Đề xuất miễn 100% học phí cấp trung học cơ sở trên toàn quốc 

Thứ ba, 05/07/2022-11:07
Tại cuộc họp trực tuyến Chính phủ với các địa phương vào ngày 4/7, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học sinh trung học cơ sở (THCS) từ năm học 2022 - 2023.

Miễn học phí cấp THCS

Theo VnExpress, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ước tính cả nước có 5,5 triệu học sinh THCS, mức học phí bình quân là 2 triệu đồng mỗi năm, ngân sách sẽ cấp bù gần 11.200 tỷ đồng/năm học. Do đó, nếu đề xuất được thông qua, ngân sách nhà nước phải tăng thêm gần 25.200 tỷ đồng trong 3 năm (2022, 2023, 2024). 

Phát biểu về nội dung này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao các cơ quan phối hợp, nghiên cứu đánh giá kỹ tác động, Bộ Tài chính tính toán các vấn đề liên quan tới ngân sách, theo tinh thần chung đã được Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo là cần rà soát, có lộ trình điều chỉnh học phí phù hợp, không gây khó khăn hơn cho người dân và học sinh.


Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tại phiên họp sáng 4/7/2022.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tại phiên họp sáng 4/7/2022.

Cũng tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề xuất trong năm học 2022 - 2023 cấp mầm non và THPT cơ sở công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên giữ ổn định học phí như năm trước. Cơ sở đảm bảo chi thường xuyên, được xây dựng mức thu học phí, trình HĐND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
Đối với các địa phương đã ban hành mức thu học phí năm học 2022 - 2023 cao hơn năm trước thì điều chỉnh lại theo mức cũ. HĐND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh khung, mức học phí mầm non và THPT theo chỉ số giá tiêu dùng hàng năm kể từ năm học 2023 - 2024. 

Hiện nay, theo quy định chỉ học sinh tiểu học công lập được miễn học phí. Học sinh bậc THCS vẫn phải đóng học phí. 

Theo quy định hiện hành, trong các cấp học phổ thông, chỉ học sinh tiểu học công lập được miễn học phí. Học sinh THCS hiện vẫn phải đóng học phí.

Trước đó, một số địa phương đã miễn học phí cho học sinh các cấp. Cụ thể tại Hải Phòng từ năm học 2020 - 2021, địa phương này đã thực hiện miễn 100% học phí cho học sinh từ bậc mầm non tới THPT, bổ túc. Từ năm học 2020-2021, học sinh mầm non và THCS ở TP Hải Phòng được miễn 100% học phí. Từ năm học 2021 - 2022, học sinh THPT tại Hải Phòng được miễn học phí.

Tại TP Hồ Chí Minh cũng đang xây dựng đề án miễn, giảm học phí năm học 2022 - 2023 từ nguồn ngân sách. 

Tại TP Đà Nẵng, năm học 2021 - 2022, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thành phố này đã hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh THCS, THPT trường công lập và ngoài công lập.


Khung học phí năm học 2022-2023 do Chính phủ quy định.
Khung học phí năm học 2022-2023 do Chính phủ quy định.

Đây không phải là lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất miễn học phí cấp THCS, trước đó vào năm 2016, Chính phủ đã giao Bộ Giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng báo cáo về việc miễn học phí cho học sinh THCS theo lộ trình.

Trong đó, Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học.

Học phí đại học tăng không quá 15%

Tại phiên họp ngày 4/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị mức tăng học phí đại học năm 2022 chỉ tăng tối đa 15% so với năm ngoái.

Cụ thể, theo kế hoạch trong năm học 2022 - 2023 sắp tới, các trường sẽ áp dụng khung học phí mới theo Nghị định 81/2021 của Chính phủ. Mức trần học phí tại tất cả khối ngành của trường đại học sẽ tăng từ 300.000 đồng đến 10,2 triệu đồng/năm. Khối ngành Y dược, ngành sức khỏe khác có mức tăng học phí mạnh nhất từ 4,2 - 10,2 triệu đồng/năm. 


Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị định 81/2021.
Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị định 81/2021.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kiến nghị lùi áp dụng mức khung học phí mới này đối với giáo dục công lập thêm 1 năm. Như vậy, năm học 2022-2023, mức học phí của cơ sở đại học công lập công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên tăng tối đa 15% (theo Nghị định 81 là 25%) so với năm học 2021-2022.
Đối với cơ sở đại học công lập công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, xác định mức trần học phí tối đa hệ số 2 lần so với cơ sở chưa tự đảm bảo chi thường xuyên (giữ nguyên như quy định tại Nghị định 81).

Đối với cơ sở đại học công lập công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, được xác định mức trần học phí tối đa hệ số 2,5 lần so với cơ sở tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (giữ nguyên như quy định tại Nghị định 81).

Cận kề thời điểm tuyển sinh đại học, nhiều trường đại học đã công bố mức học phí dự kiến áp dụng trong năm học 2022 - 2023. Đa số các trường đều lên kế hoạch tăng học phí, trong đó một số chương trình học tăng 50 - 70%. 

Tại khu vực phía Bắc, Học viện Báo chí và Tuyên truyền vào cuối tháng 3/2022, đã công bố mức học phí dự kiến theo tín chỉ. Theo đó, trừ các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị được miễn học phí thì các hệ còn lại mức học phí dao động 440.000 - 1,32 triệu đồng/tín chỉ, tăng cao nhất hơn 70% mức thu so với năm 2021. Trường Đại học Luật Hà Nội cũng dự kiến tăng khoảng 50% học phí năm 2022.

Tại trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) vào đầu tháng 4/2022, đã công bố mức học phí dự kiến của trường trong năm học 2022 là 42 triệu đồng/năm. Mức học phí này cao hơn mức thu năm 2021 là khoảng 0,7 - 1,3 triệu đồng, tương đương mức tăng 20 - 37%. 


Theo kế hoạch trong năm học 2022 - 2023, khối ngành Y dược, ngành sức khỏe khác có mức tăng học phí mạnh nhất từ 4,2 - 10,2 triệu đồng/năm. 
Theo kế hoạch trong năm học 2022 - 2023, khối ngành Y dược, ngành sức khỏe khác có mức tăng học phí mạnh nhất từ 4,2 - 10,2 triệu đồng/năm. 

Tại khu vực phía Nam, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch dự kiến mức học phí cao nhất tại các ngành Y Khoa, Dược học, Răng Hàm Mặt là 44,3 triệu đồng/năm. Đối với những ngành còn lại, mức học phí không quá 41 triệu đồng/năm. Mức học phí này tăng gần ba lần so với khi trường chưa tự chủ tài chính. 

Bên cạnh đó, một số trường đại học vẫn giữ nguyên mức học phí như tại Đại học Kinh tế quốc dân trong năm học 2022 tiếp tục áp dụng mức học phí từ năm 2019. Cụ thể, trường dự kiến mức thu 16-22 triệu đồng học phí một năm, áp dụng với sinh viên chính quy được tuyển năm 2022. Với chương trình đặc thù, học phí 45-65 triệu đồng. Đối với trường Đại học Ngoại thương và Đại học Thương mại mức học phí chỉ tăng nhẹ. 

Nhằm hỗ trợ cho phụ huynh và học sinh không phải từ bỏ ngành học và trường đại học mơ ước. Nhiều trường đại học đã thực hiện trích nguồn thu để cấp học bổng, miễn giảm học phí cho sinh viên nghèo. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Đầu tư vào AI giúp cổ phiếu SoftBank phá đỉnh lịch sử

54 phút trước

Quý I/2024, doanh số bán lẻ trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng “đột phá”

1 giờ trước

FPT bắt tay Nvidia xây nhà máy AI 200 triệu USD tại Việt Nam

1 giờ trước

Kỳ vọng tăng trưởng nhóm cổ phiếu bán lẻ

1 giờ trước

Cần tiếp cận rộng rãi và tổng thể hơn với Fintech?

1 giờ trước