Hà Nội sẽ đẩy mạnh hoạt động đấu giá quyền sử đất trong năm 2022 tăng nguồn thu ngân sách 

Thứ bảy, 01/05/2022-08:05
Năm 2021, Hà Nội đã thu về gần 11.000 tỷ đồng nhờ hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất, con số này đã đạt 85% so với kế hoạch đề. Khoản tiền thu về nhờ đấu giá đã được sử dụng vào việc xây dựng, phát triển thành phố. Dự kiến giai đoạn 2022-2023, Hà Nội tiếp tục có kế hoạch tổ chức đấu giá đất tăng thu ngân sách. 

Hà Nội thu về gần 11.000 tỷ nhờ đấu giá quyền sử đất

Theo VnEconomy, ông Lê Thanh Nam, phó giám đốc Sở Tài Nguyên Môi trường cho hay trong năm 2021, Sở đã trình lên bộ phương án khoanh vùng và phân bổ đất đai giai đoạn 2021-2030. Hội đồng thẩm định quy hoạch Thành phố đã họp thẩm định quyền sử dụng đất đai của 18/18 huyện, thị xã trên địa bàn khu vực Hà Nội. Theo đó chính quyền phê duyệt hoạt động sử dụng đất đai của 16/18 huyện thị xã. 2 huyện còn lại đang trong quá trình hoàn thiện phê duyệt và chậm nhất trong tháng 1/2022 sẽ có kết quả.

Sở Tài Nguyên Môi Trường đã tham mưu cho UBND thành phố Hà Nội nhanh chóng có quyết định thu hồi đất, công trình, chuyển đổi mục đích trồng lúa. Đồng thời sở cũng trình UBND Thành phố gấp rút triển khai phê duyệt kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm của 30/30 quận, huyện, xã trên địa bàn thành phố.


Trong năm 2021, Hà Nội đã thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, thu về số tiền 10.880 tỷ đồng.
Trong năm 2021, Hà Nội đã thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, thu về số tiền 10.880 tỷ đồng.

Hiện thành phố đã hoàn thành thu hồi, giao đất, cho thuê đất và chuyển đổi mục đích sử dụng trong 255 dự án, diện tích lên tới 370,1 ha. Trong năm 2021, thành phố cũng đã thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất và thu về số tiền 10.880 tỷ đồng. Đạt khoảng 85% kế hoạch là thu về 12.800 tỷ đã đề ra trước đó. Số tiền sử dụng đất để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đã sử dụng 11.055/20.700 tỷ đồng. Qua đó đạt hơn 50% so với kế hoạch đề ra. Số tiền cho thuê đất đã đạt 7.250 tỷ đồng, đạt 124,5% so với con số 5.820 tỷ đồng so với kế hoạch thu Thành phố đã giao. 

Hà Nội cũng đã giao đất dịch vụ được 40.535/49.945 dự án cho các hộ gia đình có đủ điều kiện sử dụng đạt trên 81% so với kế hoạch đề ra. Số diện tích còn lại chưa giao đất dịch vụ hiện chị còn khoảng 142.762 ha tương ứng với 18,84.%.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết trong 2021 đã cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất lần đầu cho gần 1,7 triệu hộ gia đình, cá nhân trong các khu dân cư. Cấp giấy chứng nhận cho người dân mua các dự án phát triển nhà ở, nhà tập thể là 254.389 căn của 787 dự án, đạt chỉ tiêu 69,1% so với kế hoạch đề ra. Thành phố cũng đã cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà tái định cư đạt chỉ tiêu tới 93,22% với con số thực tế là 14.243 căn. 

Thành phố Hà Nội đã xử lý 16 quyết định vi phạm hành chính theo thẩm quyền và số tiền thu về 3.782 tỷ đồng. Ngoài ra chính quyền thành phố cũng đã phối hợp với các đơn vị thanh tra tiến hành kiểm tra rà soát, thanh tra, hậu kiểm tổng cộng 379 dự án chậm triển khai. Qua đó khai thác các dự án có dấu hiệu vi phạm về luật đất đai để có hướng xử lý và thu hồi dự án chậm tiến độ, bàn giao cho đơn vị khác hoặc tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất. 

Hà Nội tăng cường hoạt động đấu giá đất thu ngân sách trong 2022

Dự kiến trong năm 2022, Hà Nội sẽ tiến hành đấu giá 507 dự án với diện tích đất khoảng hơn 422 ha. Số tiền dự kiến thu về đạt hơn 38.000 tỷ đồng. Số dự án đấu giá gồm 296 dự án có diện tích trên 5.000m2 và 211 dự án rộng dưới 5000m2.

Năm 2023, số dự án dự kiến được mang ra đấu giá là 531 dự án với diện tích lên 496 ha. Số tiền dự tính thu về từ các hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất lên tới 42.206 tỷ đồng. Trong đó có 371 dự án có quy mô 5000m2. Có 160 dự án có diện tích dưới 5000m2 được tổ chức đấu giá. 


Dự kiến trong năm 2022, Hà Nội sẽ tiến hành đấu giá 507 dự án với diện tích đất khoảng hơn 422 ha.
Dự kiến trong năm 2022, Hà Nội sẽ tiến hành đấu giá 507 dự án với diện tích đất khoảng hơn 422 ha.

Chính quyền thành phố Hà Nội đang thúc giục các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cũng như hoàn thiện, nâng cấp các cơ sở hạ tầng kỹ thuật nếu có cả các dự án để đạt đủ điều kiện đem ra đấu giá. Các địa phương cũng cần hoàn thành các quy định, thủ tục cần thiết để tổ chức đấu giá các khu đất có đủ điều kiện. 

Các địa phương tiếp tục rà soát, kiểm tra các khu đất có đủ điều kiện đấu giá trong 2022 và năm 2023, trình lên UBND thẩm định và phê duyệt. Trường hợp các dự án quy mô diện tích lớn chưa thể đấu giá toàn bộ do chưa thể giải phóng mặt bằng thì UBND các địa phương có thể tổ chức đấu giá từng phần 

Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phải cam kết chịu trách nhiệm trong việc chọn vị trí đất đai để tổ chức đấu giá. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đấu giá chậm hoặc đấu giá không thành công dẫn đến lãng phí tài nguyên đất đai.

Cần minh bạch, công khai trong hoạt động đấu giá đất 

Trong thời gian qua đã xảy ra tình trạng nhiều dự án trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với mức giá ban đầu đưa ra. Thậm chí mức giá còn cao bất thường, vô lý dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường bất động sản, nhà ở. Từ thực tế này bộ Xây Dựng đã đề nghị chính quyền các địa phương phải kiểm tra và rà soát thật kỹ các hoạt động tổ chức đấu giá trên địa bàn.


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tuyệt đối tránh để xảy ra tình trạng sai phạm, để các yếu tố bên ngoài tác động lên hoạt động đấu giá đất. Các hoạt động đấu giá phải đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật. Địa phương phải kịp thời xử lý các sai phạm trong đấu giá đất, ngăn chặn những hành vi cố tình trục lợi từ hoạt động đấu giá. Không để việc đấu giá đất làm nhiễu loạn thị trường bất động sản. 

Ngân hàng nhà nước cũng cần rà soát các đơn vị tổ chức tín dụng trong hoạt động cho vay tiền để tham gia đấu giá đất. Không được cho vay tràn lan, sai đối tượng và cho vay không đúng quy định pháp luật. Bộ Công An cần phối hợp với các địa phương để nắm được tình hình về hoạt động đấu giá và ngăn chặn các sai phạm ngay từ khi mới manh nha hình thành. 

Theo: vneconomy.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Hải Phòng: Phân lô bán nền 500 nghìn m2, hơn 3.000 lô đất bung hàng

Tin mới cập nhật

Chuyên gia Dragon Capital chỉ ra 3 yếu tố giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

3 giờ trước

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

5 giờ trước

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

5 giờ trước

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

8 giờ trước

LPBank dự định đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam, không trả cổ tức trong 3 năm

8 giờ trước