Khánh Hòa xác định 4 mũi nhọn kinh tế, đặc biệt chú trọng Khu kinh tế Vân Phong

Thứ bảy, 01/05/2022-17:05
Mục tiêu đặt ra, tới năm 2030, tỉnh Khánh Hòa sẽ trở thành đô thị trực thuộc trung ương, và là trung tâm của vùng Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Khánh Hòa cũng phấn đấu trở thành đô thị thông minh, bền vững, bản sắc, ngang tầm các thành phố lớn châu Á vào năm 2050. 

Khánh Hòa sở hữu các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” 

Theo vov.vn, tỉnh Khánh Hòa là địa phương ven biển Nam Trung bộ, tỉnh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia về biển, đảo của Tổ quốc. 


Tỉnh Khánh Hòa sở hữu nhiều yếu tố thuận lợi. 
Tỉnh Khánh Hòa sở hữu nhiều yếu tố thuận lợi. 

Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa sở hữu mạng lưới giao thông thuận lợi, trong đó có nhiều trục giao thông quan trọng của cả nước, nơi hội tụ “phía Bắc đi vào, phía Nam đi ra, Tây Nguyên đi xuống”. Đặc biệt, Khánh Hòa sở hữu sân bay quốc tế Cam Ranh, đây là một lợi thế rất lớn để tỉnh có thể phát triển kinh tế - xã hội.

Về tự nhiên, Khánh Hòa có đủ ba yếu tố địa lý: núi, sông và biển với khí hậu ôn hòa. Từ những lợi thế kể trên, Khánh Hòa đã, đang và sẽ có nhiều tiềm năng, lợi thế để đạt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.

Mục tiêu thu nhập bình quân đầu người đạt 189 triệu/ năm

Với những tiềm năng, lợi thế đó, Khánh Hòa có nhiều cơ hội để phát triển. Tuy nhiên, hiện nay sự phát triển của tỉnh còn chưa tương xứng với những thế mạnh đó. Cụ thể, về quy mô nền kinh tế còn nhỏ, trong đó cơ cấu và chất lượng tăng trưởng không cao, còn thiếu cân bằng và bền vững.

Với lợi thế trung tâm của vùng Nam Trung Bộ và kết nối với khu vực Tây Nguyên, tỉnh chưa phát huy được vai trò của mình. Trong liên kết, hợp tác với các địa phương khác còn có nhiều hạn chế. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch của tỉnh còn nhiều bất cập, tầm nhìn thiếu chiều sâu… Do đó, thời gian tới, Khánh Hòa cần rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế, yếu kém cũng như phát huy những thành tích đã đạt được để đưa tỉnh phát triển hơn nữa.


Trong giai đoạn 2021 – 2025, đặt mục tiêu tăng trưởng hàng năm của tỉnh Khánh Hòa đạt từ 7,1%.
Trong giai đoạn 2021 – 2025, đặt mục tiêu tăng trưởng hàng năm của tỉnh Khánh Hòa đạt từ 7,1%.

Vừa qua, Chính phủ đã đưa ra Chương trình hành động để Khánh Hòa phát triển hơn nữa. Cụ thể, có 4 mục tiêu, yêu cầu được đặt ra. Trong đó, giai đoạn 2021 – 2025, tăng trưởng hàng năm của tỉnh đạt từ 7,1%. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt hơn 350.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 104 triệu đồng/người/ năm vào năm 2025. Tới giai đoạn 2026 – 2030, tăng trưởng của tỉnh đạt 8,8%/ năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thu hút được 664.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người tới năm 2050 đạt 189 triệu đồng.

Chính phủ đã đưa ra 10 nhiệm vụ, giải pháp để Khánh Hòa thực hiện các mục tiêu này.

Về xây dựng, quy hoạch, tỉnh phải thực hiện tốt 7 quy hoạch. Đó là: quy hoạch xây dựng tỉnh giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch thành phố Nha Trang; khu đô thị mới Cam Lâm; Khu kinh tế Vân Phong;

Đề án đưa Khánh Hòa thành thành phố trực thuộc trung ương; Khu du lịch quốc gia bắc bán đảo Cam Ranh; Đề án thí điểm cơ chế chính sách đặc thù; đề án Khánh Hòa trực thuộc trung ương; quy hoạch khu du lịch quốc gia Bắc bán đảo Cam Ranh.

Chính phủ cũng chú trọng Khánh Hòa cần quan tâm phát triển hạ tầng, giao thông; đẩy mạnh cải cách hành chính và môi trường đầu tư, kinh doanh; phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng lao động, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ quốc phòng – an ninh, giữ vững chủ quyền biển đảo…

Bốn mũi nhọn kinh tế

Bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa, ông Nguyễn Hải Ninh mới đây đã ký ban hành Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh này. Trong đó, Chương trình xác định 4 mũi nhọn để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế. 4 mũi nhọn trên gồm: Công nghiệp; nông nghiệp; dịch vụ - du lịch và kinh tế biển.

Cụ thể, về phát triển công nghiệp, tỉnh hướng tới phát triển theo hướng hài hòa, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Ưu tiên mở rộng quy mô sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh như: đóng tàu, chế biến thủy sản, chế biến các sản phẩm từ yến sào, cơ khí.... Khánh Hòa đặt ra mục tiêu xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút các nhà đầu tư vào công nghiệp xanh, công nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao…


Khu kinh tế Vân Phong sẽ là thế mạnh vượt trội của tỉnh Khánh Hòa so với những địa phương khác.
Khu kinh tế Vân Phong sẽ là thế mạnh vượt trội của tỉnh Khánh Hòa so với những địa phương khác.

Nâng cao hiệu quả phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, trong đó Khu kinh tế Vân Phong tập trung thu hút các dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các dự án công nghiệp trọng điểm như: năng lượng, đóng tàu, cảng biển, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao, các ngành công nghiệp phụ trợ. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư nhằm kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, nhà đầu tư thứ cấp vào lấp đầy các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các khu chức năng phát triển công nghiệp trong Khu kinh tế Vân Phong. Phấn đấu tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được đầu tư hạ tầng lên 70%.

Đối với ngành nông nghiệp, Khánh Hòa sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Nâng cao chất lượng nhân lực khoa học, kỹ thuật của ngành nông nghiệp…

Ngành dịch vụ của Khánh Hòa sẽ phát triển theo hướng đa dạng. Tỉnh chú trọng phát triển logistics, kinh tế số, phát triển mạnh khu vực dịch vụ… Ngành du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh chú trọng vào các sản phẩm du lịch chất lượng cao, gắn du lịch biển đảo, núi rừng, sinh thái với gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc…

Tỉnh Khánh Hòa sẽ tập trung phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với bảo đảm quốc phòng - an ninh trên biển, nhất là đánh bắt và nuôi trồng hải sản xa bờ. Đồng thời, tỉnh sẽ xây dựng đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của Khu kinh tế Vân Phong. Từ đó xây dựng Vân Phong thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, phát triển thành vùng kinh tế trọng điểm, động lực của tỉnh, khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước. Theo đó, Khu kinh tế Vân Phong sẽ được phát triển theo hai hướng. Khu vực Bắc Vân Phong được xác định trở thành đô thị du lịch biển đẳng cấp quốc tế, trung tâm kinh tế biển hiện đại, cảng nước sâu gắn với khu phi thuế quan, công nghiệp công nghệ cao.... Đối với Khu vực Nam Vân Phong, Khánh Hòa xác định sẽ xây dựng các đô thị công nghiệp hiện đại, trung tâm công nghiệp gắn với cảng biển, là khu vực tập trung phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, đóng tàu, cảng biển, dịch vụ logistics, dịch vụ vận tải biển và các ngành công nghiệp phụ trợ… cùng với các dự án khu đô thị, dịch vụ du lịch ven biển.

Theo: vov.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Hải Phòng: Phân lô bán nền 500 nghìn m2, hơn 3.000 lô đất bung hàng

Tin mới cập nhật

Điểm tin BĐS 16/4/2024: Dư nợ tín dụng bất động sản hơn 2,8 triệu tỷ đồng

5 giờ trước

Tín dụng chảy mạnh vào bất động sản nhưng cho vay nhà ở xã hội còn thấp

15 giờ trước

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

15 giờ trước

Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng: Có phải giải pháp tốt ở thời điểm hiện tại?

15 giờ trước

PNJ đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục hơn 2.000 tỷ đồng trong năm 2024

15 giờ trước