Cuối năm, doanh nghiệp ồ ạt cắt giảm lao động

Thứ tư, 30/11/2022-20:11
Thông tin tại hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết từ nay tới hết năm 2022 và đầu năm 2023, có 90 doanh nghiệp dự kiến cắt giảm hơn 15.000 lao động.

Hơn 41.000 lao động bị mất việc

Theo vneconomy.vn, ông Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết trong năm nay trên địa bàn cả nước có 144 vụ việc ngừng việc tập thể. Con số này tăng 53 cuộc so với năm 2021. Theo Tổng Liên đoàn, lý do người lao động ngừng việc tập thể là họ đã bị giảm sút thu nhập, trải qua thời kỳ khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Trong khi đó tiền lương tối thiểu của 2 năm 2020 và 2021 chưa được điều chỉnh. Nhiều doanh nghiệp không tăng lương, ngược lại còn cắt giảm phụ cấp, trợ cấp và phúc lợi của người lao động. Tình trạng các doanh nghiệp nợ lương, bảo hiểm xã hội còn nhiều. Do đó, người lao động đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh mức lương thấp nhất tại doanh nghiệp theo mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ. 

Báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động cũng cho biết, trước thực trạng đó các cấp công đoàn đã vào cuộc, phối hợp với các cơ quan chức năng và doanh nghiệp hỗ trợ giải quyết. Qua đó, đa số các đề xuất, kiến nghị chính đáng đều được doanh nghiệp đồng thuận và cam kết thực hiện.

Trong năm qua, tình trạng cắt giảm việc làm, cắt giảm nhân sự tại các doanh nghiệp cũng có chiều hướng gia tăng. Theo đó, có hơn 1200 doanh nghiệp ở 44 tỉnh thành trên cả nước phải cắt giảm lao động do tình hình sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn. Trong số đó, doanh nghiệp dân doanh chiếm 52% với 646 doanh nghiệp; doanh nghiệp FDI là 590 doanh nghiệp, chiếm 47,73%.


Trong năm qua, tình trạng cắt giảm việc làm, cắt giảm nhân sự tại các doanh nghiệp cũng có chiều hướng gia tăng.
Trong năm qua, tình trạng cắt giảm việc làm, cắt giảm nhân sự tại các doanh nghiệp cũng có chiều hướng gia tăng.

Thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động cũng cho biết, các ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất là: Dệt may với 226 doanh nghiệp, chiếm 18,28%; tiếp đến là chế biến gỗ với 196 doanh nghiệp chiếm 15,86%; da giày với 109 doanh nghiệp, chiếm 8,82%; điện tử có 62 doanh nghiệp chiếm 5,02%; cơ khí: 31 doanh nghiệp chiếm 2,51%. Các ngành nghề khác chiếm gần một nửa (49,51%) với 612 doanh nghiệp.

Tổng số lao động bị ảnh hưởng việc làm là hơn 472.000 người. Trong đó, doanh nghiệp dân doanh có 118.889 lao động, chiếm 25,18%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 353.324 lao động, chiếm 74,82%.

Tương ứng với số doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thì người lao động tại các doanh nghiệp dệt may bị ảnh hưởng việc làm là 131.340 lao động (chiếm 27,81%); da giầy: 171.414 lao động (36,30%); chế biến gỗ: 63.681 lao động (13,49%); điện tử: 19.535 lao động (4,14%); cơ khí: 5.239 lao động (1,11%); các ngành nghề khác 81.000 lao động (17,15%). Trong các khu công nghiệp có 172.088 lao động (36,44%) trong tổng số lao động bị ảnh hưởng.

Đặc biệt, có hơn 30.270 lao động nữ từ 35 tuổi trở lên và 9.441 lao động đang trong thời kỳ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi bị ảnh hưởng.

Đáng chú ý, số lao động bị thôi việc, mất việc là 41.558 người (8,80%); giảm giờ làm: 430.665 người (91,20%) - bao gồm giảm giờ làm hàng ngày, làm cách nhật, nghỉ hưởng lương ngừng việc, nghỉ không hưởng lương, tạm hoãn hợp đồng lao động.

Tính tới điểm hiện nay, có 30 doanh nghiệp nợ lương của 6.946 người lao động với tổng số tiền là 110,227 tỷ đồng; có 121 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội của 32.315 lao động với tổng số tiền là 237,932 tỷ đồng.


Tổng số lao động bị ảnh hưởng việc làm là hơn 472.000 người.
Tổng số lao động bị ảnh hưởng việc làm là hơn 472.000 người.

Đảm bảo tốt nhất quyền lợi người lao động

Trước thực trạng này, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động cho biết, đơn vị này đã yêu cầu các cấp công đoàn chủ động nắm thông tin về việc cắt giảm đơn hàng, cắt giảm giờ làm, số lượng lao động, nợ lương, bảo hiểm… để có biện pháp hỗ trợ người lao động kịp thời.

Tổng hợp từ cơ sở, Tổng Liên đoàn Lao động cho biết từ nay tới hết năm 2022 và đầu năm 2023, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục cắt giảm giờ làm của hơn 271.000 lao động. 90 doanh nghiệp đã có kế hoạch cắt giảm hơn 15.000 lao động trong thời gian tới. Từ đó, Tổng Liên đoàn Lao động cho rằng, sẽ diễn ra tình trạng doanh nghiệp bỏ trốn hoặc nợ lương, bảo hiểm, cắt giảm chế độ của người lao động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng lợi dụng tình hình để sa thải các lao động trên 35 tuổi nhằm tuyển dụng lớp lao động trẻ hơn với chi phí thấp hơn.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu công đoàn cơ sở cần theo dõi sát sao, nắm chắc tình hình của doanh nghiệp, của đoàn viên, người lao động để tham gia, đề nghị người sử dụng lao động sớm xây dựng phương án nghỉ Tết, trả lương, trả thưởng và các chế độ cho người lao động trong dịp Tết Nguyên đán 2023 và công bố tới toàn thể người lao động trước khi nghỉ Tết ít nhất 20 ngày. Được biết, đến thời điểm này nhiều doanh nghiệp đã có phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2023.


Người lao động làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm TP Hồ Chí Minh.
Người lao động làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm TP Hồ Chí Minh.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đề nghị các doanh nghiệp tăng cường đối thoại với người lao động nhằm xây dựng phương án sử dụng lao động và sắp xếp thời gian làm việc phù hợp nhằm giữ chân tối đa số lượng người lao động có việc làm, thu nhập. Đồng thời, hạn chế thấp nhất việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.

Trong trường hợp phải chấm dứt hợp đồng lao động thì đảm bảo quy trình, quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật và đóng góp của người lao động đối với doanh nghiệp. Công đoàn cơ sở cần giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người lao động.

Đối với các lao động đang trong thời gian thai sản, nuôi con nhỏ, lao động lớn tuổi, lao động có hoàn cảnh khó khăn và các lao động khuyết tật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các cấp, ngành triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, giữ việc làm cho người lao động; đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho người lao động bị mất việc làm.

Đối với các tập đoàn, doanh nghiệp có số lượng lao động lớn, các đơn vị công đoàn cơ sở cần phải báo cáo ngay nếu có trường hợp đồng loạt cắt giảm giờ làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động, nợ lương, cắt giảm chế độ đối với người lao động…Từ đó, để có các giải pháp thống nhất, đồng bộ để bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

49 phút trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

3 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

5 giờ trước

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

5 giờ trước