covid-19 để điều hành chính sách vĩ mô phù hợp trong đó có chính sách tiền tệ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

3 giây trước

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

5 giây trước

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

7 giây trước

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

7 giờ trước

Tuổi Sửu hợp hướng nào? Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

9 giờ trước