Cuộc đua tăng lãi suất tiết kiệm lan rộng 

Thứ bảy, 06/08/2022-23:08
Từ cuối tháng 7 đầu tháng 8, hàng loạt ngân hàng đã tham gia cuộc đua tăng lãi suất huy động. Đặc biệt ¾ ngân hàng thuộc nhóm Big4 cũng không thể đứng “bên lề” cuộc đua này nữa. 

Lãi suất tiết kiệm tăng ở hầu hết các kỳ hạn gửi

Theo zingnews.vn, ngân hàng MBBank đã điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại hầu hết các kỳ hạn, áp dụng với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Biểu lãi suất tiết kiệm của MBBank áp dụng đối với khách hàng cá nhân tại các kỳ hạn gửi từ 1 - 60 tháng đang dao động ở mức 3 - 6,9% một năm. Tuy nhiên trong đợt điều chỉnh đầu tháng 8 này, ngân hàng MBBank giữ nguyên lãi suất tại kỳ hạn 2 tháng và các kỳ hạn dài 18 - 60 tháng. Còn các kỳ hạn còn lại, tăng lãi suất thêm 0,1 - 0,6 điểm phần trăm. 

Theo đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng tại ngân hàng này hiện ở mức 3% một năm, cao hơn 0,1 điểm % so với tháng 7. Tiền gửi kỳ hạn 3, 4, 5 tháng cũng được ngân hàng này điều chỉnh tăng 0,2 - 0,5 điểm %. Tiền gửi kỳ hạn 3 tháng đạt 3,6% một năm, 4 tháng đạt 3,9% một năm, 5 tháng đạt 4% một năm. 

Với kỳ hạn gửi tiết kiệm 6 tháng, khách hàng của ngân hàng MBBank có thể nhận mức lãi suất trả trước ở 4,87% một năm, cao hơn 0,43 điểm % so với tháng 7. 

Với khoản tiền gửi kỳ hạn từ 7 tháng đến dưới 12 tháng, mức lãi suất của ngân hàng này đạt mức 5 - 5,2% một năm, tăng hơn 0,5 - 0,6 điểm % so với tháng 7. 

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng của ngân hàng MBBank trong tháng 8 này là 5,57% một năm, tăng hơn 0,21 điểm % so với tháng 7. 


Đầu tháng 8, hàng loạt các ngân hàng thực hiện tăng lãi suất tiết kiệm.
Đầu tháng 8, hàng loạt các ngân hàng thực hiện tăng lãi suất tiết kiệm.

Một ngân hàng cũng có mức tăng lãi suất tiền gửi mạnh trong tháng 8 này là ngân hàng ACB. Đây là lần tăng lãi suất thứ 2 của ngân hàng này trong 2 tháng liên tiếp. Bởi ngay đầu tháng 7, ACB là ngân hàng có mức tăng lãi suất tiết kiệm cao nhất, tối đa lên tới 1,2 điểm % ở một loạt các kỳ hạn. 

Đầu tháng 8, ngân hàng ACB tập trung tăng lãi suất tiền gửi đối với các kỳ hạn gửi từ 6 tháng trở lên. 

Với kỳ hạn gửi 6 tháng đến dưới 12 tháng, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng ACB dao động từ 5,7% - 6,2% một năm, tăng 0,2 - 0,4 điểm % so với tháng 7. 

Ở kỳ hạn gửi 12 tháng, đầu tháng 7 khách hàng gửi tiết kiệm vào ngân hàng ACB được hưởng lãi suất 5,7% - 6% một năm thì đến tháng 8 mức lãi suất đã tăng lên mức 6,1% - 6,4% một năm. 

Với các kỳ hạn gửi trên 13 tháng ngân hàng này cũng tăng mức lãi suất huy động thêm 0,3 - 0,4 điểm %, hiện mức lãi suất là 6,2% - 6,5% một năm. Chỉ trong 2 tháng gần đây, ngân hàng ACB đã điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm tối đa lên tới 1,5 điểm %. 


Mức lãi suất gửi tiết kiệm tại ngân hàng HDBank cao nhất hiện nay là 6,6% một năm.
Mức lãi suất gửi tiết kiệm tại ngân hàng HDBank cao nhất hiện nay là 6,6% một năm.

Tại ngân hàng HDBank, biểu lãi suất áp dụng từ cuối tháng 7 cũng đã tăng 0,5 - 0,7 điểm % ở hầu hết kỳ hạn. Đối với kỳ hạn gửi 1 - 5 tháng, lãi suất tiền gửi trong đầu tháng 8 là 3,9% một năm, trong khi đó mức lãi suất của tháng 7 chỉ ở mức 3,4% - 3,5% một năm. 

Ở kỳ hạn tiền gửi 6 - 11 tháng, ngân hàng này cũng đã tăng lãi suất thêm hơn 0,7 điểm % so với tháng 7. Như vậy, mức lãi suất tiền gửi trong đầu tháng 8 của HDBank đạt 5,8% một năm. 

Tại kỳ hạn gửi 12 tháng, khách hàng gửi tiền tại HDBank trong tháng 8 của ngân hàng này là 6,5% một năm, cao hơn nhiều so với mức 5,85% một năm vào đầu tháng 7 của ngân hàng này. 

Với các kỳ hạn gửi dài hơn từ 13 - 36 tháng, khách hàng cá nhân khi gửi tiền tiết kiệm tại HDBank sẽ nhận được mức lãi suất từ 6,1% - 6,6% một năm. Hồi tháng 7 mức lãi suất này chỉ đạt 5,45% - 6% một năm. 


Nguồn ảnh: cbbank.vn
Nguồn ảnh: cbbank.vn

Đặc biệt, đầu tháng 8 ghi nhận một quán quân mới trong bảng xếp hạng lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng. CBBank hiện là ngân hàng có mức lãi suất tiết kiệm cao nhất ở kỳ hạn gửi 12 tháng và từ 13 tháng trở đi. Cụ thể, CBBank đã nâng lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi tại quầy của khách hàng các nhân lên 7,5% một năm (cho kỳ hạn 13 - 48 tháng), đây là mức lãi suất cao nhất thị trường. 

Ở kỳ hạn 12 tháng, CBBank đưa ra mức lãi suất tiết kiệm ở mức 7,45% một năm, tăng 0,4 điểm % so với tháng 7. 

CBBank là ngân hàng chi lãi suất tiền gửi 6 tháng đến dưới 12 tháng cao nhất thị trường, với mức 7,1-7,2%/năm, tăng 0,3 điểm % so với tháng trước và 0,8 điểm % so với tháng 6.

Loạt ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

Cuộc đua tăng lãi suất ngày càng ghi nhận thêm những đối thủ lớn khi có sự góp mặt của của các ngân hàng thuộc nhóm “có thực lực”. Có thể kể đến như Techcombank, Vietcombank, VPBank, Kienlongbank,...đều đã tăng lãi suất tiền gửi cho đối tượng là khách hàng cá nhân. 

Techcombank tăng 0,3 - 0,6 điểm % ở hầu hết các kỳ hạn tiền gửi, lãi suất tối đa đạt mức 6,5% một năm. VPBank tăng lãi suất thêm 0,3 - 04 điểm % ở kỳ hạn tiền gửi 6 - 12 tháng, hiện lãi suất ở mức 6,7% một năm. Ngân hàng Kienlongbank tăng 0,3 điểm % với các kỳ hạn tiền gửi từ 1 - 11 tháng. 

Đối với nhóm ngân hàng Big4 gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank đến đầu tháng 8 đã có 3/4 ngân hàng thực hiện tăng lãi suất tiết kiệm. Trong tháng 6, tháng 7, BIDV và Agribank đã thực hiện tăng lãi suất huy động. Từ cuối tháng 7, Vietcombank tăng 0,1 điểm % lãi suất ở hầu hết các kỳ hạn gửi. Đây là lần đầu tiên ngân hàng này thực hiện tăng lãi suất huy động kể từ cuối năm 2018 cho đến nay. 


Lãi suất tiết kiệm của một số ngân hàng áp dụng từ đầu tháng 8.
Lãi suất tiết kiệm của một số ngân hàng áp dụng từ đầu tháng 8.

Theo đó, lãi suất tiết kiệm của nhóm ngân hàng này với kỳ hạn tiền gửi dưới 6 tháng phổ biến ở mức 3,1 - 3,4% một năm; kỳ hạn tiền gửi 6 đến dưới 12 tháng có mức lãi suất huy động ở mức 4% một năm; kỳ hạn 12 tháng trở lên có mức lãi suất đạt 5,4% - 5,6% một năm. 

Các chuyên gia đánh giá việc hàng loạt ngân hàng thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất huy động trong thời gian gần đây có mục đích chính là để hút dòng tiền từ người dân để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng đang tăng trưởng cao trong nền kinh tế vào thời điểm hậu đại dịch Covid-19 như hiện nay. 

Tính đến cuối tháng 7, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 9,27% so với đầu năm, đây là mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Ngược lại, tăng trưởng tiền gửi vào ngân hàng lại thấp hơn, chỉ đạt hơn 4,5% cùng giai đoạn. 

Xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ trên toàn cầu do lo ngại lạm phát, đặc biệt là các nền kinh tế lớn như Mỹ khiến lãi suất USD trên thị trường liên ngân hàng tăng lên. Đây là nguyên nhân gây áp lực lên lãi suất tiền VND. 

Lãi suất cho vay VND trên thị trường liên ngân hàng hiện nay đã hạ nhiệt, tuy nhiên vẫn phổ biến ở mức trên 4% một năm với kỳ hạn qua đêm và trên 6% một năm với kỳ hạn 6 tháng, mức lãi suất này cao hơn nhiều so với lãi suất huy động tại nhóm ngân hàng thương mại cỡ lớn. 

Dự báo lãi suất tiết kiệm tiếp tục tăng cao

Nhận định của Chứng khoán VNDirect cho rằng, hiện đang có một cuộc đua lãi suất ở nhóm ngân hàng thương mại tư nhân, bởi nhiều ngân hàng đã có mức lãi suất với kỳ hạn gửi dài lên hơn 7% một năm, mức cao nhất hiện nay đạt 7,6% một năm. 

Theo thống kê số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số doanh nghiệp quy trở lại hoạt động tại thị trường đã tăng 25% so với cùng kỳ năm trước, điều này khiến nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tăng mạnh. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp cũng lên kế hoạch khôi phục, mở rộng sản xuất kinh doanh cũng khiến nhu cầu về vốn từ ngân hàng tăng theo. Điều này khiến các ngân hàng buộc phải huy động thêm tiền để đáp ứng nhu cầu cho vay. 


Dự báo trong thời gian tới lãi suất tiết kiệm sẽ tiếp tục tăng nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay của các ngân hàng.
Dự báo trong thời gian tới lãi suất tiết kiệm sẽ tiếp tục tăng nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay của các ngân hàng.

Các chuyên gia phân tích tại Chứng khoán ACB dự báo trong nửa cuối năm nay, khi các ngân hàng được nới hạn mức tăng trưởng tín dụng thì nhu cầu vốn đầu vào của ngân hàng tăng theo sẽ đẩy lãi suất huy động tăng thêm 0,5 điểm %. 

Chứng khoán SSI cũng có cùng quan điểm này, đơn vị này dự báo lãi suất huy động sẽ tăng thêm 0,5 - 0,7 điểm % trong trường hợp các ngân hàng được nới thêm room tín dụng. 

Trong cả năm nay, dự báo lãi suất huy động có thể tăng 1 - 1,5 điểm %, cùng với đó lãi suất cho vay đối với các khoản giải ngân mới sẽ cao hơn 1 - 2 điểm % so với năm 2021. Tuy nhiên, thông thường cần phải mất từ 1-2 quý để lãi suất cho vay điều chỉnh tương ứng với lãi suất huy động. 

SSI dự báo đến năm 2023 lãi suất huy động vẫn chịu áp lực tăng trong nửa đầu năm đặt trong kịch bản chỉ số CPI ước tính đạt 5,2%. Nửa sau của năm 2023, lãi suất huy động có thể hạ nhiệt khi áp lực lạm phát giảm dần. 

Dự báo trong cả năm 2023, lãi suất huy động dự kiến tăng thêm khoảng 0,7 - 0,8 điểm % và có thể gần bằng với mức trước đại dịch Covid-19 tại một số ngân hàng. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Giá nhà tăng chóng mặt, người trẻ Việt cần làm gì để sớm mua được nhà?

1 giờ trước

Chuyên gia World Bank: Cải cách cơ cấu đóng vai trò thiết yếu để duy trì triển vọng tăng trưởng trong dài hạn

2 giờ trước

Đầu tư vào AI giúp cổ phiếu SoftBank phá đỉnh lịch sử

2 giờ trước

Quý I/2024, doanh số bán lẻ trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng “đột phá”

3 giờ trước

Cần tiếp cận rộng rãi và tổng thể hơn với Fintech?

3 giờ trước