Khơi thông điểm nghẽn logistics cho vùng Đông Nam bộ

Thứ sáu, 25/11/2022-15:11
Chính phủ đã đặt mục tiêu từ nay đến năm 2030, vùng Đông Nam bộ sẽ có tốc độ tăng trưởng GRDP đạt từ 8 - 8,5%, GRDP đầu người đạt 14.500 USD. Theo các chuyên gia, ngoài các giải pháp cơ bản, cần thiết phải khai thông điểm nghẽn logistics cho khu vực này để thúc đẩy tăng trưởng.

Năm 2030, tăng trưởng GRDP khoảng 8 - 8,5%

Theo vov.vn, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 23/11/2022 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, Chính phủ đã đặt ra một số mục tiêu cụ thể. Điển hình như, đến năm 2030 khu vực Đông Nam bộ sẽ có mức tăng trưởng GRDP từ 8 - 8,5”%. Thu nhập bình quân đầu người theo thời giá hiện hành là 380 triệu đồng, tương ứng với 14.500 USD/ năm. Cơ cấu kinh tế, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 41,7% trong GRDP của vùng. Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 45,3%, tính riêng khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo là 33%. Đối với khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm 2,3% và thuế sản phẩm sau khi trừ trợ cấp là 10,7%. Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu tỷ trọng kinh tế số là 30 - 35% và tỷ lệ đô thị hóa từ 70 - 75%, trong đó 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Một số chỉ tiêu, mục tiêu khác được nêu ra trong Nghị quyết như, tốc độ tăng năng suất lao động 7%; tỷ lệ lao động có tay nghề cao là 40 - 45% và tỷ lệ thất nghiệp dưới 3%. Về môi trường, các khu công nghiệp 100% có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn; chất thải rắn đô thị được thu gom, xử lý đạt 95%…


Mục tiêu đến năm 2030 khu vực Đông Nam bộ sẽ có mức tăng trưởng GRDP từ 8 - 8,5”%.
Mục tiêu đến năm 2030 khu vực Đông Nam bộ sẽ có mức tăng trưởng GRDP từ 8 - 8,5”%.

Nút thắt lưu thông hàng hóa

Đông Nam bộ là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm cao nhất cả nước, với đầu tàu là TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, lâu nay vấn đề lưu thông hàng hóa, dịch vụ kho bãi, hậu cần luôn là vấn đề điểm nghẽn đối với sự phát triển của vùng. Điều này đã được các chuyên gia, cơ quan quản lý nhìn nhận, đưa ra một số giải pháp khắc phục nhưng chưa thực sự khơi thông được thế bế tắc.

Thống kê cho biết, toàn vùng có gần 15.000 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kho bãi, hậu cần (logistics), chiếm 49,2% tổng số doanh nghiệp logistics cả nước. Đây là con số rất lớn, cho thấy sự năng động của kinh tế vùng. Trong đó, chỉ tính riêng tại TP Hồ Chí Minh đã có tới hơn 11.000 doanh nghiệp logistics. Số còn lại tập trung tại một số tỉnh như Bình Dương là 1.655 doanh nghiệp; Đồng Nai là 1.223 doanh nghiệp. 

Hạ tầng vận tải, kho bãi, hậu cần của vùng Đông Nam bộ là hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, đảm nhận phần lớn số lượng hàng hóa và khối lượng hàng container cả nước.

Tuy nhiên, đây cũng chính là điểm nghẽn chưa được tháo gỡ của vùng. Nổi bật lên đó là cơ sở hạ tầng còn thiếu, yếu. Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics TP Hồ Chí Minh, ông Huỳnh Văn Cường cho biết, hiện nay hạ tầng giao thông đường bộ của khu vực này chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Nhiều nơi đường nhỏ, hẹp, tải trọng thấp, nhiều xung đột giao thông gây ra tắc nghẽn. Đặc biệt với hàng container và hàng công trình phải di chuyển khó khăn, không đáp ứng được nhu cầu.


Toàn vùng Đông Nam bộ có gần 15.000 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kho bãi, hậu cần (logistics).
Toàn vùng Đông Nam bộ có gần 15.000 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kho bãi, hậu cần (logistics).

Nếu như đường bộ chưa đáp ứng được thời gian, tải trọng phù hợp với giao thương thì các phương thức vận tải đa dạng khác cũng kém hiệu quả. Ví dụ như đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa thiếu đồng bộ, khó kết nối với nhau. Ông Cường đánh giá, việc đầu tư cho các phương thức giao thông này thường vênh nhau về mục tiêu, kế hoạch thực hiện.

Hiện nay, vùng Đông Nam bộ chỉ có một tuyến cao tốc là tuyến TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây. Một loạt các dự án đường vành đai được kỳ vọng thúc đẩy giao thông, liên kết vùng như Vành đai 3, Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh đã được thông qua nhưng mới chỉ bắt đầu triển khai. Các dự án khác còn tồn tại một số vấn đề, do đó việc triển khai, hoàn thành còn chậm. Vốn có lợi thế về kênh rạch, sông lớn, tuy nhiên với 6 tuyến thủy nội địa, thì các cầu vượt sông lại không đảm bảo tĩnh không, ví dụ như cầu Bình Triệu, cầu Bình Phước.

Vành đai kết nối TP Hồ Chí Minh với các tỉnh trong vùng, Tây Nam bộ còn chưa được đầu tư phù hợp với tầm vóc, ảnh hưởng lớn tới lưu thông hàng hóa trong vùng và liên kết vùng.

Hàng hóa từ các tỉnh vào TP Hồ Chí Minh và ngược lại thường xuyên bị ách tắc tại các tuyến đường đến cảng Cát Lái, ICD Trường Thọ. Về hàng không, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là sân bay lớn, hiện đại nhất khu vực nhưng cũng thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải. 

Theo đại diện Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, hiện nay lĩnh vực vận chuyển, hậu cần, kho bãi của thành phố đang gặp khá nhiều trở ngại. Theo đó, hạ tầng còn thiếu, yếu chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một trung tâm logistics cho vùng hay cả nước. Về lâu dài, Sở Công Thương cho rằng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thành phố nói riêng và của vùng Đông Nam bộ nói chung.

Cần nhiều cơ chế, giải pháp để khơi thông

Theo các chuyên gia, logistics của khu vực Đông Nam bộ còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và sức phát triển của vùng, là một trong những trở ngại cho sự phát triển của vùng. Điều dễ nhận thấy, đó là chi phí cho logistics còn ở mức cao, sự liên kết giữa các doanh nghiệp còn kém, các doanh nghiệp xuất khẩu không đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Do đó, cấp thiết đòi hỏi các cơ quan quản lý và doanh nghiệp cần chung tay tháo gỡ, khắc phục.

Theo Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị ngày 7/10/2022, về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng chỉ ra các điểm nghẽn phát triển vùng. Trong đó, mạng lưới kết cấu hạ tầng của vùng và liên vùng còn thiếu, yếu và chưa đồng bộ. Nguồn nhân lực logistics chất lượng cao còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển…. 


Logistics của khu vực Đông Nam bộ còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và sức phát triển của vùng.
Logistics của khu vực Đông Nam bộ còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và sức phát triển của vùng.

Theo ông Huỳnh Văn Cường, Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics TP Hồ Chí Minh (HLA), Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn, thời gian qua, các cơ quan quản lý, các địa phương đã có nhiều kế hoạch, giải pháp để cải thiện hoạt động logistics. Tuy nhiên, đây là một vấn đề có tính liên kết giữa các vùng, đòi hỏi các địa phương cùng chung tay giải quyết, phát huy tiềm lực của địa phương mình cùng với đó là đóng góp các sáng kiến nhằm hoàn thiện, thúc đẩy hoạt động logistics vùng thuận lợi nhất.

Do đó, theo các chuyên gia, khi bàn tới vấn đề này cần phải tính đến lợi ích chung cho cả vùng, hơn là lợi ích của từng địa phương. Cần có chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; trong đó, tập trung phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc, đường vành đai TP Hồ Chí Minh.

Ví dụ như cơ quan quản lý nhà nước tạo cơ chế nhằm huy động nguồn lực tài chính, đất đai… từ khu vực tư nhân nhằm phát triển hạ tầng và có các chính sách phát triển, thúc đẩy liên kết vùng, hình thành nên cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành trong vùng, liên vùng.

Các doanh nghiệp cần tăng cường ứng dụng công nghệ mới nhằm số hóa dữ liệu hành trình vận chuyển, áp dụng tự động hóa từ khâu vận chuyển, dịch vụ cảng, vận tải, kho bãi. Sử dụng hệ thống phần mềm, nền tảng số để cắt giảm chi phí logistics, nâng cao chất lượng hiệu quả cung cấp dịch vụ. 

Theo công bố của Sách trắng Logistics Việt Nam 2018, hiện, ngành dịch vụ logistics Việt Nam có trên 3.000 doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp; trong đó, 54% tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu về nguồn nhân sự logistics rất lớn. Các đại biểu phân tích, dự báo đến năm 2030, nhu cầu nhân lực chuyên nghiệp cho toàn ngành là 200.000 nhân sự, trong khi đó khả năng đáp ứng nhu cầu chỉ đạt khoảng 10%. Vì vậy các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao công tác đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực logistics.
Kể từ đầu năm 2022, khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, thị trường logistics toàn cầu đã phục hồi và bước vào giai đoạn mới với kỳ vọng mang lại tăng trưởng đáng kể cho cả năm. Tuy nhiên, với những tình hình địa chính trị có nhiều biến động như hiện nay trên thế giới, các doanh nghiệp logistics cần chủ động chuẩn bị chiến lược kinh doanh tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong thời gian tới. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Đầu tư vào AI giúp cổ phiếu SoftBank phá đỉnh lịch sử

50 phút trước

Quý I/2024, doanh số bán lẻ trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng “đột phá”

59 phút trước

Cần tiếp cận rộng rãi và tổng thể hơn với Fintech?

59 phút trước

FPT bắt tay Nvidia xây nhà máy AI 200 triệu USD tại Việt Nam

59 phút trước

Kỳ vọng tăng trưởng nhóm cổ phiếu bán lẻ

59 phút trước