Những quy định khi chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Thứ ba, 08/12/2020-14:12

Hiện nay, chủ đầu tư có vai trò quan trọng, đòi hỏi phải có tính chủ động cao, làm đầu mối tổ chức thực hiện. Vì thế việc lựa chọn chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đang được quan tâm để tạo thuận lợi cho các đơn vị tham gia dự án đạt được mục tiêu, nhiệm vụ công trình. Để hiểu rõ hơn hãy đọc bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết các hình thức, hoạt động của chủ đầu tư khi trực tiếp quản lý dự án nhé!

Có thể bạn quan tâm: Danh Mục Ngành Nghề Đầu Tư Kinh Doanh Có Giới Hạn Sở Hữu Nước Ngoài

Những trường hợp nào chủ đầu tư được phép trực tiếp thực hiện công tác quản lý dự án

Hiện nay thì có 4 hình thức tổ chức dự án đầu tư xây dựng bao gồm: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, khu vực; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án; Thuê tư vấn quản lý dự án và chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án. Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc để trực tiếp quản lý dự án đối với 03 trường hợp sau:

  • Dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình xây dựng có quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng.
  • Dự án có sự tham gia của cộng đồng.
  • Dự án có tổng mức đầu tư dưới 2 tỷ đồng do Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn làm Chủ đầu tư.
  Ảnh 1: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án ( Nguồn Internet)
Ảnh 1: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án ( Nguồn Internet)

Điều kiện để chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Ngày nay luật pháp đã có những quy định rõ ràng dành riêng cho trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định 42/2017/NĐ-CP sửa đổi khoản 1 Điều 21 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về điều kiện chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án như sau :

  • Sử dụng tư cách pháp nhân và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
  • Công trình có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng;

Tuy nhiên trong trường hợp không đủ điều kiện thực hiện, chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo Nghị định để giám sát thi công và tham gia nghiệm thu hạng mục, công trình hoàn thành. Chi phí thực hiện

Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư

Ban quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 68, Điều 69 Luật xây dựng năm 2014, Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP của Chính Phủ và Điều 8 Thông tư số 16/2016/TT-BXD về quyền hạn nhiệm vụ của chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án như sau:

  • Lập kế hoạch dự án: Lên kế hoạch dự án sau đó phải xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ, chất lượng công trình.
  • Nhiệm vụ thực hiện dự án: Thuê tư vấn thực hiện khảo sát, thiết kế, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, chủ trì phối hợp với cơ quan chức năng để thực hiện công tác bồi thường và tái định cư cho dân. Ngoài ra còn phải lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng, giám sát quá trình thực hiện.
  Ảnh 2: Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư ( Nguồn Internet)
Ảnh 2: Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư ( Nguồn Internet)
  • Khi kết thúc xây dựng, bàn giao công trình để sử dụng: Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành từ đó quyết toán vốn đầu tư xây dựng và bảo hành công trình.
  • Nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo: Thực hiện giám sát đánh giá đầu tư theo quy định của pháp luật. Từ đó sẽ có báo cáo kết quả thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Nhiệm vụ và quyền hạn của ban quản lý dự án

Ngoài nhiệm vụ của chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chức năng của ban quản lý xây dựng cũng rất quan trọng đó. Chúng tôi sẽ chia sẻ để các bạn biết về chức năng của ban quản lý nha!

Đầu tiên ban quản lý phải thực hiện quyền quản lý dự án theo ủy quyền của chủ đầu tư. Sau đó sẽ đề xuất phương án, giải pháp tổ chức quản lý dự án, kiến nghị với chủ đầu tư. Bên cạnh đó còn phải thuê tổ chức tư vấn tham gia quản lý dự án trong trường hợp cần thiết.

 Ảnh 3: Nhiệm vụ, chức năng của ban quản lý dự án ( Nguồn Internet)
Ảnh 3: Nhiệm vụ, chức năng của ban quản lý dự án ( Nguồn Internet)

Ngoài những chức năng nói trên thì ban quản lý dự án cũng cần có những nghĩa vụ sau để đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ của công trình:

  • Thực hiện nghĩa vụ của chủ đầu tư về quản lý dự án trong phạm vi được ủy quyền
  • Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng đảm bảo tiến độ , chất lượng an toàn và bảo vệ môi trường xây dựng
  • Báo cáo công việc với chủ đầu tư trong quá trình quản lý dự án
  • Chịu trách nhiệm về vi phạm pháp luật trong quản lý thực hiện dự án.

Có thể bạn quan tâm: Điều Cần Biết Về Thủ Tục Công Nhận Chủ Đầu Tư Không Thể Bỏ Qua

Trên đây là toàn bộ những quy định của pháp luật về luật xây dựng nói chung cũng như các quy định của chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về luật xây dựng và những vấn đề pháp lý về vấn đề này. Nếu các bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ với mọi người các bài viết khác qua chuyên mục tư vấn luật nha!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

1 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

3 giờ trước

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

3 giờ trước

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp công nghệ cao 353 ha

3 giờ trước

Hà Nội: Đất đấu giá ven đô “nóng” trở lại, có lô giá khởi điểm 75 triệu đồng/m2

3 giờ trước