Góp ý Luật Đất đai (sửa đổi): Cần xây dựng hệ thống hạ tầng đối với các trường hợp thu hồi đất

Thứ ba, 28/02/2023-15:02
​​​​​​​Đó là quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Cơ quan truyền thông, Liên đoàn Luật sư Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vừa tổ chức ság nay.

Tại Hội thảo “Đóng góp ý kiến của Liên đoàn Luật sư Việt Nam vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)” được Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức sáng 28/2, luật sư Hậu đã đưa ra nhiều ý kiến nhằm góp ý một số nội dung trong dự thảo Luật đang được quan tâm và có nhiều ý kiến đề nghị sửa đổi bổ sung. Trong đó, đáng chú ý về ý kiến góp ý liên quan đến các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng, tại Chương VI và Chương VII dự thảo Luật đã quy định cụ thể các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và quy định rõ nội hàm dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (điều kiện, tiêu chí). Đồng thời, dự thảo Luật đã điều chỉnh cụ thể hơn về các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để sau khi thu hồi đất thì người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ; thực hiện có hiệu quả việc đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất, ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi. Những nội dung này đã thể hiện đúng tinh thần của Nghị quyết 18-NQ/TW, sửa đổi quy định đất đai theo hướng có lợi nhất cho người sử dụng đất, luật hóa rõ ràng nghĩa vụ của cơ quan chính quyền là phải tạo điều kiện cho người dân bị thu đất có cuộc sống bằng hoặc thậm chí là tốt hơn ở nơi ở cũ.

Điều 78 dự thảo Luật đã quy định cụ thể các tiêu chí, điều kiện thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng cùng các trường hợp Nhà nước thu hồi đất, bao gồm:

(1) Dự án công trình đầu tư công hoặc dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án công trình công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; dự án do Nhà nước đầu tư để tạo quỹ đất; dự án xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao;


Luật sư Nguyễn Văn Hậu phát biểu tại Hội thảo
Luật sư Nguyễn Văn Hậu phát biểu tại Hội thảo

(2) Dự án công trình để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, trong đó có trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại.

Các tiêu chí, điều kiện thu hồi đất hầu hết đều nhằm mục đích phát triển như tạo quỹ đất đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, khu dân cư bị ô nhiễm môi trường, có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi thiên tai có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của người dân;...

Luật sư Hậu đề nghị bổ sung quy định đối với trường hợp thu hồi đất xây dựng hạ tầng cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu tập trung người lao động; cần thể hiện rõ điều kiện bao gồm xây dựng cả vật chất và tinh thần, không chỉ có quy định xây nhà vì hiện nay đời sống tinh thần của người lao động ở các khu vực nói trên hầu hết đang rất hạn chế.

“Liên quan đến quy trình bồi thường, cần có sự tham gia của người bị thu hồi đất ngay từ giai đoạn ban đầu trong quá trình xây dựng phương án bồi thường. Trong trường hợp tỷ lệ người dân không đồng tình cao (chẳng hạn từ 10% trở lên) thì phải giải trình, thay đổi phương án như thế nào, dự luật cũng cần có quy định cụ thể, để đảm bảo tính dữ liệu của pháp luật khi có tình huống phát sinh trong thực tiễn”, Luật sư Hậu nhấn mạnh.

Về lấy ý kiến và công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, theo Luật sư Hậu, Điều 68 dự thảo Luật quy định cơ quan lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thông qua trang thông tin điện tử của Cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất; đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện thì niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, điểm dân cư, tổ chức hội nghị, hội thảo, phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình, cá nhân đại diện cho các xã, phường, thị trấn.


Nhiều ý kiến góp ý quan trọng cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại Hội thảo do Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức (ảnh minh họa)
Nhiều ý kiến góp ý quan trọng cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại Hội thảo do Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức (ảnh minh họa)

Có thể thấy việc lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được quy định chi tiết và gồm nhiều hình thức hơn so với quy hoạch cấp tỉnh và cấp quốc gia.

Hình thức công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định tại Điều 73 dự thảo Luật bao gồm công bố tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử.

“Tuy nhiên, cũng cần xem xét liệu có cần bổ sung thêm hình thức nào khác để đảm bảo toàn bộ tổ chức, cá nhân sử dụng đất đều được thông tin về nội dung quy hoạch. Ví dụ như đối với những vùng nông thôn chưa phát triển và khó khăn trong việc di chuyển, cơ quan chính quyền có thể tổ chức các buổi họp tại trụ sở cơ quan, nhà văn hóa địa phương hoặc dùng hình thức phát phiếu thông tin tận nhà”, Luật sư Hậu nêu quan điểm.

Về tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Điều 74 dự thảo Luật quy định hàng năm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức rà soát, xử lý và công bố công khai việc hủy bỏ thu hồi đất, chuyển mục đích đối với đất đã được ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện mà sau 03 năm không thực hiện.

Luật sư Hậu đề nghị cân nhắc thời hạn 03 năm, và nếu cần thiết nên rút ngắn thời gian để đảm bảo được cuộc sống của người dân ở nơi có quyết định thu hồi đất được ổn định và không làm xáo trộn cuộc sống.

Ngoài ra, Luật sư Hậu cũng đưa ra nhiều ý kiến góp ý liên quan đến giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai;...

Luật sư Trương Thanh Đức: Cần làm rõ các thuật ngữ

Đánh giá về việc cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Luật sư Trương Thanh Đức cho biết, về cơ bản, dự thảo Luật vẫn giữ nguyên các quy định về việc chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất nói chung, đất thuê trả tiền hằng năm nói riêng. Ví dụ, pháp nhân, cá nhân và nhóm cá nhân (tổ chức phi pháp nhân) sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay và đất dành cho đường sắt, dù là đất được giao hay đất thuê (gồm cả thuê trả tiền một lần hay trả tiền hằng năm) đều không được phép chuyển nhượng, thế chấp (quy định tại Điều 199 và 200 của dự thảo Luật). Tuy nhiên, vẫn được chuyển nhượng, thế chấp tài sản thuộc sở hữu gắn liền với đất. Theo Luật sư Đức, dự thảo Luật không quy định rõ ràng, minh định, thống nhất quyền nói chung, quyền chuyển nhượng và thế chấp nói riêng (trong đó có chuyển nhượng và thế chấp quyền sử dụng đất thuê trả tiền hằng năm) của người sử dụng đất.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Khái niệm về nhà máy nhiệt điện và ưu nhược điểm không phải ai cũng biết

5 phút trước

Có 1 tỷ đồng thừa tiền mua ô tô, 9x vẫn lựa chọn chi 4 triệu đồng/tháng để đi xe công nghệ

3 giờ trước

Nhà đầu tư mong đợi gì khi Big Tech chuẩn bị công bố doanh thu quý I/2024?

3 giờ trước

Chuyên gia chứng khoán tiết lộ thời điểm đầu tư lớn nhất năm 2024

3 giờ trước

AI đang “cách mạng hóa” hàng không Mỹ giúp cho hành khách thoải mái trong chuyến bay

3 giờ trước