Đà Nẵng đẩy mạnh phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp

Thứ năm, 27/05/2022-16:05
Trong thời gian qua, TP Đà Nẵng đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm gia tăng số lượng dự án nhà ở xã hội cho người lao động tại các khu công nghiệp. 

Loạt dự án nhà ở dành cho công nhân

Theo Nhà đầu tư, hiện nay tại các khu công nghiệp của TP Đà Nẵng có hơn 27.000 lao động ngoại tỉnh và lượng lớn các lao động nước ngoài. Hầu hết người lao động ngoại tỉnh đề lựa chọn thuê trọ gần các khu công nghiệp để thuận tiện cho công việc. Trong khảo sát nhu cầu của công nhân tại các khu công nghiệp do Liên đoàn Lao động TP Đà Nẵng thực hiện, số lượng công nhân có nhu cầu về nhà ở đến năm 2030 là 62.433 người. 

Trong thời gian qua, để giải quyết bài toán lao động cho công nhân tại các khu công nghiệp TP Đà Nẵng đã triển khai và đưa một số dự án nhà ở xã hội tại các khu vực khu công nghiệp trên địa bàn thành phố vào hoạt động. Cụ thể, dự án Khu chung cư nhà ở xã hội khu công nghiệp Hòa Khánh với quy mô 1.404 căn hộ, khối thể dịch thể thao - dịch vụ có diện tích 1.040 m2, trường mẫu giáo có diện tích 300 m2. 6 block của dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động, 2 block còn lại đang xây dựng. 


Số lượng công nhân có nhu cầu về nhà ở đến năm 2030 tại TP Đà Nẵng là 62.433 người.
Số lượng công nhân có nhu cầu về nhà ở đến năm 2030 tại TP Đà Nẵng là 62.433 người.

Một dự án khác là dự án nhà ở công nghiệp khu công nghiệp Hòa Cầm giai đoạn 1, dự án có tổng mức đầu tư 70 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Liên đoàn Lao động Đà Nẵng. Tổng diện tích của dự án là 27.755 m2 với quy mô 278 phòng ở đơn và 7 phòng ở đôi, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho khoảng 600 công nhân. Mỗi phòng có diện tích dao động từ 15,75 m2 đến 46,03 m2

Hay dự án nhà ở CN KCN Hòa Cầm giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 70 tỷ đồng do LĐLĐ TP Đà Nẵng làm chủ đầu tư. Công trình được xây dựng trên tổng diện tích 27.755 m2, gồm 278 phòng ở đơn và 7 phòng ở đôi, giải quyết chỗ ở cho khoảng 600 công nhân. Diện tích các phòng dao động từ 15,75 m2 đến 46,03 m2; giá cho thuê bình quân 18.500 đồng/m2 (đã bao gồm chi phí quản lý, vận hành), dao động từ 320.000 -1.300.000 đồng/phòng.

Hay như dự án nhà ở xã hội, dịch vụ thương mại và chung cư chất lượng cao thuộc Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside, có quy mô 3.358 căn hộ. Dự kiến giai đoạn 1 của dự án sẽ được đưa vào vận hành trong năm 2022. 


Trong thời gian qua nhiều dự án nhà ở dành cho công nhân tại TP Đà Nẵng đã được đưa vào khai thác.
Trong thời gian qua nhiều dự án nhà ở dành cho công nhân tại TP Đà Nẵng đã được đưa vào khai thác.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, một số dự án nhà ở xã hội tại TP Đà Nẵng đang tiếp tục được triển khai nhằm phục vụ nhu cầu chỗ ở cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố. Một số dự án như Nhà ở xã hội tại KCN Hòa Cầm (giai đoạn 2), nhà ở xã hội thuộc khu tái định cư Hòa Hiệp (quận Liên Chiểu), nhà ở xã hội thuộc Khu dân cư nam cầu Cẩm Lệ (quận Cẩm Lệ).

Ngày 17/12/2021, trả lời chất vấn của Đại biểu HĐND tại kỳ họp thứ 4 HĐND TP Đà Nẵng khóa X, ông Phùng Phú Phong – Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết: “Đà Nẵng rất ưu tiên việc xây dựng nhà ở xã hội. Thành phố đã bố trí ngân sách 3.000 tỷ để đầu tư 10.000 căn chung cư nhà ở xã hội từ trước đến nay để bố trí và cho thuê. Những khu đất kêu gọi đầu tư nhà ở xã hội đều là đất sạch, thành phố tạo mọi điều kiện để nhà đầu tư tiếp cận quỹ đất này”.

Ông Phong thông tin thêm, trên cơ sở đồ án điều chỉnh quy hoạch chung mà Thủ tướng đã phê duyệt, Sở đang rà soát, đánh giá và quy hoạch lại một số khu vực nhằm bảo đảm định hướng phát triển nhà ở xã hội đi đúng hướng, góp phần giải quyết căn cơ vấn đề nhà ở cho người lao động.

Thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân 

Trong năm 2021, nhiều địa phương đã trở thành tâm điểm của làn sóng bùng phát dịch lần thứ 4 khiến đời sống của người lao động gặp khó khăn. Đặc biệt là những người lao động ngoại tỉnh, do đó dẫn đến làn sóng người lao động bỏ thành phố về quê tránh dịch. Các khu công nghiệp tại Đà Nẵng cũng không tránh khỏi tình trạng đó. Đến khi tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh có dấu hiệu phục hồi thì lại xuất hiện tình trạng thiếu lao động. Nguyên nhân là do người lao động trước đó đã bỏ về quê và không có ý định quay trở lại làm việc. Điều này đã tác động không nhỏ đến quá trình phục hồi của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. 

Vì vậy, việc phát triển nhà ở dành cho công nhân tại các khu công nghiệp để người dân có thể “an cư lạc nghiệp” là mục tiêu của nhiều địa phương, trong đó có TP Đà Nẵng. Đây là cũng là một trong nhiều giải pháp cấp thiết nhằm thu hút người lao động trở lại làm việc, phát triển kinh tế hậu đại dịch Covid-19. 


Việc phát triển nhà ở dành cho công nhân tại các khu công nghiệp là một trong nhiều giải pháp cấp thiết nhằm thu hút người lao động trở lại làm việc, phát triển kinh tế hậu đại dịch Covid-19. 
Việc phát triển nhà ở dành cho công nhân tại các khu công nghiệp là một trong nhiều giải pháp cấp thiết nhằm thu hút người lao động trở lại làm việc, phát triển kinh tế hậu đại dịch Covid-19. 

Từ thực tế đó, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đã đề xuất các cơ quan quản lý nguồn lao động và chủ đầu tư các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp cần khảo sát thực trạng, đánh giá nhu cầu, dự báo trong tương lai về nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp và lao động ở khu vực lân cận khi định hướng phát triển đô thị công nghiệp theo hình thức khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ.

Đồng thời, Ban Quản lý cũng kiến nghị thành phố cần quy hoạch quỹ đất sạch để đầu tư xây dựng các chung cư, nhà ở xã hội; gắn liền với các dịch vụ dân sinh, các thiết chế văn hóa, cơ sở y tế, giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, qua đó có thể thu hút, giữ chân lao động giỏi.

Về phía đơn vị quản lý, UBND TP Đà Nẵng đã có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị chức năng tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp, các thiết chế văn hóa, dịch vụ phục vụ người lao động trong khu công nghiệp.
 
Trong đó, UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành, đơn vị chức năng có trách nhiệm tăng cường cải cách thủ tục hành chính; đề xuất cơ chế, giải pháp cụ thể, tạo môi trường thuận lợi về đất đai, hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tích cực tham gia phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà cho công nhân thuê tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố. 

Bên cạnh đó, UBND TP còn yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các chính sách, chương trình phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

UBND TP Đà Nẵng giao Sở Xây dựng điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021 - 2030 để phù hợp với quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan khi lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, phải bố trí diện tích đất phù hợp trên địa bàn để xây dựng nhà công nhân, thiết chế của công đoàn đảm bảo đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để phục vụ công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp đó.

"Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân, có cơ cấu sản phẩm nhà cho thuê phù hợp với nhu cầu của người lao động, bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiết yếu về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa của các dự án xây dựng nhà ở xã hội ở đô thị và khu công nghiệp", công văn nêu rõ.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính được giao bố trí nguồn lực hợp lý để đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu. Những công trình này gồm trường học, nhà trẻ, cơ sở khám chữa bệnh, sinh hoạt cộng đồng, văn hóa, thể dục, thể thao... trong và ngoài các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt quan tâm tới các khu vực có đông công nhân và người lao động.

Ban Quản lý Khu Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng được giao có trách nhiệm thường xuyên rà soát, tổng hợp nhu cầu về nhà ở của công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp hiện hữu và các khu công nghiệp dự kiến đầu tư xây dựng. Đồng thời, gắn trách nhiệm đầu tư nhà ở công nhân với việc đầu tư kết cấu hạ tầng khu công nghiệp khi lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Hải Phòng: Phân lô bán nền 500 nghìn m2, hơn 3.000 lô đất bung hàng

Tin mới cập nhật

Nỗ lực đẩy nhanh nâng hạng thị trường chứng khoán

30 phút trước

Kinh nghiệm xây dựng những mẫu nhà cấp 4 khung thép cực đẹp

1 giờ trước

Hướng nằm ngủ kiêng kỵ là gì? Cách kê giường ngủ đúng hướng tài lộc, tốt cho sức khỏe

3 giờ trước

Cách các ngân hàng số thu hút khách hàng mà không cần mở chi nhánh

3 giờ trước

Nâng hạng thị trường chứng khoán, hàng chục tỷ USD sẽ chảy vào Việt Nam

3 giờ trước