ECB tăng lãi suất cơ bản cao nhất lịch sử nhằm kiềm chế lạm phát 

Thứ sáu, 09/09/2022-14:09
Ngày 8/9, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất cơ bản thêm 75 điểm cơ bản, đây là bước nhảy lớn chưa từng có trong lịch sử ECB. Hành động này của ECB cho thấy cơ quan này quyết tâm dồn lực ưu tiên chống lạm phát trong bối cảnh nền kinh tế khu vực Eurozone đang đứng bên “miệng hố” suy thoái. 

Bước đi lớn 

Theo dantri.com.vn, trong thông báo phát đi vào tối ngày 8/9 của ECB cho biết: “Đây là bước đi lớn, chuyển dịch từ chính sách lãi suất hiện tại sang mức lãi suất mới để đảm bảo lạm phát kịp thời về mục tiêu 2% trong trung hạn của ECB”.

Việc ECB tăng lãi suất thêm 0,75% là mức tăng lớn nhất từ trước đến nay của cơ quan này, động thái mới này cũng không nằm ngoài dự đoán của giới phân tích trước đó. 

Trong bối cảnh lạm phát ở Eurozone cao nhất nửa thế kỷ và tiến dần tới ngưỡng 2 con số, các chuyên gia hoạch định chính sách tại ECB lo ngại rằng đà tăng lạm phát đang bám rễ sâu vào nền kinh tế, các hộ gia đình bị bào mòn tiền tiết kiệm, cản trở hoạt động đầu tư và tạo ra một vòng xoáy tăng lương khó kiểm soát. 


ECB tăng lãi suất thêm 0,75% là mức tăng lớn nhất từ trước đến nay của cơ quan này.
ECB tăng lãi suất thêm 0,75% là mức tăng lớn nhất từ trước đến nay của cơ quan này.

Trước đó, vào tháng 7 vừa qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã thực hiện đợt tăng lãi suất đầu tiên sau 11 năm, với mức tăng 0,5 điểm phần trăm. Tại đợt tăng lãi suất vào ngày 8/9, mức lãi suất tiền gửi tại ECB đã tăng từ 0% lên 0,75%, lãi suất cấp vốn chủ chốt tăng lên mức 1,25%. Đây là mức cao nhất của cả hai lãi suất này từ năm 2011.

Tuy nhiên, với tốc độ tăng lãi suất này của ECB vẫn được đánh giá là đang chậm so với nhiều ngân hàng trung ương lớn khác trong cuộc đua tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát đang lan rộng trên toàn cầu. Do đó, việc ECB áp dụng bước nhảy lãi suất lớn lần này được giới phân tích đánh giá là một nỗ lực lớn nhằm bắt kịp các ngân hàng trung ương khác. 

Về việc tăng lãi suất vào ngày 8/9, bà Christine Lagarde, Chủ tịch ECB khẳng định hành động này nhận được sự nhất trí của tất cả các thành viên. Chủ tịch ECB nói: “Chúng tôi cho rằng ECB sẽ nâng lãi suất lên cao hơn, vì lạm phát vẫn còn quá cao và có khả năng duy trì trên mức mục tiêu của chúng tôi trong một khoảng thời gian dài”. 

Trước khi đi đến thống nhất với việc tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, các nhà hoạch định chính sách ECB đã phải cân nhắc giữ bước nhảy lãi suất 0,5 điểm phần trăm hay 0,75 điểm phần trăm. Tuy nhiên, nhìn thẳng vào thực tế khi đà leo thang của lạm phát toàn phần và lạm phát lõi khiến quyết định bước nhảy 0,75 điểm phần trăm được lựa chọn. Ngay trước cuộc họp, Chủ tịch ECB liên tục nói mức lạm phát cao hiện nay là không thể chấp nhận được. 


Bà Christine Lagarde, Chủ tịch ECB.
Bà Christine Lagarde, Chủ tịch ECB.

Sẽ còn tiếp tục tăng lãi suất 

Khi được hỏi về những động thái của ECB trong tương lai, bà Lagarde nói bước nhảy 0,75 điểm phần trăm không phải là cố định và những đợt nâng sắp tới có thể diễn ra với bước nhảy nhỏ hơn. Tuy nhiên, bà cũng không bác bỏ khả năng có thêm những đợt nâng lớn tương tự trong thời gian tới. Bà Lagarde thông tin về lộ trình tăng lãi suất trong thời gian tiếp theo: “Chúng tôi cho rằng sẽ phải mất vài cuộc họp. Vài là bao nhiêu? Có lẽ là nhiều hơn hai, bao gồm cả cuộc họp này, nhưng có lẽ là sẽ ít hơn 5”.

Còn theo chuyên gia kinh tế Jorg Kramer của Commerzbank nhận định: “Chúng tôi vẫn kỳ vọng rằng lãi suất tiền gửi của ECB sẽ tăng lên mức 1,75% vào đầu năm tới. Sau đó, quy trình tăng lãi suất sẽ tạm dừng, vì đến lúc đó, suy thoái kinh tế sẽ trở nên rõ ràng”. Vị chuyên ra cho rằng ECB sẽ phải tăng lãi suất lên cao hơn mức này vì lạm phát đang cao hơn nhiều so với mục tiêu. 

Trong tháng 8 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của khu vực tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là lần thứ 9 liên tiếp lập kỷ lục. Nguyên nhân khiến lạm phát liên tiếp xô đổ các kỷ lục là do giá năng lượng tăng vọt sau xung đột tại Ukraine, giá thực phẩm, quần áo, ô tô, thiết bị nhà ở và các dịch vụ cũng tăng mạnh. Bên cạnh đó các vấn đề về chuỗi cung ứng và tác động của thời tiết nắng nóng bất thường góp phần đẩy giá cả tăng lên. 


Trong các cuộc họp sắp tới, ECB dự báo sẽ tiếp tục tăng lãi suất.
Trong các cuộc họp sắp tới, ECB dự báo sẽ tiếp tục tăng lãi suất.

Trong quý II/2022, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên toàn khu vực Eurozone đã tăng 0,8%, mặc dù vậy các nhà phân tích cho rằng khả năng suy thoái toàn khu vực này trong thời gian tới là không thể tránh khỏi do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, các doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí đầu vào cao hơn. 

ECB dự báo vào cuối năm nay, lạm phát sẽ đạt đỉnh ở mức cao hơn thế này một chút. Tuy nhiên lạm phát trung bình năm 2022 sẽ ở mức 8,1%, đến năm lạm phát hạ xuống còn 5,5%, đến năm 2024 còn 2,3%.Trong khi đó, một số nhà phân tích còn dự báo mức lạm phát trong năm nay của khu vực Eurozone sẽ đạt đỉnh ở 10%. 

Trong cuộc họp vào tháng 10 tới đây, thị trường dự báo ECB sẽ tăng lãi suất với bước nhảy 50 điểm cơ bản. Đến tháng 12, sẽ tiếp tục áp dụng bước nhảy tương tự. 

“Lãi suất hiện nay chưa phải là lãi suất trung tính (neutral rate - mức lãi suất không có tác dụng kích thích và cũng không gây cản trở tăng trưởng kinh tế). Cần phải tăng lãi suất đón đầu, phải tiếp tục tăng trong vài cuộc họp tới”, Chủ tịch ECB phát biểu.

Trong cuộc họp vào ngày 8/9, ECB cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực Eurozone vào năm 2023. Theo đó, nền kinh tế được dự báo sẽ trì trệ trong những tháng mùa đông. Một trong những nguyên nhân để đưa ra dự báo giảm tăng trưởng của ECB là do sự thiếu hụt nguồn cung khí đốt đến từ Nga.

Một báo cáo của ngân hàng đầu tư Mỹ Morgan Stanley nhận định: “Chúng tôi nhận thấy quyết định tăng mạnh lãi suất ngày hôm nay của ECB như một tín hiệu gửi tới thị trường rằng ngân hàng trung ương này rất cương quyết trong việc lấy lại uy tín về chống lạm phát, và sẵn sàng chấp nhận tổn thất đối với tăng trưởng kinh tế để đạt được sự ổn định giá cả”. 

ECB đưa ra 2 kịch bản trong năm 2023, theo chiều hướng tốt thì nền kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng 0,9%, ở chiều ngược lại thì nền kinh tế này có thể suy giảm 0,9%. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Vinhomes tiếp tục không chia cổ tức để bổ sung nguồn vốn

39 phút trước

Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng lãi suất OMO

2 giờ trước

Môi giới bất động sản “chốt” căn nhà gần 7 tỷ đồng trong vài tiếng đăng tin

3 giờ trước

Môi giới dùng chiêu trò làm “nóng ảo” đất nền dù giao dịch hạn chế: Nhà đầu tư cần thận trọng khi xuống tiền!

4 giờ trước

Biến đổi trong hoạt động kinh doanh của ngành chứng khoán

4 giờ trước