Cận Tết Nguyên đán, ngân hàng đẩy lãi suất tiết kiệm tăng cao

Thứ tư, 26/01/2022-07:01
Sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành bơm ròng vốn dịp cuối năm, thị trường lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng đã có sự điều chỉnh tăng. 

Cú hích từ Ngân hàng Nhà nước đẩy lãi suất tiết kiệm tăng    

Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vừa công bố báo cáo nghiên cứu thị trường tuần thứ 2 của năm 2022. Báo cáo cho biết, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hút ròng hơn 10.000 tỷ đồng. Đây là lượng vốn đáo hạn từ lượng bơm ròng hồi cuối năm 2021. Do đó, lượng vốn trên thị trường đã về 0. Ngay sau khi động thái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam diễn ra, thị trường đã có những phản ứng nhất định. Theo đó, lãi suất vay giữa các ngân hàng liên ngân hàng giảm mạnh. Kỳ hạn qua đêm giảm từ 0,19; 0,19;  0,27% xuống 0, 98 và 1,37; 1,64% (kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 2 tuần). 

Có thể thấy xu hướng tăng lãi suất dịp sát Tết Nguyên đán Nhâm Dần đã lan rộng hầu khắp các ngân hàng, không còn cục bộ tại các ngân hàng nhỏ. Đây là điều dễ hiểu, xuất phát từ yếu tố “thời vụ”. 

Khảo sát tại một số ngân hàng cho thấy mức tăng lãi suất tiết kiệm ở mức cao. Cụ thể, Tại Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), lãi suất huy động tăng từ 0,15 đến 0,9 điểm phần trăm một năm, áp dụng với nhiều kỳ hạn. 


Một số ngân hàng có mức tăng lãi suất tiết kiệm cao.
Một số ngân hàng có mức tăng lãi suất tiết kiệm cao.

Với các khoản tiền gửi dưới 6 tháng, mức tăng từ 0,15 đến 0,25 điểm phần trăm mjto năm. Kỳ hạn 6 tháng, mức lãi suất từ 4,6 – 5 %/ năm. Khách hàng ưu tiên được áp dụng mức lãi suất cao nhất 5,1%. Ở kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tại Techcombank cao nhất 5,4% với kỳ hạn 36 tháng, bên cạnh yêu cầu khách hàng trên/dưới 50 tuổi. Với các khoản gửi có kỳ hạn ngắn, mức lãi suất giảm dần, thấp nhất là 4,9%. 

Còn tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), mức lãi suất bình quân ở 6,18% áp dụng với khách hàng có khoản gửi từ 300 triệu đồng trở lên. Với khách hàng gửi tiền kỳ hạn 15 tháng sẽ hưởng mức lãi suất 11,6% trong tháng đầu tiên, sau đó quay về mức 5,8% một năm.

Với khoản gửi dưới 300 triệu đồng, mức lãi suất là 11,2% ở tháng thứ nhất trong kỳ hạn 15 tháng. Từ tháng thứ 2 là 5,6%. Như vậy, mức lãi suất bình quân tại VPBank với khách hàng gửi dưới 300 triệu, kỳ hạn 15 tháng sẽ là 5,97%. Trong khi đó, với kỳ hạn 6 tháng tại VPBank, khách hàng nhận 10 đến 10,6% trong tháng đầu tiên và 5- 5,3% cho các tháng tiếp theo. Mức lãi suất tiết kiệm cao nhất được áp dụng tại VPBank là 6,3% với khoản gửi lớn hơn 50 tỷ đồng, kỳ hạn 36 tháng. Mức này đã cao hơn 0,9% so với tháng 12 năm 2021.

Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) cũng có động thái tương tự khi tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm năm 2022. Cụ thể, từ đầu năm, kỳ hạn ngắn từ 1 đến 3 tháng có mức lãi suất 3,3 đến 3,6% một năm. Kỳ hạn 6 đến 11 tháng ở mức 4,6 đến 4,7% một năm và kỳ hạn 12 tháng là 5,8% một năm. Lãi suất tiết kiệm cao nhất tại Sacombank ngang bằng VPBank, ở mức 6,3% với khoản gửi có kỳ hạn 36 tháng với điều kiện khách hàng chọn gửi qua kênh trực tuyến. 

Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội (SHB), Còn tại SHB, lãi suất huy động áp dụng  là 7,0 đến 7,2% với chứng chỉ tiền gửi. 

Theo ghi nhận, trong tháng 1/2022 các ngân hàng khác như: Đông Á (DongABank); Đại Dương (Ocean Bank); Thương mại Sài Gòn (SCB) đều có mức tăng lãi suất tiết kiệm từ 0,1 đến 0,5 điểm phần trăm.

Lo lãi suất cho vay không giảm

Nguyên nhân của việc lãi suất tiết kiệm tăng cao dịp cận Tết được lý giải bởi nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là do Ngân hàng Nhà nước hút ròng nguồn vốn lớn. Thứ hai là do nhu cầu của doanh nghiệp. Thời điểm này các doanh nghiệp đang chuẩn bị kế hoạch làm ăn cho năm tới, do đó sẽ hút nguồn vốn lớn. Thứ ba là dòng tiền chảy vào chứng khoán, bất động sản nên tăng lãi suất tiết kiệm để hút vốn là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, áp lực lạm phát cũng góp phần đẩy lãi suất huy động lên cao.

Từ đó, các doanh nghiệp tỏ ra e ngại với viễn cảnh lãi suất cho vay không thể giảm. Điều này sẽ đè nặng lên kế hoạch cân đối nguồn vốn cũng như kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới. Trong giai đoạn này, đa phần các doanh nghiệp đều tập trung tái cơ cấu, xây dựng kế hoạch phục hồi sau thời gian vất vả chống đỡ Covid-19. Nếu lãi suất cho vay tăng cao, có thể nói khó khăn sẽ chồng chất lên đôi vai của doanh nghiệp. 


Trong năm 2022, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành lãi suất theo hướng ổn định.
Trong năm 2022, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành lãi suất theo hướng ổn định.

Tại hội nghị tổng kết ngành ngân hàng diễn ra vào cuối năm 2021, đại diện Ngân hàng Nhà nước đã cho biết, 16 ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất cho vay có hiệu quả. Cần biết rằng 16 ngân hàng này chiếm tới 75% dư nợ của nền kinh tế. Cụ thể, theo Ngân hàng Nhà nước, tổng số tiền lãi giảm ước tính là hơn 20.000 tỷ đồng. Trong đó 4 ngân hàng thuộc Nhà nước đã cam kết giảm 4.000 tỷ đồng. Trong năm 2022, theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, sẽ tiếp tục điều hành lãi suất theo hướng ổn định. Nếu có điều kiện thì các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục hỗ trợ lãi suất bằng nguồn lực của mình. Lãnh đạo Ngân hàng nhà nước cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiết giảm chi phí nhằm giảm lãi suất cho vay.

Tuy nhiên, khả năng các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất cho vay là rất khó xảy ra, mặc dù mong muốn của người dân cũng như doanh nghiệp là chính đáng. 

Trong khi đó, các ngân hàng cho biết đã “hết đất” để có thể giảm lãi suất cho vay. Giải pháp hiện tại để kéo giảm lãi suất đó là giảm chi phí hoạt động nâng chất lượng danh mục tài sản nhằm giảm phí dự phòng rủi ro. Nhưng cả hai giải pháp này đều có những mặt hạn chế. Chi phí hoạt động tại hầu hết ngân hàng đã bị cắt giảm nhiều trong hai năm qua do đại dịch, do đó cũng gần như không còn dư địa để cắt giảm thêm. Bên cạnh đó, rủi ro nợ xấu vẫn luôn rình rập, lạm phát tiềm ẩn đã gần như bít mọi cánh cửa để có thể giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới. 

Trong năm 2021, các ngân hàng vẫn báo lãi với số dư “khủng” như VietinBank lợi nhuận trước thuế 16.800 tỷ đồng; BIDV vượt mốc đề ra 13.000 tỷ đồng; VCB 19.311 tỷ…

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

28 phút trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

2 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

4 giờ trước

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

5 giờ trước